Nga mở rộng lệnh dừng xuất khẩu dầu ở Biển Đen
(CLO) Nga bất ngờ tạm dừng bốc dỡ dầu tại cầu cảng số 8 Novorossiysk trong 90 ngày, làm dấy lên lo ngại về chuỗi cung ứng năng lượng.
Theo dõi báo trên:
Sự bất ổn chính trị ở các thuộc địa cũ của Pháp ở Tây Phi đã dẫn tới quá trình tàn lụi của các chính quyền dân sự và các cuộc đảo chính quân sự. Kể từ năm 2020, tình cảm chống Pháp dường như đã hoặc ít nhất góp phần gây ra các cuộc đảo chính ở Burkina Faso, Guinea, Mali và gần đây nhất là Niger.
Các nhà lãnh đạo cuộc đảo chính ở Niger vẫy tay chào đám đông ủng hộ ở thành phố Niamey vào ngày 6/8/2023. Ảnh: Getty Images
Các chuyên gia cho rằng xu hướng đáng lo ngại này có nguyên nhân từ tỷ lệ nghèo đói cao, xã hội dân sự và truyền thông kém hiệu quả, cũng như ảnh hưởng quá mức của Pháp. Luật sư nhân quyền người Senegal, Ibrahima Kane, thuộc Tổ chức Xã hội Mở (Open Society Foundation), nói rằng xu hướng tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của Pháp là có thật ở Tây Phi.
Ông Kane nói: “Nhận thức của người Pháp về công dân của chúng tôi chưa bao giờ thay đổi. Họ luôn coi chúng tôi là công dân hạng hai. Họ luôn đối xử với người châu Phi, đặc biệt là người châu Phi nói tiếng Pháp, theo một cách định kiến. Và Tây Phi muốn tình hình đó thay đổi”.
Nhưng nhà phân tích các vấn đề châu Phi, Emmanuel Bensah, người chuyên nghiên cứu về Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS), nói rằng tình cảm chống thực dân không giải thích đầy đủ các cuộc đảo chính gần đây trong khu vực.
"Đã có vấn đề thuộc địa với người Pháp và người Anh ở Tây Phi. Nhưng điều đó không có nghĩa là mỗi quốc gia thành viên đều rơi vào cảnh binh lính cầm súng chống lại chính quyền dân sự. Bạn sẽ thấy các quốc gia nói tiếng Anh vẫn chưa cầm vũ khí và chúng tôi nằm trong cùng một tiểu vùng", ông Bensah nhận định.
Không giống như các quốc gia châu Phi nói tiếng Anh, nơi hiện có môi trường chính trị tương đối ổn định, nền dân chủ kiểu phương Tây chưa có được chỗ đứng vững chắc ở khu vực Tây Phi nói tiếng Pháp.
“Ở các nước châu Phi nói tiếng Pháp, người dân thường có cảm giác rằng Pháp luôn đứng về phía những người nắm quyền. Luôn có một mối liên hệ rất chặt chẽ giữa Pháp và các nhà cầm quyền tại Tây Phi, những người không mấy thân thiện với người dân của chính họ”, luật sư Ibrahima Kane của Open Society Foundation giải thích.
Đại úy Ibrahim Traore (ngồi giữa) trở thành Tổng thống Burkina Faso sau cuộc đảo chính ở quốc gia Tây Phi này - Ảnh: CNN
Ông Kane phân tích thêm rằng sự tức giận tương tự đang nhắm vào các chính quyền được bầu cử dân chủ, được Pháp hỗ trợ, từ đó tạo không gian cho những ý đồ đảo chính quân sự. Chẳng hạn tại Niger, hàng nghìn người đã tập hợp để ủng hộ chính quyền quân sự đã lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum hồi cuối tháng 7 vừa qua.
Nhà phân tích quản trị người Nigeria, Ovigwe Eguegu, nói rằng một trong những nguyên nhân lớn nằm ở việc các nhà lãnh đạo được bầu ở các thuộc địa cũ của Pháp đã làm được rất ít để cải thiện cuộc sống của người dân.
Ông Eguegu nói: “Đó là lý do tại sao bạn có những cuộc đảo chính được quần chúng ủng hộ. Đây là những cuộc đảo chính theo chủ nghĩa dân túy, chúng ta phải thành thật mà thừa nhận như thế”.
Đối với Eguegu, nếu người dân không nhìn thấy lợi ích của một chính phủ được bầu cử dân chủ thì việc họ quay lưng lại với các nhà lãnh đạo khi có đảo chính quân sự là điều dễ hiểu.
“Người dân cảm thấy rằng việc bỏ phiếu bầu ra chính phủ không giúp thay đổi gì cho cuộc sống khó khăn của họ. Đối với họ, [các cuộc đảo chính] được coi là một cách gây sốc cho hệ thống để xem liệu điều đó có thể dẫn đến một tương lai tốt hơn hay không”, ông Eguegu cho biết và cũng thừa nhận rằng việc trao quyền lãnh đạo cho các tướng lĩnh quân sự hiếm khi cải thiện được cuộc sống của người dân.
Bram Posthumus, nhà báo độc lập người Hà Lan chuyên đưa tin về Tây Phi, thì nói thẳng hơn. Ông phân tích: “Một trong những điều mà những cuộc đảo chính liên tiếp này thể hiện là quan điểm khá rõ ràng rằng thử nghiệm với nền dân chủ kiểu phương Tây ở khu vực Sahel, ít nhất, đã thất bại hoàn toàn”.
Nhưng trong một số trường hợp, đấu đá nội bộ giữa các lực lượng cầm quyền đã gây ra những cuộc đảo chính này. Vài ngày trước khi bị lật đổ, Tổng thống Mohamed Bazoum được cho là đang lên kế hoạch sa thải người lãnh đạo cuộc đảo chính hiện tại.
Trong khi đó, mâu thuẫn giữa các phe cánh quân sự ở Burkina Faso cũng gây ra cuộc đảo chính thứ hai, không lâu sau khi quân đội lật đổ Tổng thống Roch Kabore trong một cuộc đảo chính năm 2022.
Một số chuyên gia cũng đổ lỗi cho các cuộc đảo chính gần đây là do tình trạng nghèo đói lan tràn ở nhiều thuộc địa cũ của Pháp.
Chỉ đến năm 2020, dự luật được chờ đợi để phê chuẩn việc chấm dứt sử dụng đồng franc CFA, một loại tiền tệ của Tây Phi do kho bạc Pháp kiểm soát, mới được thông qua. Phải mất 75 năm để điều đó xảy ra.
Những người lính tham gia đảo chính được đám đông cổ vũ khi họ đến thủ đô Bamako, Mali. Ảnh: New York Times
Pháp bị cáo buộc khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên của các quốc gia này trong khi nhưng chính phủ ở đây phải vật lộn để giải quyết các vấn đề kinh tế hàng ngày của người dân. Nhà báo Posthumus cho rằng, điều đó khiến nỗi thất vọng ngày càng tăng và người dân đánh mất niềm tin và sự kiên nhẫn đối với các quá trình dân chủ.
"Dân chủ không giải quyết được bất kỳ vấn đề cơ bản nào mà con người gặp phải, có thể là bạo lực, nghèo đói và thiếu cơ hội kinh tế. Và những chính quyền này rất giỏi trong việc khiến mọi người tin rằng họ sẽ giải quyết được những vấn đề như vậy. Nhưng thực ra, họ sẽ không giải quyết được", ông Posthumus nói.
Tuy nhiên, mối quan ngại của luật sư Emmanuel Bensah là châu Phi nói tiếng Pháp vẫn chưa phát triển đầy đủ các thể chế và hệ thống quản trị có khả năng phục hồi để giải quyết các thách thức phát triển.
“Nếu bạn nhìn vào các quốc gia Ghana, Nigeria, Gambia, Liberia, Sierra Leone, cho dù họ nghèo đến mức nào, vẫn có một xã hội dân sự tích cực hoạt động trên thực địa cùng với một phương tiện truyền thông sôi động tìm cách buộc ít nhất những người có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm”, Bensah nói.
Vị luật sư này cho biết khu vực châu Phi nói tiếng Anh đã đạt được những tiến bộ to lớn trong việc khuếch đại các luận điểm khác nhau trong xã hội, điều còn thiếu ở châu Phi nói tiếng Pháp. “Trong một thời gian dài, có rất nhiều thứ do Pháp ra lệnh hoặc chi phối, không cho phép xã hội dân sự địa phương có chỗ phát triển”.
Tình trạng an ninh tiếp tục đi xuống ở hầu hết các thuộc địa cũ của Pháp ở châu Phi, như ở Burkina Faso, Guinea, Niger và Mali, cũng đã châm ngòi cho các cuộc đảo chính gần đây.
Khu vực Sahel chìm trong các cuộc nổi dậy kể từ năm 2012, bắt đầu từ Mali rồi lan sang Burkina Faso và Niger vào năm 2015 và hiện nay các quốc gia trên Vịnh Guinea đang hứng chịu các cuộc xung đột lẻ tẻ.
Theo Liên hợp quốc, tình trạng bất ổn ngày càng gia tăng ở Sahel gây ra "mối đe dọa toàn cầu" khi tình hình nhân đạo ở đó trở nên tồi tệ hơn với hàng nghìn người phải chạy trốn.
Các nước phương Tây, trong đó có Pháp, đã cố gắng giải quyết tình trạng bất ổn trong khu vực Sahel nhưng không thành công. Ở Mali và Burkina Faso, phái đoàn quân sự của phương Tây đã được yêu cầu rời đi.
Đã vậy, Cộng đồng Kinh tế các Quốc gia Tây Phi (ECOWAS), lại đang xử lý làn sóng đảo chính bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt. Giống như đem đá chọi đá, phản ứng cứng rắn sẽ chỉ làm cho tình hình thêm căng thẳng.
Quang Anh
(CLO) Nga bất ngờ tạm dừng bốc dỡ dầu tại cầu cảng số 8 Novorossiysk trong 90 ngày, làm dấy lên lo ngại về chuỗi cung ứng năng lượng.
(CLO) Dự án “Chỉnh trang đô thị, lắp đặt hệ thống chiếu sáng trang trí trên địa bàn xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” có kỳ vọng mang lại diện mạo mới cho xã. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu bất thường liên quan tới công tác đấu thầu và thi công dự án đang rất được dư luận quan tâm.
(CLO) Mỹ đang thúc đẩy nỗ lực giành quyền kiểm soát Greenland, không chỉ vì những lý do an ninh quốc gia mà còn bởi tiềm năng khoáng sản đáng kể của vùng lãnh thổ này.
(CLO) Lực lượng trinh sát trại giam Thanh Lâm, đóng trên địa bàn huyện Như Xuân (Thanh Hóa) đã bắt được phạm nhân Dương Hữu Huy trốn khỏi trại giam.
(CLO) Từ ngày 1/5, du khách quốc tế, bao gồm cả công dân Việt Nam, bắt buộc phải khai báo nhập cảnh trực tuyến trong vòng ba ngày trước khi đến Thái Lan.
(CLO) Lầu Năm Góc đã triển khai ít nhất 6 máy bay ném bom tàng hình B-2 - chiếm 30% phi đội B-2 của không quân Mỹ - tới đảo Diego Garcia ở Ấn Độ Dương, một động thái được các nhà phân tích đánh giá là thông điệp mạnh mẽ gửi tới Iran khi căng thẳng tại Trung Đông leo thang.
(CLO) Mặc dù bị UBND huyện Như Xuân xử phạt hành chính, thế nhưng Công ty Cổ phần chế biến lâm sản Thanh Lâm vẫn tiếp tục xây dựng công trình khi chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền giao đất.
(CLO) Rạng sáng 3/4 (giờ Việt Nam), Barcelona tiếp tục thể hiện phong độ thi đấu ấn tượng khi hạ đẹp Atletico Madrid tỷ số 1-0 trong trận bán kết lượt về Cúp Nhà Vua Tây Ban Nha 2024/25. Thắng lợi này giúp họ giành quyền vào chung kết với tổng tỷ số 5-4 sau hai lượt trận.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Bình Định tập trung triển khai mạnh mẽ, quyết liệt cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy, bảo đảm tiến độ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và tạo sự đồng thuận trong Đảng, trong các cấp chính quyền, trong nhân dân; đồng thời không để ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng, các nhiệm vụ, công việc khác.
(CLO) Từ ngày 11-13/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Lễ hội Quà tặng Du lịch 2025 với chủ đề "Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới" tại không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và khu vực lân cận, quận Hai Bà Trưng.
(CLO) Nếu như vụ thu hoạch khoai năm 2024, nông dân huyện Phú Thiện (Gia Lai) phải chịu cảnh “mất mùa, mất giá” thì năm 2025 bà con rất phấn khởi vì vụ mùa năm nay thắng lớn. Không những được mùa, giá khoai năm nay liên tục tăng giúp người dân có lãi cao.
(CLO) Tối ngày 2/4, Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ đã tổ chức khai mạc Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ năm 2025. Đây là hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng trong Chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hoá - Du lịch Đất Tổ 2025.
(CLO) Rạng sáng 3/4 (giờ Việt Nam), Jack Grealish cùng Omar Marmoush thay nhau ghi bàn giúp Man City đánh bại Leicester tỷ số 2-0, qua đó giúp Man City trở lại Top 4 Ngoại hạng Anh với 51 điểm, bỏ cách đội đứng ngay sau là Newcastle 1 điểm song đang đá hơn 1 trận.
(CLO) Trước khi quyết định mua xe cũ, kiểm tra dấu hiệu tai nạn là bước quan trọng để tránh rủi ro về an toàn và chi phí sửa chữa, khi hơn 30% xe cũ từng gặp sự cố lớn.
(CLO) Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai cho biết, đến hết tháng 3/2025, tổng số khách du lịch đến với tỉnh Lào Cai đạt 3.042.190 lượt người, tổng doanh thu đạt trên 10.000 tỷ đồng
(CLO) Tối 2/4 (giờ Việt Nam), câu lạc bộ Công an Hà Nội để thua đáng tiếc với tỷ số 0-1 trước PSM Makassar (Indonesia) ở lượt đi bán kết cúp Đông Nam Á.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.
(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.