Cần những quyết sách để tháo gỡ những 'nút thắt' cho phát triển kinh tế đồng bào DTTS&MN Thanh Hóa

Thứ hai, 04/12/2023 08:02 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bên cạnh những kết quả ý nghĩa quan trọng, đóng góp vào việc thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến đời sống của người dân vùng đồng bào DTTS&MN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg, ngày 14-10-2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (giai đoạn 1 từ 2021-2025), Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025; HĐND tỉnh thông qua nghị quyết ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương, thông qua nghị quyết đã phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025. Ban chỉ đạo các chương trình MTQG các cấp đã chủ động trong công tác chỉ đạo, điều hành, phân công và thực hiện các nhiệm vụ, nội dung của chương trình theo đúng các quy định.

Đặc biệt, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch số 281/KH-UBND, ngày 16-12-2021 về triển khai thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 257/KH-UBND, ngày 1-11-2022 về triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN năm 2022; Kế hoạch số 106/KH-UBND, ngày 5-5-2023 về triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN năm 2023 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (gọi tắt chương trình).

can nhung quyet sach de thao go nhung nut that cho phat trien kinh te dong bao dttsmn thanh hoa hinh 1

Với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2022 đạt 3% theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022 - 2025; hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đang chỉ đạo các huyện, thị xã triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi. Đồng thời, trong quá trình triển khai thực hiện, tỉnh Thanh Hóa đã ưu tiên lồng ghép các nguồn lực đầu tư Chương trình MTQG giảm nghèo và Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới để nâng cao hiệu quả sử dụng và phát triển huy nguồn lực đầu tư cho khu vực miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số năm 2022 giảm 7,37%, vượt 4,37% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh tại Quyết định số 653/QĐ-TTg.

Báo Nhà báo và Công luận đã có cuộc trao đổi với ông Mai Xuân Bình, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa xung quanh việc làm thế nào để triển khai hiệu quả hơn nữa Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (giai đoạn 1 từ 2021-2025), tại Thanh Hóa. 

can nhung quyet sach de thao go nhung nut that cho phat trien kinh te dong bao dttsmn thanh hoa hinh 2

Ông Mai Xuân Bình - Trưởng ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa.

+ Thưa ông, bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc. Tại nhiều địa phương, đó là những khó khăn như: Việc bố trí đối ứng để thực hiện các chương trình theo tỷ lệ quy định là rất khó đảm bảo. Một số nội dung hỗ trợ còn thấp, khó áp dụng trong điều kiện địa bàn vùng dân tộc miền núi… Đây có phải là những vướng mắc mà địa phương đang vướng khi triển khai thực hiện chương trình không?

- Ông Mai Xuân Bình: Đây cũng là một trong những khó khăn, vướng mắc tại địa phương; tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc đó là: Một số dự án, tiểu dự án, nội dung thuộc Chương trình 1719 chưa triển khai thực hiện (Dự án 1: Nội dung hỗ trợ đất ở, đất sản xuất; Dự án 9; Tiểu dự án 2, Dự án 5: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo dự bi đại học và sau đại học; Tiểu dự án 2, Dự án 10: ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng dân tộc thiểu số và miền núi); một số dự án triển khai còn vướng mắc do quy định hướng dẫn của Trung ương (Dự án 6. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch. Nội dung: Hỗ trợ đầu tư bảo tồn làng, bản văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số và nội dung Hỗ trợ tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu của các dân tộc thiểu số); Tiến độ triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thuộc Chương trình 1719 còn chậm do các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình 1719 là dự án khởi công mới, cần nhiều thời gian hoàn thiện hồ sơ, thủ tục chuẩn bị đầu tư; Tỷ lệ giải ngân tuy được cải thiện nhưng vẫn còn thấp so với kế hoạch đề ra, do quy định, cơ chế, chính sách về các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 được Trung ương ban hành chậm và còn thiếu, chưa đồng bộ; một số nội dung quy định, hướng dẫn vẫn còn chưa rõ, nên tỉnh gặp khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Các dự án, nội dung đầu tư còn dàn trải, manh mún, chưa lồng ghép được các nguồn vốn thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn…

can nhung quyet sach de thao go nhung nut that cho phat trien kinh te dong bao dttsmn thanh hoa hinh 3

+ Một trong những vướng mắc lớn cũng là hiện tượng đáng lo ngại mà nhiều địa phương cũng đang gặp phải là tư tưởng còn ỷ lại, chưa muốn thoát nghèo của người dân một số vùng, thậm chí còn có hiện tượng không muốn thoát nghèo để được tiếp tục hưởng trợ cấp. Theo ông, nguyên nhân của những tư tưởng này là do đâu? Địa phương đã có những chủ trương, giải pháp như thế nào để thay đổi nhận thức của người dân?

- Ông Mai Xuân Bình: Nguyên nhân chủ yếu của tư tưởng này là do các yếu tố sau: Tình trạng nghèo sâu, nghèo kinh niên tập trung vào đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực đặc biệt khó khăn, chủ yếu ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, nguy cơ tái nghèo cao khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh.

Mặc dù theo tiêu chí đã thoát nghèo nhưng cuộc sống thực tế của người dân ở địa bàn đó vẫn rất khó khăn, người thoát nghèo có thu nhập cải thiện không nhiều, trong khi không tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ chính sách. Thêm vào đó, việc tiếp cận các dịch vụ xã hội thì cơ bản đã được Nhà nước hỗ trợ, nhưng chất lượng ở các nơi có thể chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân, do đó người dân sẽ băn khoăn, nếu thoát nghèo thì có khi họ không được hưởng các chính sách hỗ trợ nữa nên lại không muốn thoát nghèo;

Một trong những khó khăn nữa đó là trình độ dân trí, nhận thức người dân còn hạn chế nên có hiện tượng chưa muốn thoát nghèo.

Công tác tuyên truyền chưa thật sự đi vào thực chất, chưa phát huy nội lực để người dân tự bản thân họ thấy đây là trách nhiệm của chính họ, là cuộc sống của chính họ để họ tự vươn lên thoát nghèo; Công tác đào tạo nghề cho người nghèo, người miền núi còn gặp khó khăn, như: ít cơ sở giáo dục nghề nghiệp hơn, khó thu hút người giỏi về dạy, cơ sở vật chất lạc hậu hơn, đi lại khó khăn hơn...

Cũng từ những thực trạng đó, chúng tôi đã đề ra nhiều giải pháp để thay đổi nhận thức của người dân đó là: Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân trong thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc. Đồng thời, thay đổi cách tiếp cận chính sách từ hỗ trợ sang đầu tư phát triển để người dân phát huy nội lực của mình.

Tăng cường đào tạo nghề, việc làm. Có những chính sách hỗ trợ kịp thời khi người dân bị thiên tai, dịch bệnh, tránh việc dẫn đến tái nghèo. Đồng thời, khuyến khích hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia các hoạt động phát triển sản xuất phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương; bố trí cán bộ khuyến nông cơ sở để giúp cho người dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo ra những sản phẩm có giá trị thị trường cao hơn, góp phần tăng sinh kế cho người dân.

can nhung quyet sach de thao go nhung nut that cho phat trien kinh te dong bao dttsmn thanh hoa hinh 4

+ Có ý kiến cho rằng sau 3 năm thực hiện, cần rà soát danh mục dự án thuộc các Chương trình mục tiêu Quốc gia để hạn chế tối đa việc đầu tư dàn trải, lãng phí nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Từ thực tiễn triển khai Chương trình tại địa phương trong những năm qua, Ông  nhìn nhận như thế nào về vấn đề này?

- Ông Mai Xuân Bình: Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay đang được triển khai thực hiện 3 chương trình MTQG và một số chương trình, dự án khác; mỗi chương trình có nội dung, mục tiêu và cách làm khác nhau. Nguồn vốn thực hiện các chương trình được Trung ương phân bổ giai đoạn và hằng năm còn hạn chế trong khi đó nhu cầu đầu tư cho khu vực miền núi nhiều. Ban Dân tộc thống nhất với ý kiến sau 3 năm thực hiện, cần rà soát danh mục dự án thuộc các Chương trình mục tiêu Quốc gia để hạn chế tối đa việc đầu tư dàn trải, lãng phí nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Từ thực tiễn triển khai Chương trình tại tỉnh, trong thời gian qua, Ban Dân tộc đã chủ động, thường xuyên đi kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các huyện, đơn vị liên quan triển khai thực hiện theo đúng các văn bản hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh. Để xây dựng phương án phân bổ vốn trung hạn và hằng năm đến danh mục đảm bảo thiết thực, hiệu quả; trên cơ sở đề xuất danh mục của các huyện, Ban Dân tộc phối hợp với các sở, ngành liên quan, địa phương ra soát thực tế, hoàn thiện văn bản đề xuất danh mục gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư đối với nguồn vốn đầu tư, Sở Tài chính đối với nguồn vốn sự nghiệp thẩm định trước khi trình UBND tỉnh. Chính vì vậy, trong quá trình đi kiểm tra, rà soát đã phát hiện được những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, từ đó có những giải pháp kịp thời đã hạn chế việc đầu tư chưa phù hợp với quy hoạch chung của huyện, của xã; đầu tư dàn trải nguồn vốn,…

+ Thời gian qua, một số ý kiến cho rằng một trong những điểm vướng trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 là nguồn vốn, như Dự án 9 của Chương trình về “Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn” chưa được hướng dẫn cụ thể về hình thức cho vay, định mức vay, thời gian vay và lãi suất vay đối với việc hỗ trợ các hộ dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc địa phương có nhiều nguồn kinh phí nhưng không thực hiện được. Đây có phải là vướng mắc mà địa phương đang gặp phải? Xung quanh vấn đề này, ông có đề xuất, đề nghị gì?

- Ông Mai Xuân Bình: Khó khăn, vướng mắc đối với Dự án 9 của Chương trình về “Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn”  là hiện nay Trung ương vẫn chưa hướng dẫn, quy định cụ thể về phương thức, định mức và địa bàn hỗ trợ nên chưa có cơ sở để triển khai thực hiện. Xung quanh vấn đề này, nội dung đề xuất đó là: Sớm có văn bản tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với Tiểu dự án 1, Dự án 9 “Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù”.

can nhung quyet sach de thao go nhung nut that cho phat trien kinh te dong bao dttsmn thanh hoa hinh 5

+ Ngoài những bất cập, vướng mắc đã nêu trên, từ thực tiễn triển khai tại địa phương, ông/bà có đề xuất, kiến nghị để có thể tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại địa phương?

- Ông Mai Xuân Bình: Đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:

(i) Đề nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025: Bổ sung đối tượng các dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn (thuộc Dự án 9. Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn) được hỗ trợ có thu hồi vốn theo hộ hoặc cộng đồng để chăn nuôi, phát triển sản xuất qua vay vốn tín dụng chính sách với lãi xuất ưu đãi đặc biệt vào nội dung vay vốn của Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ.

(ii) Đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tỉnh sử dụng số kinh phí năm 2023 của Tiểu dự án 1, Dự án 3. Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân là 53.391 triệu đồng, để bố trí vốn hỗ trợ cho các đối tượng đã thực hiện bảo vệ rừng, khoán bảo vệ rừng trên địa vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa năm 2021 chưa được giao.

(iii) Đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương sửa đổi, bổ sung mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện chương trình đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, dễ thực hiện cho giai đoạn tiếp theo.

(iv) Đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, có quy định cụ thể về chủ đầu tư, thẩm quyền phê duyệt các dự án thuộc các chương trình MTQG.

(v) Đề nghị Chính phủ có giải pháp hỗ trợ cho những đối tượng thuộc các xã, thôn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 nay không còn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 861/QĐ-TTg và Quyết định số 612/QĐ-UBDT, nhằm đảm bảo các chế độ chính sách anh sinh xã hội giúp đồng bào giảm bớt khó khăn, như: Chính sách mua thẻ BHYT, khám chữa bệnh BHYT, chính sách về giáo dục hỗ trợ học sinh, chính sách phát triển giáo dục mầm non, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức... theo Quyết định số 378/QĐTTg ngày 13/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện các kiến nghị giám sát của Hội đồng dân tộc của Quốc hội về việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác dân tộc giai đoạn 2016 - 2021.

Đối với các Bộ, ngành Trung ương:

(i) Đề nghị Ủy ban Dân tộc: (1) Sớm có văn bản tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với nội dung hỗ trợ đất sản xuất thuộc Dự án 1 “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt” và Tiểu dự án 1, Dự án 9 “Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù”; (2) Sớm ban hành Bộ tài liệu đào tạo bồi dưỡng thực hiện Tiểu dự án 4 của Dự án 5; (3) Đề xuất báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phê duyệt danh sách các thôn, bản vùng DTTS&MN nhưng không thuộc xã vùng DTTS&MN hoặc có văn bản hướng dẫn việc công nhận và thực hiện các chế độ, chính sách đối với các thôn này để tỉnh Thanh Hóa có căn cứ triển khai thực hiện.

(ii) Đề nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch: (1) Tiếp tục có hướng dẫn chi tiết, cụ thể về cách thức triển khai, về nội dung thực hiện và các bước thực hiện (Kèm theo hồ sơ, văn bản hướng dẫn) làm cơ sở để triển khai thực hiện Dự án 6; (2) Xem xét bổ sung, mở rộng đối tượng thụ hưởng tại nội dung Nhiệm vụ 4, thuộc Dự án 6, Chương trình MTQG bao gồm: Nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú người dân tộc thiểu số sinh sống tại các địa phương trong cả nước; các già làng, trưởng bản, người có uy tín là người dân tộc thiểu số sinh sống tại địa phương trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng, truyền dạy những người kế cận.

(iii) Đề nghị Bộ Tài chính bổ sung nội dung quy định “Kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu được tính bằng 7% trên tổng kính phí khoán bảo vệ, hỗ trợ bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung, hỗ trợ trồng rừng phòng hộ, hỗ trợ trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ của chủ rừng và không trùng với các chương trình, dự án khác, được bố trí trong tổng kinh phí cấp cho các đơn vị, địa phương thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 3” vào Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023.

+Xin cảm ơn ông!

Minh Anh (Thực hiện)

Bình Luận

Tin khác

Dự báo thời tiết 21/5/2024: Bắc Bộ nắng nóng

Dự báo thời tiết 21/5/2024: Bắc Bộ nắng nóng

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 21/5/2024, Bắc Bộ nhiệt độ cao nhất dao động 30-33 độ C, đề phòng mưa dông vào chiều tối và đêm.

Đời sống
Trời mưa giông, sét đánh chết 8 con bò ở Quảng Bình

Trời mưa giông, sét đánh chết 8 con bò ở Quảng Bình

(CLO) Vào giờ trưa, ông Tuyển buôc đàn bò vào các gốc cây để nghỉ thì bất ngờ trời đổ mưa giông và 8 con bò bị sét đánh chết, thiệt hại ước tính khoảng 90 triệu đồng.

Đời sống
Thái Bình: Khẩn trương khắc phục ảnh hưởng của mưa với cây trồng

Thái Bình: Khẩn trương khắc phục ảnh hưởng của mưa với cây trồng

(CLO) Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Thái Bình liên tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Mưa lớn liên tiếp đã ảnh hưởng đến cây trồng, đặc biệt là cây lúa đang trong giai đoạn chín, một số diện tích chuẩn bị thu hoạch; đại trà đang giai đoạn vào sữa đến chắc xanh.

Đời sống
Midu đề nghị xử lý kênh Tiktok 'Chưa biết_01' và Fanpage 'This is Mặt Nạ'

Midu đề nghị xử lý kênh Tiktok "Chưa biết_01" và Fanpage "This is Mặt Nạ"

(CLO) Sở TT&TT TP HCM đã mời chủ kênh Tiktok "Chưa biết_01" và Fanpage "This is Mặt Nạ" đến làm việc, sau khi nhận được đơn khiếu nại của bà Đặng Thị Mỹ Dung.

Đời sống
Cảnh sát bắt giữ 4 tàu cát tặc trên sông Hồng

Cảnh sát bắt giữ 4 tàu cát tặc trên sông Hồng

(CLO) Tổ công tác của Thuỷ đoàn I vừa chủ trì phối hợp với các đơn vị bắt giữ 4 tàu cát tặc trên sông Hồng.

Đời sống