Cần "liều thuốc trợ lực" kịp thời cho hoạt động vận tải hành khách

Thứ hai, 05/07/2021 20:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 liên tiếp và diễn biến phức tạp khiến hoạt động vận tải hành khách chịu thiệt hại hết sức nặng nề. Nhiều tài xế taxi thậm chí phải bán xe, chuyển nghề,...để duy trì cuộc sống và các doanh nghiệp vận tải đang đứng trên bờ vực phá sản.

Liên tiếp các đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 đã khiến hoạt động vận tải hành khách đường bộ chịu những thiệt hại hết sức nặng nề. Ảnh minh họa

Liên tiếp các đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 đã khiến hoạt động vận tải hành khách đường bộ chịu những thiệt hại hết sức nặng nề. Ảnh minh họa

Tài xế bán xe, chuyển nghề để duy trì cuộc sống

Không còn cảnh nhộn nhịp đón trả khách của những chiếc taxi tại khu vực cổng bệnh viện, các bến xe lớn trên địa bàn như Nước Ngầm, Giáp Bát, Mỹ Đình. Thậm chí trên các tuyến đường gần như vắng bóng xe taxi chạy thay vào đó là hình ảnh những chiếc taxi xếp hàng nằm dài chờ ở ven đường.

Anh Tuấn (trú tại Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội) với gần 10 năm gắn bó với nghề lái xe taxi chia sẻ, sau 4 đợt bùng phát đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của doanh nghiệp cũng như đời sống người lao động, lái xe.

Đặc biệt trong đợt bùng phát lần thứ 4 đã khiến thu nhập của anh giảm 70 - 80% so với trước. Để có đủ tiền trang trải cho cuộc sống, vừa qua anh Tuấn đã đưa vợ và con nhỏ về quê Thanh Hóa nhằm giảm chi phí sinh hoạt vốn đắt đỏ tại Hà Nội.

"Nếu ai không mua xe trả góp còn đỡ, chứ mua xe trả góp là không đủ đóng tiền lãi. Nhiều lái xe phải bán xe hoặc rút xe ra khỏi công ty hay chuyển công việc khác do không có khách trong khi các chi phí khác vẫn phải đóng để duy trì hoạt động...”, anh Tuấn cho biết thêm.

Vừa giao đồ ăn cho khách đúng giữa trưa hè dưới cái nắng khủng khiếp, anh Tùng (trú tại Huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội) hé nụ cười gượng vì mệt.

"Cực lắm, trời thì nắng nóng cao điểm, hơn chục tiếng chạy xe ngoài trời nhiều lúc thấy muốn lả đi nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên phải cố gắng thôi chứ biết thế nào được", anh Tùng tâm sự.

Trước đó, anh Tùng là tài xế cho một hãng taxi trên địa bàn Thành phố Hà Nội nhưng vì dịch bệnh khiến lượng khách hàng sụt giảm nghiêm trọng nên anh đã xin nghỉ để chạy Grabbike và giao hàng nhằm kiếm thêm thu nhập.

Không chỉ các lái xe taxi mà nhiều lái xe khách cũng đang rơi vào tình cảnh thất nghiệp, phải đổi nghề vì những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.

Anh Bắc, một tài xế xe khách chạy tuyến Hà Nội - Lào Cai ngán ngẩm cho biết, khi chưa có dịch mỗi tháng anh cũng có thu nhập trung bình từ 15 - 20 triệu đồng. Nhất là vào đợt cao điểm du lịch hè hay các kỳ nghỉ lễ, lượng khách di chuyển tăng mạnh nhiều khi không có đủ phương tiện để phục vụ.

Nhưng kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp trong những đợt cao điểm vận tải khiến lượng hành khách di chuyển giảm hẳn, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng. Nhiều lái xe phải nghỉ luân phiên vì không có việc làm bên cạnh đó là những lo lắng về nguy cơ mắc bệnh...

Doanh nghiệp vận tải kiệt quệ vì đại dịch

Thông tin từ lãnh đạo Công ty Quản lý bến xe Hà Nội cho biết, trung bình mỗi tháng, lương trả cho nhân viên, người lao động của công ty chiếm tới 35 - 40% thu nhập. Nhưng gần đây, tổng thu của đơn vị chưa tới 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Từ tháng 2 đến nay, lượng khách qua các bến của công ty gồm bến xe Gia Lâm, Giáp Bát, Mỹ Đình sụt giảm nghiêm trọng. Tất cả các tháng từ đầu năm đến nay, sản lượng đều không đạt so với kế hoạch đưa ra. Cụ thể, tháng 2/2021 chỉ đạt 59% kế hoạch, tháng 3 đạt 84% kế hoạch, tháng 5 đạt 46% kế hoạch. Tháng 6 này, tình hình còn ảm đạm hơn chỉ khoảng 30% kế hoạch.

Những hàng dài taxi nằm chờ vì không có khách dọc các con đường trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Những hàng dài taxi nằm chờ vì không có khách dọc các con đường trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Chia sẻ với PV, ông Đỗ Văn Bằng - Chủ tịch HĐQT Công ty Minh Thành Phát (nhà xe Sao Việt) là doanh nghiệp vận tải hành khách tuyến cố định Hà Nội - Lào Cai cho biết,  doanh nghiệp có gần 100 xe chở khách, bao gồm xe chạy tuyến cố định liên tỉnh và chở khách theo hợp đồng.

Ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết, vận tải ô tô là một trong số ngành kinh tế chịu tác động nặng nề của dịch COVID-19. Nhất là về vận tải hành khách, lượng xe hoạt động chỉ đạt 50% so với trước dịch (vận tải taxi thì số xe hoạt động chỉ khoảng 20%).

Trong khi một số chi phí cho xe hoạt động gia tăng thì lượng khách được phép chở bị khống chế dưới 50%, các đơn vị vận tải hành khách đều đang phải chịu thua lỗ. Một số chính sách đã ban hành thời gian qua nhưng các doanh nghiệp rất khó tiếp cận.

Tuy nhiên từ đầu năm 2021 đến nay, mọi hoạt động của doanh nghiệp chỉ cầm chừng, nhất là từ tháng 5 đến nay, doanh nghiệp gần như dừng hoạt động, hiện chỉ còn 5 xe chạy túc tắc và lượng khách di chuyển cũng không đáng là bao.

Doanh nghiệp đã thực hiện các giải pháp để tiết giảm chi phí, nhân viên làm việc luân phiên để vừa có thu nhập cho người lao động và doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động.

Trước khi có dịch, trung bình mỗi tháng nhà xe Sao Việt chi khoảng 3 tỷ đồng tiền lương, thưởng cho lái xe, nhân viên thì nay mặc dù không có doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn phải gánh gần 1 tỷ đồng/tháng.

Trao đổi với PV Báo Nhà báo & Công luận, ông Nguyễn Tiến Long - Tổng Giám đốc Công ty CP Vận tải Thăng Long chia sẻ, hầu hết các doanh nghiệp taxi đều gặp khó khăn do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19. Ngoài ra các chi phí cố định thì các khoản về lương nhân viên, các chi phí để duy trì hoạt động cũng là một trong những khó khăn lớn mà doanh nghiệp phải tính đến.

Thời gian cao điểm, taxi Thăng Long có khoảng gần 500 xe taxi hoạt động trên địa bàn Hà Nội nhưng hiện chỉ còn 100 xe chạy. Nhiều lái xe xin nghỉ ở nhà hoặc về quê tránh dịch, sản lượng hành khách sụt giảm nghiêm trọng khiến doanh thu không đảm bảo. Công ty cũng đã có những chính sách cố gắng để duy trì hoạt động và đảm bảo đời sống người lao động nhưng vẫn chỉ là những giải pháp tạm thời.

“Hơn lúc nào hết doanh nghiệp vận tải taxi rất cần những giải pháp hỗ trợ kịp thời từ phía các cơ quan quản lý nhà nước để có thể tồn tại. Bên cạnh đó là những lo lắng về thiếu hụt lao động đã có kinh nghiệm, được đào tạo sau khi dịch bệnh được kiểm soát”, ông Long thông tin.

Với khó khăn trước mắt, đễ hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải, Chính phủ đã có những giải pháp cấp bách, giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn, tín dụng, cắt giảm thuế, hạ lãi suất hay bình ổn giá xăng dầu để hạn chế những thiệt hại nặng nề.

Nhưng theo quan điểm của nhiều chuyên gia, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh vận tải tại Việt Nam đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ với số vốn hạn chế. Nên khi xảy ra những biến động của thị trường, đặc biệt là đại dịch như COVID-19 khiến kinh tế suy thoái, sản xuất trì trệ, không có nguồn thu, doanh nghiệp khó có thể tồn tại. Nếu các giải pháp hỗ trợ đến không kịp thời sẽ khiến nhiều doanh nghiệp sẽ phá sản và khi đó sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khôn lường.

anhtuyentruyen

Thế Anh

Tin khác

Đồng Nai đề xuất bổ sung làn dừng xe khẩn cấp trên tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương

Đồng Nai đề xuất bổ sung làn dừng xe khẩn cấp trên tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương

(CLO) Mới đây, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Nai có báo cáo trình UBND tỉnh đề xuất Bộ Giao thông Vận tải xem xét, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án giao thông quan trọng trên địa bàn.

Giao thông
Tiếp tục tăng cường chạy tàu khách tuyến Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh

Tiếp tục tăng cường chạy tàu khách tuyến Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh

(CLO) Tin từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), căn cứ vào kế hoạch chạy tàu hiện hành và để đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách, ngành đường sắt bổ sung thêm kế hoạch chạy tàu khách trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh kể từ ngày 28/3.

Giao thông
Điều chỉnh Slot bay tại cảng hàng không Tân Sơn Nhất dịp 30/4 - 1/5 và cao điểm Hè

Điều chỉnh Slot bay tại cảng hàng không Tân Sơn Nhất dịp 30/4 - 1/5 và cao điểm Hè

(CLO) Tin từ Cục Hàng không Viêt Nam cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định công bố điều chỉnh tham số điều phối giờ hạ, cất cánh (Slot) cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm Hè 2024.

Giao thông
Đi đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội, người dân có thể gửi xe ở đâu?

Đi đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội, người dân có thể gửi xe ở đâu?

(CLO) Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa phối hợp với đơn vị vận hành tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội khảo sát các điểm đỗ xe cho hành khách đi tàu.

Giao thông
Giao thông khu vực cầu Phú Mỹ ùn ứ trong nhiều giờ do cháy xe container

Giao thông khu vực cầu Phú Mỹ ùn ứ trong nhiều giờ do cháy xe container

(CLO) Đám cháy bất ngờ bùng phát từ một container trên cầu Phú Mỹ, đoạn qua phường Tân Thuận Đông (Quận 7, TP.HCM) khiến giao thông qua khu vực bị tê liệt nhiều giờ.

Giao thông