TP. HCM:

Cẩn thận với thú cưng “nữ hoàng bóng đêm”!

Thứ ba, 06/04/2021 14:52 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM vừa đưa ra cảnh báo nguy hiểm từ việc nuôi rắn hoa cổ đỏ mà giới nuôi thú cưng thường gọi bằng cái tên mỹ miều là “nữ hoàng bóng đêm” sau khi một bé gái tại Tiền Giang bị loài rắn này cắn dẫn đến tử vong.

Bác sĩ Đinh Tấn Phương - Trưởng phòng cấp cứu đưa ra cảnh báo về mức độ nguy hiểm của rắn hoa cổ đỏ sau cái chết của bé gái ở Tiền Giang

Bác sĩ Đinh Tấn Phương - Trưởng phòng cấp cứu đưa ra cảnh báo về mức độ nguy hiểm của rắn hoa cổ đỏ sau cái chết của bé gái ở Tiền Giang

Sáng 6/4, đại diện Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP. HCM, bác sĩ Đinh Tấn Phương - Trưởng khoa Cấp cứu thông tin về trường hợp bé gái N.T.N.T (15 tháng tuổi, ngụ Tiền Giang) bị loài rắn mà dân gian thường cho là không có độc cắn dẫn đến tử vong. 

Loài rắn có tên hoa cổ đỏ hay còn gọi rắn học trò, rắn bảy màu… cắn bé T. tử vong với những triệu chứng lạ là không cầm được máu.

Loài rắn này được nhiều người chọn nuôi làm thú cưng vì vẻ đẹp bên ngoài của nó.

Theo lời kể của người nhà, bé T. đang chơi ngoài sân thì bị rắn cắn, người nhà đắp một loại lá cây nhưng vết thương không ngừng chảy máu nên đã đưa bé đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang.

Tại đây, bé T. được dùng thuốc chống lại tình trạng rối loạn đông máu, băng ép và chích 4 lọ kháng huyết thanh dành cho rắn lục tre, tuy nhiên bé vẫn chảy máu nên đã được chuyển lên Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP. HCM.

Qua thăm khám vết thương, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1 xác định vết cắn không phải của rắn lục tre. Để xác định lại, bác sĩ đã phối hợp với người nhà nạn nhân đối chiếu hình ảnh và xác định là rắn hoa cổ đỏ.

"Chúng tôi đã liên hệ với Bệnh viện Chợ Rẫy - nơi đang nghiên cứu về rắn này thì được biết ở Việt Nam chưa có kháng huyết thanh. Tiếp tục liên hệ đến nhiều đầu mối ở các quốc gia trên thế giới để tìm kiếm kháng huyết thanh nhưng cũng không có. Chỉ duy nhất một bệnh viện ở Nhật Bản có kháng huyết thanh nhưng cũng chỉ mới ở giai đoạn nghiên cứu, chưa thể sử dụng được" - BS. Phương cho biết.

Trong khi đó vết thương bé T. không ngừng chảy máu, các bác sĩ cố gắng cứu bé bằng cách truyền máu, các chế phẩm máu với số lượng gần như là thay máu hoàn toàn, truyền thuốc rối loạn đông máu... Tuy nhiên tình trạng ngày càng nặng và đã tử vong sau 2 ngày nhập viện do suy hô hấp, xuất huyết vết thương, dưới da, chân răng, nghi xuất huyết não.

Từ trường hợp tử vong đáng tiếc của bé T, BS. Đinh Tấn Phương đưa ra cảnh báo về loại rắn có nhiều tên gọi: hoa cổ đỏ, bảy màu, hoàng bóng đêm, học trò… mà nhiều người lầm tưởng là vô hại và cho trẻ con nuôi chơi lại có nọc độc vô cùng nguy hiểm.

Lý giải những lầm tưởng về sự vô hại của loài rắn hoa cổ đỏ trong dân gian, BS. Phương cho biết, loài rắn này không tự sinh ra nọc độc mà tổng hợp chất độc từ những thứ nó ăn, nên những con ăn nhiều động vật độc thường có độc tính cao hơn.

Đặc biệt, loài rắn này có 2 chiếc răng bơm chất độc nằm ở góc sâu của hàm chứ không phải răng nanh như các rắn khác. Vì vậy nếu chỉ bị cắn nhẹ, rắn không mở to miệng thì răng chứa nọc độc sẽ không chạm vào người, không gây nguy hiểm.

Rắn hoa cổ đỏ,nữ hoàng bóng đêm, rắn bảy màu... còn được gọi là rắn học trò do các em học sinh rất ưa thích để chọn nuôi làm thú cưng.

Rắn hoa cổ đỏ,nữ hoàng bóng đêm, rắn bảy màu... còn được gọi là rắn học trò do các em học sinh rất ưa thích để chọn nuôi làm thú cưng.

BS. Đinh Tấn Phương nhấn mạnh: "Tôi khẳng định đây là rắn độc, vì vậy tuyệt đối không cho trẻ chơi. Nọc của rắn này không bị biến đổi bởi nhiệt, axit, rượu... nên không được ăn hay ngâm rượu. Nếu bị rắn gây rối loạn đông máu cắn, chỉ nên đưa bệnh nhân gấp đến cơ sở y tế, không làm gì khác".

Bác sĩ Phương cho biết thêm, rắn hoa cổ đỏ là loài có tính khí vô cùng thất thường. Bình thường rất hiền lành, để yên cho con người chạm, cầm trên tay làm thú vui tiêu khiển.

Tuy nhiên đôi khi chúng lại trở lên hung dữ và sẵn sàng tấn công bất cứ đối tượng nào. Vì vậy, người dân đặc biệt là các bạn trẻ không nên bắt loài rắn này về làm cảnh, tránh nguy hiểm đến tính mạng, nhất là khi trên thế giới hiện nay chưa tìm ra được huyết thanh có tác dụng kháng lại nọc độc do loài rắn này cắn phải.

Thanh Hải

Tin khác

Bệnh viện Hồng Ngọc hợp tác với Giáo sư Nhật Bản phẫu thuật thay khớp gối không cắt gân cơ

Bệnh viện Hồng Ngọc hợp tác với Giáo sư Nhật Bản phẫu thuật thay khớp gối không cắt gân cơ

(CLO) Giáo sư Hiranaka Takafumi - “Cha đẻ” của phương pháp phẫu thuật thay khớp gối không cắt gân cơ sẽ có chuyến làm việc đặc biệt tại Việt Nam từ ngày 21/4 - 22/4 tới. Ông sẽ thăm khám và phối hợp cùng các bác sĩ Đơn nguyên Chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo cho bệnh nhân người Việt tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc (Hà Nội).

Sức khỏe
Dự thảo quy định mới của trung tâm y tế cấp huyện

Dự thảo quy định mới của trung tâm y tế cấp huyện

(CLO) Theo dự thảo, trung tâm y tế huyện chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, an toàn thực phẩm, dân số và các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật.

Sức khỏe
Uống Detox Táo giảm cân, người phụ nữ bị mất thị lực

Uống Detox Táo giảm cân, người phụ nữ bị mất thị lực

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã phát thông tin kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa Sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.

Sức khỏe
Dự thảo luật bảo hiểm y tế: Tăng quyền lợi cho người mắc bệnh hiểm nghèo

Dự thảo luật bảo hiểm y tế: Tăng quyền lợi cho người mắc bệnh hiểm nghèo

(CLO) Tại dự thảo Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi, Bộ Y tế đề xuất quy định mức hưởng BHYT 100% cho các trường hợp không phải theo trình tự, thủ tục khám chữa bệnh BHYT, phân cấp chuyên môn, kỹ thuật...

Sức khỏe
Nhiều sai phạm trong công tác đấu thầu tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh Điện Biên

Nhiều sai phạm trong công tác đấu thầu tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh Điện Biên

Ngày 8/3/2024 Sở y tế tỉnh Điện Biên đã ra kết luận thanh tra về việc chấp hành pháp luật về đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên. Tại đây xảy ra nhiều vi phạm.

Sức khỏe