(CLO) Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị) cho rằng, cần sửa Luật Ngân sách nhà nước theo hướng phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho các địa phương để tạo tính chủ động trong thu, chi ngân sách, cũng như công tác dự báo tình hình ngân sách của năm 2025 đúng, trúng, sát với tình hình thế giới, tình hình trong nước.
Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2024, dự toán thu ngân sách nhà nước thực hiện 9 tháng đạt 85,1% dự toán, tăng 17,9% so cùng kỳ năm 2023. Đánh giá cả năm ước tăng 10,1% so dự toán; cơ bản ước các lĩnh vực thu ngân sách nhà nước đều đạt và vượt dự toán giao. Về chi ngân sách nhà nước 9 tháng đạt 59,3%, ước cả năm 2024 tăng 7,7% so dự toán.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động khó lường, việc điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và nhận được sự quan tâm của đại biểu Quốc hội, cử tri, Nhân dân. Bởi, ngân sách nhà nước không chỉ tác động đến việc điều hành kinh tế trong ngắn hạn, mà còn đặt nền móng cho sự phát triển kinh tế trong dài hạn.
Vì vậy, tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội, Chính phủ Báo cáo Quốc hội tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2025 – 2027.
Bên hành lang Quốc hội, Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) cho rằng, Chính phủ cần sớm đề xuất Quốc hội sửa đổi một số điều của Luật Ngân sách nhà nước để phù hợp với các luật hiện hành, theo phương án một luật sửa nhiều luật.
+ Thưa Đại biểu Quốc hội, tại Kỳ họp thứ 8, Chính phủ đã báo cáo trước Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, Đại biểu đánh giá như thế nào về việc thực hiện ngân sách nhà nước trong thời gian qua?
Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng: Qua nghiên cứu báo cáo của Chính phủ, tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024 cho thấy, những cơ hội và thách thức đan xen, nhiều khó khăn khôn lường, đặc biệt là tình hình kinh tế thế giới phục hồi chậm, không đồng đều và được dự báo sẽ giảm, sự trỗi dậy của làn sóng bảo hộ thương mại… ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu và nguồn thu thiếu tính ổn định.
Hơn nữa, cơn bão số 3 xảy ra đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình thu ngân sách, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống Nhân dân.
Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị).
Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, năm 2024, thu ngân sách vượt trên 10,1%. Điều này cho thấy thu ngân sách đảm bảo cân đối chi, nhờ vậy chi đầu tư công, chi đầu tư phát triển xã hội cũng được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ.
Tuy nhiên, công tác dự báo, xây dựng dự toán thu ngân sách năm 2024 vẫn chưa sát, chưa đúng, chưa trúng, nên ảnh hưởng đến chính sách tài khóa, nhất là chi ngân sách. Do vậy, cần có sự phân tích sâu hơn, kỹ hơn về nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan để xây dựng dự toán ngân sách hàng năm hiệu quả hơn.
+ Trong bối cảnh còn khó khăn, nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế - xã hội rất lớn, đặc biệt là chuẩn bị vốn cho các đại dự án như đường sắt tốc độ cao, các dự án giao thông trọng điểm… Theo Đại biểu, việc quản lý ngân sách nhà nước trong thời gian tới cần lưu ý vấn đề gì?
Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng: Tôi cho rằng, để quản lý ngân sách nhà nước trong thời gian tới tốt hơn, đảm bảo an toàn về nợ công, bội chi ngân sách, cũng như tăng các nguồn thu mang tính chủ động, Chính phủ cần sớm đề xuất Quốc hội sửa đổi một số điều của Luật Ngân sách nhà nước để phù hợp với các luật hiện hành, theo phương án một luật sửa nhiều luật.
Trong đó, việc sửa Luật Ngân sách nhà nước theo hướng phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho các địa phương để tạo tính chủ động trong thu, chi ngân sách, cũng như công tác dự báo tình hình ngân sách của năm 2025 đúng, trúng, sát với tình hình thế giới, tình hình trong nước. Việc sửa luật cũng sẽ thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó, chủ động, linh hoạt và đẩy nhanh tiến độ giao vốn cho các công trình, dự án này.
Ngoài ra, cũng cần cân đối thu, chi ngân sách để đảm bảo vốn cho các công trình quan trọng quốc gia như hệ thống đường cao tốc. Đặc biệt là chuẩn bị nguồn vốn đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao cần nguồn vốn lớn, cần dự báo, phân tích kỹ hơn về tình hình nợ công, kiểm soát lạm phát để trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua có đầy đủ cơ sở thực tiễn, cùng với Chính phủ trong quá trình điều hành tài chính, ngân sách đảm bảo linh hoạt, an toàn, bền vững.
Năm 2025, Chính phủ dự toán thu ngân sách nhà nước 1.966,8 nghìn tỷ đồng, tăng 15,6% dự toán năm 2024 (ảnh minh họa).
Tôi cũng nhất trí với kiến nghị của Chính phủ, theo đó, trong năm 2025 sẽ hạn chế tối đa việc ban hành các chính sách có tác động giảm thu ngân sách nhà nước để bảo đảm huy động đủ nguồn ngân sách cho các nhiệm vụ chi quan trọng quốc gia. Đồng thời, xử lý bù mặt bằng chi ngân sách cho một số địa phương không thấp hơn dự toán năm 2023 và tăng số bổ sung cân đối cho ngân sách địa phương. Trong năm 2025, chưa xem xét việc tiếp tục điều chỉnh tăng lương khu vực công, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng, trợ cấp người có công.
+ Cũng tại Kỳ họp này, Chính phủ báo cáo Quốc hội Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2025 – 2027, Đại biểu đánh giá như thế nào về phương án Chính phủ trình và cần tập trung ưu tiên vào lĩnh vực gì?
Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng: Điều hành ngân sách nhà nước 3 năm 2025-2027 là nhiệm vụ quan trọng, tác động trực tiếp đến kinh tế-xã hội của đất nước, cũng như vấn đề nợ công và kiểm soát lạm phát. Do vậy, tôi đề nghị Chính phủ phân tích, rà soát kỹ ngân sách dành cho công tác cải cách tiền lương, đảm bảo nguồn chi hợp lý, đúng lộ trình như Nghị quyết của Quốc hội. Phân tích nguồn thu, đặc biệt là có các chính sách nuôi dưỡng nguồn thu và dự báo sát, đúng, trúng hơn.
Thời gian qua, việc xây dựng dự toán nguồn thu, trong đó có giá dầu thô (70-80.000 đồng/thùng) vẫn chưa có cơ sở; hay cần phân tích rõ hơn thu từ đất đai khi Luật Đất đai và Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở được thông qua cũng có tác động đến nguồn thu; phân tích kỹ hơn nguồn thu từ việc thoái vốn nhà nước và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước… Đây là những nguồn thu lớn, cần có dự báo, phân tích kỹ lưỡng để công tác điều hành chi ngân sách phù hợp, trong đó cần ưu tiên nguồn lực đầu tư cho các dự án quan trọng quốc gia đang trông chờ vào nguồn thu lớn này.
(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.
(CLO) Theo Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhiều hạng mục dự án đang bước vào giai đoạn nước rút với một số công trình cán đích trước ngày 30/4 và một số hạng mục khác dự kiến hoàn thành trong năm 2025.
(CLO) Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 2 xe máy xảy ra vào đêm 5/4 trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình khiến 2 người thiệt mạng và 1 người khác bị thương nặng.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thị xã Sơn Tây vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc dự án xây dựng Trường Mầm non Phú Thịnh.
(CLO) Những ngày đầu tháng 4, vùng biển xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh) đang vào chính vụ sứa biển. Lượng sứa dồi dào, chất lượng cao giúp ngư dân địa phương liên tiếp trúng đậm, mang lại nguồn thu nhập đáng kể sau mỗi chuyến ra khơi.
(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã tiến hành xác minh, giải quyết vụ việc chết người xảy ra ngày 02/01/2023 và làm rõ đối tượng giết người là Tô Thị Ty Na (SN 1981; khu phố 3, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam).
(CLO) Ban Quản lý dự án chuyên ngành Giao thông và Dân dụng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc Dự án "Đường nối vào cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu (từ nút giao Vũng Vằn đến đường ven biển ĐT.994)".
(CLO) Lễ trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh lần thứ II năm 2025 vừa diễn ra trong không khí trang trọng và ấm áp, quy tụ nhiều gương mặt nổi bật của giới văn hóa, giải trí Việt Nam như nghệ sĩ Xuân Hinh, NSND Xuân Bắc, NSND Tự Long, ca sĩ Hòa Minzy, nhạc sĩ Tuấn Cry...
(CLO) Một số tài liệu đã được CIA giải mật cho thấy cơ quan này từng tiến hành một nhiệm vụ bí mật nhằm truy tìm Adolf Hitler tại Nam Mỹ - mười năm sau khi ông ta được cho là đã chết.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng không phải là duy nhất; đồng thời đây cũng là cơ hội để cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nhanh, bền vững, xanh hóa, số hóa, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng các mặt hàng để xâm nhập vào các thị trường khác còn nhiều tiềm năng, như Trung Đông, Đông Âu, Trung Á, Mỹ La tinh, Ấn Độ, ASEAN…
(CLO) Chiều 5/4 (theo giờ địa phương), tại Tòa nhà Quốc hội Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Uzbekistan Tanzila Narbaeva.
(CLO) Tối 5/4 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ khai mạc Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) với chủ đề “Hành động của nghị viện vì phát triển và công bằng xã hội”.
(CLO) Chiều 5/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương về hợp tác kinh tế, thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ; triển khai thông điệp cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sau khi Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Bắc Giang là cơ quan chủ quản thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Vân Hà, kết nối xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng trình Chính phủ bổ sung cơ chế về Chỉ định thầu cho dự án trong tháng 4/2025; Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội vào tháng 5 năm 2025.
(CLO) Khoảng 13h30 ngày 5/4 theo giờ địa phương (tức 15h30 giờ Việt Nam), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến thủ đô Tashkent, Cộng hòa Uzbekistan, bắt đầu tham dự tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), thăm chính thức Uzbekistan từ ngày 5-8/4.
Với các hoạt động thực chất, chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Cộng hòa Armenia đã thành công tốt đẹp, góp phần mở ra trang mới cho hợp tác nghị viện hai nước.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ nghiêm khắc phê bình 19 Bộ, cơ quan trung ương và 28 địa phương đến ngày 15/3/2025 chưa phân bổ chi tiết hết kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2025 đã được giao; đồng thời, phê bình 30 Bộ, cơ quan trung ương, 27 địa phương đến hết ngày 31/3/2025 có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công dưới mức trung bình cả nước.
(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,