Chỉ thị 37 - Từ góc nhìn của Hội Nhà báo các cấp:

Cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 37 của Ban Bí thư T.W

Thứ ba, 18/06/2019 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Đã 15 năm kể từ ngày Ban Bí thư TW Đảng (khóa IX) ban hành Chỉ thị 37-CT/TW (ngày 18/3/2004) “Về tiếp tục nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của HNBVN trong thời kỳ mới”. Đây là Chỉ thị có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển về tổ chức cũng như hoạt động của HNBVN.

LTS: Năm 2019 này là dấu mốc cho chặng đường 15 năm thực hiện Chỉ thị 37/CT-TW “Về tiếp tục nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong thời kỳ mới”. 15 năm qua, từ những kỳ vọng lớn lao đã được gửi gắm, Chỉ thị 37 đã trở thành “kim chỉ nam” cho hoạt động của Hội, thu hút sự tham gia của các Hội viên, nhà báo, khẳng định được uy tín của tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp. Những “người trong cuộc” đã triển khai tinh thần của Chỉ thị vào hoạt động thực tiễn như thế nào?- Báo Nhà báo & Công luận ghi nhận những đánh giá tích cực và đầy trách nhiệm, từ cấp Trung ương đến địa phương.

Trước Chỉ thị này, mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị về Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc tạo điều kiện để các cấp Hội Nhà báo Việt Nam hoạt động có hiệu quả (Chỉ thị số 33/ 1998/CT-TTg), nhưng hoạt động của các cấp Hội từ Trung ương tới địa phương vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn; kết quả hoạt động còn rất hạn chế. Chỉ thị 37 của Ban Bí thư đã nêu lên ba mặt yếu trong hoạt động của Hội Nhà báo: (1)Nội dung, phương thức hoạt động của Hội chưa đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn, sức cuốn hút và tập hợp của Hội chưa cao…(2) Sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý báo chí, các cơ quan báo chí và tổ chức Hội chưa chặt chẽ…(3) Cấp ủy, chính quyền một số ban ngành ở Trung ương và địa phương chưa thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác báo chí cũng như hoạt động của Hội Nhà báo… Đồng thời Chỉ thị cũng nêu lên 6 nhiệm vụ chủ yếu mà Hội Nhà báo Việt Nam cần phải tiếp tục thực hiện tốt. Chỉ thị cũng yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, các cơ quan báo chí, các bộ, ban ngành có liên quan phối hợp cùng Hội Nhà báo Việt Nam quán triệt và thực hiện tốt các nhiệm vụ đó. Cũng trong 15 năm qua, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ có nhiều văn bản chỉ đạo công tác báo chí nói chung trong đó có công tác Hội, nhiều cuộc làm việc với Lãnh đạo HNB để kiểm tra, chỉ đạo việc thực hiện Chỉ thị 37.

Nhà báo Lê Quốc Trung- nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam.

Nhà báo Lê Quốc Trung- nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam.

Nhìn lại 15 năm qua không thể không thừa nhận sự nỗ lực của các cấp Hội từ Trung ương tới địa phương trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị 37. Chúng ta đã tiến được những bước khá dài trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau của Hội; vai trò, vị trí của Hội không ngừng được nâng cao trong hoạt động báo chí nói chung, cũng như trong việc bồi dưỡng, nâng cao nhận thức chính trị, đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng làm báo cho các hội viên. Hoạt động của Hội bước đầu đã thu hút được sự quan tâm của hội viên, nhất là các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ, các giải báo chí.

Nhớ lại những năm đầu, khi Chỉ thị mới ra đời, Ban lãnh đạo Hội đã phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện và sau một năm, hoạt động của Hội đã có những bước tiến đáng kể. Ngày 18/4/2005, tại buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với Lãnh đạo HNBVN, Thủ tướng Phan Văn Khải đã khẳng định: “Trong thời gian qua, HNBVN đã có sự đổi mới về tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động, động viên được giới báo chí trong cả nước tham gia ngày càng có hiệu quả việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và phục vụ tích cực công tác điều hành của Chính phủ”…

Những kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc làm việc này là cơ sở rất thuận lợi để Lãnh đạo HNBVN tiếp tục thực hiện Chỉ thị 37 trong những năm tiếp theo. Bước vào nhiệm kỳ khóa VIII (2005 - 2010), thực hiện nghị quyết Đại hội, Lãnh đạo Hội đã triển khai hàng loạt công việc nhằm khắc phục những mặt yếu của Hội trong hoạt động và tổ chức như: Hợp lý hóa việc tổ chức các Chi hội và Liên Chi hội ở một số cơ quan báo chí Trung ương, tổ chức các cụm Hội Nhà báo địa phương theo khu vực để tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các Hội nhà báo; Lãnh đạo Hội về gặp gỡ, làm việc với lãnh đạo nhiều tỉnh, thành phố để tháo gỡ khó khăn cho Hội địa phương về kinh phí, biên chế; phối hợp với Ban Tuyên giáo T.Ư, Bộ Thông tin - Truyền thông  xây dựng quy chế phối hợp trong công tác chỉ đạo, quản lý báo chí, trong đó có việc phối hợp giữa ba cơ quan trong việc chủ trì giao ban báo chí hàng tuần; hoàn thành việc xây dựng Đề án Giải Báo chí Quốc gia và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 29/3/2007, hoàn thành Dự án và khởi công xây dựng Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí để hôm nay có điều kiện thực hiện tốt hơn nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng làm báo cho hội viên theo tinh thần của Chỉ thị.

Thực hiện Thông báo số 68-TB/TW, Hội Nhà báo đã hoàn thành xây dựng “Đề án nâng cao vị trí, vai trò, trách nhiệm, chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cấp Hội Nhà báo trong hoạt động báo chí và giáo dục phẩm chất, đạo đức của người làm báo cho các hội viên”. Sau buổi làm việc với Đảng đoàn HNBVN về kết quả xây dựng Đề án trên (ngày 16/12/2008), ngày 12/9/2009 Ban Bí thư đã ra thông báo kết luận số 221-TB/TW “Về việc tiếp tục nâng cao vị trí, vai trò, chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cấp Hội Nhà báo Việt Nam”, trong đó đánh giá kết quả bước đầu thực hiện Chỉ thị 37, đồng thời cũng chỉ ra những mặt yếu kém, mà về cơ bản vẫn là những yếu kém đã được Ban Bí thư khóa IX chỉ ra trong Chỉ thị 37, và đưa ra các yêu cầu để HNBVN và các cơ quan có liên quan tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 37 và Nghị quyết TW 5 (khóa X) về công tác tư tưởng, lý luận, báo chí. Thực hiện Kết luận nêu trên, Lãnh đạo Hội đã chỉ đạo các cấp Hội tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 37, đồng thời tích cực tham gia xây dựng các văn bản của Chính phủ về báo chí và công tác Hội như Nghị định 45 về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội, Quyết định số 68 về Hội có tính chất đặc thù, Chỉ thị 919 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước đối với hoạt động của HNBVN…

Đó là một số kết quả của những năm đầu thực hiện Chỉ thị 37; kết quả này đã được các nhiệm kỳ sau nhân lên nhiều lần. Tổ chức Hội từ Trung ương đến địa phương và các Chi hội, Liên Chi hội trực thuộc có nhiều hoạt động phong phú hơn, tổ chức hội quan tâm hơn đến quyền và lợi ích của hội viên, các cuộc hội thảo nghiệp vụ, các khóa học bồi dưỡng kỹ năng làm báo cho Hội viên được mở ở hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước; nhiều địa phương, cơ quan báo chí đã tổ chức Giải báo chí do Hội chủ trì; các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương đã quan tâm hơn đến hoạt động của Hội, từng bước tạo điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, biên chế cho Hội hoạt động…

 Tuy nhiên những mặt yếu của hoạt động Hội được nêu lên trong Chỉ thị 37 và Thông báo kết luận số 221-TB/TW chưa phải đã được khắc phục như mong muốn và yêu cầu. Trong kết luận 221-TB/TW, Ban Bí thư TW (khóa X) nhận định: “Tổ chức và hoạt động của HNBVN chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn; chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội chưa cao, việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động chưa theo kịp sự phát triển của đội ngũ những người làm báo; sức cuốn hút và tập hợp của Hội chưa cao, ý thức xây dựng Hội của nhiều hội viên còn hạn chế; còn một số nhà báo – hội viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước”. Hội chúng ta cần suy nghĩ và liên hệ nhận định này – mặc dù được đưa ra cách đây đã 10 năm -  với thực tế hoạt động của Hội và hội viên chúng ta hiện nay để tiếp tục thực hiện có hiệu quả hơn nữa Chỉ thị 37, bởi nội dung của Chỉ thị đó vẫn còn giá trị cho hôm nay.

Nhà báo Lê Quốc Trung

   (Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam)

Tin khác

Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho cán bộ Agribank khu vực phía Nam

Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho cán bộ Agribank khu vực phía Nam

(CLO) Lớp bồi dưỡng đã trang bị cho các học viên những kỹ năng, kiến thức quan trọng về quá trình làm việc trong công tác truyền thông. Tham gia lớp bồi dưỡng, các học viên đã rất tích cực học tập, có nhiều bài thực hành đạt chất lượng cao.

Công tác hội
Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai tập huấn kỹ năng khai thác thông tin về đồng bào dân tộc thiểu số

Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai tập huấn kỹ năng khai thác thông tin về đồng bào dân tộc thiểu số

(CLO) Chiều 13/4, tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai khai mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí chủ đề “Kỹ năng khai thác thông tin để phát triển câu chuyện về đồng bào dân tộc thiểu số”.

Công tác hội
Đồng chí Lê Quốc Minh dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên

Đồng chí Lê Quốc Minh dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên

(CLO) Ngày 12/4, đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và các nhà báo đã đến dâng hoa, thắp hương tri ân các anh hùng, liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang liệt sĩ A1.

Công tác hội
Ra mắt Câu lạc bộ phóng viên thường trú tỉnh Gia Lai

Ra mắt Câu lạc bộ phóng viên thường trú tỉnh Gia Lai

(CLO) Chiều 11/4, tại TP. Pleiku, Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai tổ chức ra mắt Câu lạc bộ (CLB) Phóng viên thường trú tỉnh Gia Lai.

Công tác hội
Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Phúc tập huấn trao đổi kỹ năng, phương pháp làm báo chí hiện đại

Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Phúc tập huấn trao đổi kỹ năng, phương pháp làm báo chí hiện đại

(CLO) Ngày 11/4, Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Ban Nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lớp tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ báo chí cho hội viên Hội Nhà báo tỉnh.

Công tác hội