(CLO) Ngày 3/12, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Seok Yeol tuyên bố áp dụng thiết quân luật ở nước này. Sắc lệnh thiết quân luật cũng liên quan đến việc đình chỉ hoạt động của Quốc hội Hàn Quốc.
Bất ổn chính trị ở Hàn Quốc
Theo Tổng thống Yoon Seok Yeol, việc đưa ra thiết quân luật là biện pháp tất yếu nhằm đảm bảo “tự do và an ninh của người dân”; đồng thời, bảo vệ đất nước khỏi hành động của “các thế lực chống nhà nước”. Ông Yoon lưu ý rằng, mặc dù biện pháp này sẽ gây ra một số bất tiện cho người dân Hàn Quốc nhưng chính quyền sẽ cố gắng giảm thiểu chúng. Tổng thống Hàn Quốc nói thêm: “Không có thay đổi nào trong chính sách đối ngoại, Hàn Quốc đang hoàn thành trách nhiệm và đóng góp của mình cho cộng đồng quốc tế”.
Trong bài phát biểu trước khi tuyên bố thiết quân luật, Tổng thống Yoon Seok Yeol cũng báo cáo nỗ lực của Quốc hội nhằm sa thải 22 quan chức hàng đầu của Chính phủ, bao gồm cả Tổng công tố viên. Điều này xảy ra lần đầu tiên kể từ khi nội các mới được phê duyệt vào tháng 6. Theo nguyên thủ quốc gia, đây “không những là điều chưa từng có” mà còn làm tê liệt công việc của các cơ quan tư pháp và hành pháp.
Sau phát biểu của Tổng thống, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã thông báo họp khẩn cấp chỉ huy các lực lượng vũ trang và ra chỉ thị cho các lực lượng vũ trang thực hiện sắc lệnh. Theo Yonhap, Bộ Tài chính với sự tham gia của người đứng đầu Ngân hàng Trung ương và lãnh đạo cảnh sát cũng đã thông báo họp khẩn cấp. Bộ Quốc phòng nước này tuyên bố, hoạt động của các đảng phải chính trị sẽ tạm thời bị đình chỉ và các phương tiện truyền thông cũng sẽ bị giám sát chặt chẽ.
Theo sắc lệnh của Tổng thống, Quân đội Hàn Quốc đã bao vây tòa nhà quốc hội bằng xe bọc thép và đổ quân từ trực thăng, cố gắng tiến vào tòa nhà. Bất chấp nỗ lực của quân dội, nhiều đai biểu quốc hội đã tiến vào hội trường và theo Chủ tịch Woo Won-sik, đã bỏ phiếu ủng hộ việc bãi bỏ thiết quân luật. Theo Điều 77 của Hiến pháp Hàn Quốc, Tổng thống phải thông báo cho Quốc hội về việc áp dụng thiết quân luật, nhưng Quốc hội có thể họp và hủy bỏ lệnh này.
Sau khi Tổng thống Yoon Seok-yeol tuyên bố thiết quân luật, lãnh đạo đảng trung hữu “Quyền lực Quốc dân” Han Dong Hoon cho rằng, sắc lệnh của tổng thống là không chính xác, đồng thời tuyên bố cùng với người dân nước này sẽ cố gắng hủy bỏ. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ đối lập, đảng lớn nhất trong Quốc hội (170 ghế), gọi sắc lệnh của Tổng thống Yoon Seok Yeol là vi hiến và kêu gọi những người ủng hộ tập trung gần tòa nhà quốc hội. Lãnh đạo đảng Dân chủ đối lập Lee Jae-man cho biết, ông Yoon không còn là tổng thống nước này.
Nguyên nhân gốc rễ
Thiết quân luật ở Hàn Quốc diễn ra trong bối cảnh tranh cãi xung quanh việc thông qua dự luật ngân sách năm tới. Phe đối lập đang thúc đẩy việc cắt giảm chi tiêu chính phủ 4,1 nghìn tỷ won (khoảng 3 tỷ USD) cho ban thư ký Văn phòng Tổng thống, Bộ An ninh quốc gia, cũng như các văn phòng công tố, cơ quan kiểm toán nhà nước và cảnh sát.
Theo Tổng thống Hàn Quốc, việc cắt giảm ngân sách cần thiết để thực hiện các chức năng cơ bản của chính phủ, chẳng hạn như chống tội phạm ma túy và duy trì trật tự công cộng, sẽ biến đất nước thành một “thiên đường ma túy” và đẩy đất nước “vào tình trạng hỗn loạn về an toàn công cộng”.
Lần cuối cùng Hàn Quốc được đặt trong tình trạng thiết quân luật là vào năm 1980 trong các cuộc biểu tình chống chính quyền lớn mà cuối cùng dẫn đến quá trình chuyển đổi sang dân chủ và thành lập nền Cộng hòa thứ sáu, thể chế hiện tại của Hàn Quốc. Giáo sư Đại học Côn Minh (Seoul) Andrei Lankov nhận định rằng, tình hình hiện nay ở Hàn Quốc vẫn chưa rõ ràng, nhưng có một điều chắc chắn rằng, Tổng thống đang hành xử một cách không phù hợp”.
Còn theo Alexandra Zueva, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Phân tích chiến lược và chính trị thế giới thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga cho rằng, trên thực tế, có một số điều kiện tiên quyết nhất định đối với tình trạng thiết quân luật ở Hàn Quốc. Chúng có thể được coi là một loạt các sự kiện gần đây, bao gồm cả những tuyên bố về việc gửi quân đội Triều Tiên tới Nga. Tuy nhiên, những gì đang xảy ra hiện nay có dấu hiệu của một cuộc đảo chính quân sự, vì Quốc hội có thể không đồng ý với điều này và các đại biểu quốc hội đơn giản là không được phép vào tòa nhà quốc hội.
Thời gian gần đây, Tổng thống Yoon Seo Yeol đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong nước. Tỷ lệ tín nhiệm ở mức rất thấp (chỉ khoảng 20%), thậm chí ông Yoon còn đối mặt với nguy cơ bị luận tội do những vụ bê bối kéo dài liên quan đến vợ, cáo buộc tham nhũng, người dân không hài lòng với các chính sách an sinh xã hội, cũng như cách tiếp cận của chính quyền trong vấn đề Triều Tiên.
Ilya Dyachkov, phó giáo sư Khoa Nghiên cứu Phương Đông tại Học viện Quan hệ quốc tế Moscow (MGIMO), cho biết, việc ban bố tình trạng thiết quân luật ở Hàn Quốc có liên quan đến các vấn đề trong nước, chứ không phải là do các yếu tố chính trị bên ngoài hay vấn đề Triều Tiên.
Vì điều này, Tổng thống Yoon Seok-yeol đang cố gắng tránh bị luận tội, hay ít nhất là muốn trì hoãn vấn đề này. Theo chuyên gia người Nga, các tổng thống Hàn Quốc có truyền thống bị đánh giá kém kể từ giữa nhiệm kỳ; và thực tế ông Yoon đã dính vào một số vụ bê bối về uy tín, trong đó có những vụ liên quan đến vợ ông. Những nỗ lực của tổng thống, bằng cách nào đó, nhằm cải thiện uy tín, đã không dẫn đến kết quả gì, và trong Quốc hội, đa số thuộc về các đảng viên dân chủ trung tả, đối thủ của Tổng thống Yoon Seok-yeol. Đó là lý do tại sao Tổng thống đang cố gắng duy trì quyền lực của mình bằng cách tuyên bố thiết quân luật - trong điều kiện như vậy, quyền lực của Quốc hội bị hạn chế, bao gồm cả việc áp đặt luận tội.
Theo chuyên gia Ilya Dyachkov, khả năng Tổng thống Yoon Seok-yeol bị luận tội là không cao. Bản thân Tổng thống giải thích cho hành động của mình là xuất phát từ mối đe dọa nội bộ, cáo buộc các thành viên của đảng Dân chủ đối lập có quan điểm ủng hộ Triều Tiên. Tuy nhiên, tình hình bất ổn hiện nay có thể sẽ khiến ông Yoon mất đi sự ủng hộ của chính những đồng minh. Điều này sẽ dẫn đến sự kết thúc sớm và đầy kịch tính sự nghiệp chính trị của ông.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa ban hành Thông tư số 44/2024/TT-BGTVT Quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không; có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
(CLO) Brian Thompson, giám đốc điều hành của công ty bảo hiểm y tế lớn nhất nước Mỹ UnitedHealth đã bị bắn chết bởi một kẻ bịt mặt trong một vụ ám sát rõ ràng vào sáng thứ Tư ở Midtown Manhattan.
(CLO) Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế chủ đạo của thành phố Hải Phòng với cơ sở hạ tầng đồng bộ, có môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, thông thoáng, thuận lợi, trong đó có khu thương mại tự do với những cơ chế, chính sách đột phá, vượt trội đang được áp dụng tại các khu thương mại tự do thành công trên thế giới.
(CLO) Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã chấp nhận đơn từ chức của Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun và quyết định bổ nhiệm đại sứ của ông tại Ả Rập Xê Út Choi Byung-hyuk, làm Bộ trưởng Quốc phòng mới.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị cần thay đổi tư duy làm luật theo hướng: Vừa quản lý được, vừa thông thoáng, khơi thông và huy động mọi nguồn lực để phát triển đất nước, nhất là trong giai đoạn tới phải đạt tăng trưởng 2 con số, thực hiện 2 mục tiêu 100 năm của đất nước; luật quy định khung, mang tính nguyên tắc, còn các vấn đề cụ thể trong thực tiễn, nhiều khi diễn ra nhanh hơn quy định của luật thì giao Chính phủ, các bộ, ngành hướng dẫn để phù hợp với tình hình.
(CLO) Ban Quản lý dự án 85 (Bộ Giao thông Vận tải) vừa phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu 15-XL: Thi công xây dựng cầu Đại Ngãi 1 và đường dẫn hai đầu cầu thuộc dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi trên Quốc lộ 60.
(CLO) Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).
(CLO) Theo thông tin từ Tập đoàn Đường sắt Quốc gia Trung Quốc (China State Railway Group), hệ thống đường sắt nước này vừa ghi nhận kỷ lục mới, với hơn 4,01 tỷ lượt khách di chuyển trong 11 tháng của năm 2024, vượt xa con số 3,86 tỷ lượt của cả năm 2023. Đây là lần đầu tiên lượng hành khách vượt mốc 4 tỷ lượt, thể hiện nhu cầu du lịch và di chuyển ngày càng tăng cao.
(CLO) Các nghị sĩ Pháp đã thông qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với nội các của Thủ tướng Michel Barnier vào thứ Tư, đẩy cường quốc kinh tế lớn thứ hai của Liên minh châu Âu vào cuộc khủng hoảng sâu hơn.
(CLO) Google giới thiệu tính năng giới hạn sạc trên dòng Pixel, giúp kéo dài tuổi thọ pin bằng cách sạc tối đa 80%, nhưng vẫn linh hoạt sạc đầy 100% khi cần thiết.
(CLO) Câu lạc bộ Man City đã có chiến thắng dễ dàng 3-0 trước Nottingham ở vòng 14, đồng thời chấm dứt chuỗi 6 lần bại trận liên tiếp ở Ngoại hạng Anh 2024/25.
(CLO) Samsung tung loạt chiến lược mới, từ Galaxy Z Flip giá rẻ đến điện thoại gập ba, sẵn sàng đối đầu Apple và Huawei, bảo vệ vị thế trên thị trường điện thoại gập.
(CLO) Tại kỳ họp lần thứ 19 của Ủy ban Liên chính phủ về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể, tổ chức ngày 4/12/2024, UNESCO chính thức đưa "Lễ hội Xuân, các tập tục xã hội của người Trung Quốc chào mừng năm mới truyền thống" vào Danh sách Đại diện của Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
(CLO) Budapest (Hungary) và Moscow (Nga) đã tìm ra giải pháp cho hầu hết các vấn đề do lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Gazprombank gây ra, Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto cho biết.
(CLO) Từng tuyên thệ với Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và Al Qaeda, Mohammed Al-Jawlani đã bất ngờ dẫn đầu một lực lượng nổi dậy hùng mạnh tiến đánh và kiểm soát phần lớn thành phố lớn Aleppo của Syria.
(CLO) Ông Donald Trump mới đây đã đe dọa áp thuế 100% đối với hàng nhập khẩu từ các nước BRICS nếu họ phát triển một loại tiền tệ mới nhằm cạnh tranh với đồng USD.
(CLO) Cuộc nội chiến kéo dài 13 năm ở Syria một lần nữa thu hút sự chú ý quốc tế khi quân nổi dậy bất ngờ tấn công thành phố chiến lược Aleppo. Cuộc chiến đang bùng phát trở lại này cho thấy tình hình tại Trung Đông sẽ còn nóng và phức tạp hơn.
(NB&CL) Theo BBT tờ TIME, như thông lệ thường niên, các BTV ảnh của tạp chí lại cùng ngồi lại để lựa chọn, đánh giá những hình ảnh mà họ cho là có sức ảnh hưởng, lan toả, ấn tượng hơn cả trong một năm vừa trôi qua. Với họ, đây là công việc không dễ dàng, bởi trải qua 12 tháng trong năm, thế giới luôn ăm ắp sự kiện và các phóng viên ảnh khắp nơi trên thế giới dường như hiếm khi bỏ lỡ các hình ảnh đắt giá. Dưới đây là một số trong top 100 bức ảnh vừa được TIME lựa chọn và công bố.
(CLO) Khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump trở lại Nhà Trắng, thuế quan có thể sẽ một lần nữa đóng vai trò quan trọng trong chương trình nghị sự chính sách của ông.
(NB&CL) “Đại dịch trong bóng tối” là cách mà Liên Hợp Quốc gọi tên vấn nạn bạo lực bùng lên khủng khiếp đối với phụ nữ hồi tháng 11/2021 bởi sự giãn cách và cách ly xã hội trong giai đoạn đại dịch Covid-19 đang hồi ác liệt. Nhưng đến nay, sau 3 năm, trong khi đại dịch Covid-19 đã hạ nhiệt thì vấn nạn bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái không những không thuyên giảm mà có phần còn diễn tiến ngày càng đáng quan ngại, nhức nhối.
(CLO) Trong nỗ lực gia tăng sức mạnh quân sự, Ukraine muốn gia nhập nhóm các quốc gia có khả năng sản xuất tên lửa đạn đạo. Nhưng quá nhiều yếu tố đang làm khó đối với chương trình tên lửa của Kiev.
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.