Cẩn trọng với thiên tai, dốc sức, chung tay giúp dân

Thứ năm, 01/08/2024 15:08 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Mưa lớn liên tục những ngày qua đang để lại những hậu quả hết sức nặng nề cho người dân các địa phương. Đáng lo ngại, hiện nay đang là mùa mưa lũ chính vụ ở Bắc Bộ và các tỉnh Tây Nguyên, nguy cơ tiếp tục xảy ra lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất sẽ còn rất cao, nguy cơ thiệt hại có thể còn lớn hơn nữa. Dốc sức chung tay giúp dân khắc hậu quả mưa lũ và chủ động ứng phó với những diễn biến thời tiết rất phức tạp, khó lường thời gian tới là những thông điệp đang được Chính phủ gửi tới các địa phương lúc này.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều 29 đến sáng 31/7/2024, ở miền Bắc có mưa lớn gây ra sạt lở đất, ngập lụt làm thiệt hại về người và tài sản ở nhiều địa phương.

Sáng 31/7, theo Cục Quản lý Đê điều và Phòng, Chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, báo cáo nhanh của các tỉnh Hà Giang, Điện Biên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn và Thái Nguyên mưa lũ lớn, sạt lở đất từ ngày 29 - 30/7/2024 đã gây thiệt hại khiến 6 người chết trong đó Hà Giang 2, Điện Biên 2, Thái Nguyên 1, Bắc Giang 1; 1 người mất tích (Sơn La) và 2 người bị thương (Bắc Kạn). Có 82 nhà bị sạt lở taluy dương, ngập lụt, hư hỏng trong đó Điện Biên 35, Bắc Kạn 15, Cao Bằng 2, Sơn La 4, Lạng Sơn 26; 18 nhà di dời khẩn cấp. 71,25 ha lúa bị ngập trong đó Điện Biên 37,25 ha, Bắc Kạn 13 ha, Cao Bằng 21 ha; 10,9 ha hoa màu bị ngập, ảnh hưởng, thiệt hại, 200 con gia cầm, gia súc bị chết…

Mưa lũ khiến 51 điểm bị sạt lở với tổng khối lượng đất, đá khoảng 5.308 m3 trong đó Điện Biên 1998 m3, Bắc Kạn 437 m3, Cao Bằng 1.973 m3, Lạng Sơn 900 m3…. Cụ thể như mưa lớn kéo dài đã xảy ra trận lũ quét bất ngờ tại xã Mường Pồn, huyện Điện Biên khiến 7 người tử vong và mất tích. Tính đến 30/7, vẫn còn 3 người chưa được tìm thấy. Từ đêm 30 cho đến sáng 31/7, tại Bắc Kạn, sau 3 ngày mưa liên tục, đất ngấm no nước, nhiều tuyến đường huyết mạch ở Bắc Kạn tê liệt vì sạt lở, đe dọa an toàn người đi đường.

can trong voi thien tai doc suc chung tay giup dan hinh 1

Lực lượng chức năng tích cực tìm kiếm người dân mất tích do mưa lũ, đất sạt lở vùi lấp ở xã Chiềng Nơi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

Trước đó, sau nhiều ngày mưa liên tiếp, đến đêm 24 rạng sáng 25/7 đã gây ra lũ quét lớn tại xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, khiến hàng chục người chết, mất tích; hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp. Hay tại xã Chiềng Nơi, huyện Mai Sơn, mưa lũ, sạt lở đất từ ngày 22 - 25/7 đã làm 6 người dân mất tích ở các bản Hua Pư và Pá Hốc.

Thiệt hại cũng rất lớn tại nhiều địa phương thời gian qua khi mưa lớn liên tục gây ra hàng loạt các vụ sạt lở đất, lũ quét nghiêm trọng. Đồng thời lũ cũng xảy ra nhiều hơn. Từ tháng 6 đến nay, trên các sông khu vực Bắc Bộ đã xuất hiện 3 đợt lũ vừa và lớn. Hàng loạt các sông suối đỉnh lũ đã lên báo động 2 - báo động 3 như sông Gâm, sông Lô (tại Hà Giang), sông Nậm Pàn, sông Mã (Sơn La), sông Đáy (Phủ Lý), sông Nậm Mức (Điện Biên).

Đáng chú ý nhất là đợt lũ ngay trong các ngày 23 - 26/7 vừa qua do ảnh hưởng của cơn bão số 2, hàng loạt các hồ thuỷ điện lớn đã phải xả lũ liên tiếp. Theo đó lũ ở đồng bằng Bắc Bộ lên cao, mực nước trên sông Hồng qua Hà Nội đã cao hơn cả đỉnh lũ lớn nhất năm ngoái. Sông Bùi qua Chương Mỹ, Hà Nội đến nay vẫn chưa thoát được lũ, ngập lụt trên diện rộng.

can trong voi thien tai doc suc chung tay giup dan hinh 2

Mưa lũ gây nhiều thiệt hại cho tỉnh Sơn La.

Tình hình còn đáng quan ngại hơn nữa khi theo quy luật, mùa mưa bão hằng năm tại nước ta thường diễn ra từ tháng 7 đến tháng 12, nhưng mùa mưa bão năm 2024 được cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia nhận định là diễn biến phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của La Nina. Đặc biệt, hiện nay đang là mùa mưa lũ chính vụ ở Bắc Bộ và các tỉnh Tây Nguyên, đặc biệt dự báo tháng 8 tiếp tục là cao điểm mưa lũ ở miền Bắc.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định, năm nay mức độ có thể còn nghiêm trọng hơn mọi năm do hiện tượng La Nina đang có dấu hiệu ngày càng rõ nét. Thực tế ở miền Bắc nước ta, từ đầu mùa mưa tổng lượng mưa hầu hết đều cao hơn trung bình mọi năm từ 30 - 80%. Một số nơi còn cao hơn 80 - 100%. Đặc biệt tại Bắc Quang, Hà Giang và Quảng Hà, Quảng Ninh lượng mưa riêng trong tháng 6 đã lên tới 1105 – 1271 mm, cao gấp đôi so với cùng kỳ. Do có khả năng xuất hiện những đợt mưa lớn nên nguy cơ xảy ra ngập úng ở vùng trũng thấp và lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi rất nguy hiểm.

Cũng theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, dự báo khoảng tháng 9, Việt Nam sẽ chịu tác động của La Nina, tình hình mưa bão ở các tỉnh miền Trung sẽ còn diễn biến rất phức tạp. Từ nay đến tháng 10, trên Biển Đông có khả năng xuất hiện khoảng 6 - 8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới, trong đó có khoảng 2 - 4 cơn đổ bộ vào đất liền. Con số này cao hơn một chút so với trung bình nhiều năm. Ngoài ra, tháng 9 - 11, lượng mưa ở Bắc Bộ sẽ tăng lên khoảng 10 - 30%. Như vậy, mưa lớn sẽ dồn dập về cuối năm, đặc biệt là khu vực Trung Bộ, làm gia tăng nguy cơ ngập úng kéo dài, lũ lụt trên diện rộng, lũ quét, sạt lở đất ở khu vực này. Lượng mưa cao sẽ làm gia tăng hiện tượng mưa lũ cục bộ, ngập úng đô thị.

Rõ ràng từ hệ quả nặng nề những tháng mưa lũ vừa qua, từ dự báo diễn biến thiên tai còn phức tạp, khó lường hơn nữa vào những tháng sắp tới, thấy rõ việc đề cao cảnh giác, sẵn sàng ứng phó với những diễn biến bất thường, nhất là các loại hình thiên tai nguy hiểm như sạt lở đất, lũ quét là điều không bao giờ thừa.

Thủ tướng Chính phủ trong Công điện số 72/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2 và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trong thời gian tới, đã nhấn mạnh tới việc không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác trước thiên tai. Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, tiếp tục tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo thẩm quyền, bảo đảm kịp thời, hiệu quả, sát với tình hình thiên tai trên địa bàn.

can trong voi thien tai doc suc chung tay giup dan hinh 3

Trước đó, tại hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024 hồi tháng 5/2024, nghĩa là ngay đầu mùa mưa lũ 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã đặc biệt lưu ý những điểm tồn tại cần khắc phục trong cả nhận thức của người dân và các ngành, các địa phương đó là sự lơ là, chủ quan trước thiên tai; công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc, kể cả trước mùa mưa bão không phải nơi nào cũng làm tốt... Phó Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu phải hành động sớm, chủ động trước mọi tình huống, tuyệt đối không chủ quan trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

Như vậy, trong tất cả các thông điệp, lãnh đạo Chính phủ đều đặc biệt lưu ý, nhắc nhớ tới việc không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác trước thiên tai, sự chủ động trước mọi tình huống, tuyệt đối không chủ quan trước mọi tình huống…

Những sự vụ đau lòng do mưa lũ, sạt lở mới đây là những bằng chứng đau xót cho thấy, mọi sự chủ quan trước thiên tai đều phải trả những cái giá rất đắt, không chỉ là thiệt hại khôn lường về kinh tế, an sinh xã hội mà còn cả những mất mát không thể lấy lại được của sinh mạng con người.

Vì thế, một thông điệp không mới những thiết nghĩ luôn cần được nhắc lại và ghi nhớ: Cẩn trọng trước thiên tai đồng thời, dốc sức, chung tay giúp đỡ đồng bào vượt qua mưa lũ, không chỉ là tình cảm sẻ chia giữa người dân với tinh thần “một miếng khi đói bằng một gói khi no” mà còn là trách nhiệm của chính quyền mỗi địa phương dốc sức hỗ trợ dân khắc phục, ổn định cuộc sồng sau thiên tai bằng những hành động thiết thực, hiệu quả.

Trang Hà

Tin mới

Nóng 18h: Nhiều căn cứ cho thấy tác hại khủng khiếp của thuốc lá điện tử

Nóng 18h: Nhiều căn cứ cho thấy tác hại khủng khiếp của thuốc lá điện tử

(CLO) Bản tin Nóng 18h: Chính phủ đề xuất đưa trở lại hợp đồng BT; Nhiều căn cứ cho thấy tác hại khủng khiếp của thuốc lá điện tử; Để trở thành ngôn ngữ thứ hai, tiếng Anh cần là môn thi của kỳ tuyển sinh lớp 10...

Bản tin nóng 18h
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

(CLO) Ngày 30/10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Chỉ thị số 12/CT-UBND về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. 

Tin tức
Hà Nội họp tháo gỡ tồn tại, vướng mắc tại 5 dự án chậm triển khai

Hà Nội họp tháo gỡ tồn tại, vướng mắc tại 5 dự án chậm triển khai

(CLO) Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã nghe báo cáo và thảo luận của các sở, ban, ngành về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại 5 dự án đầu tư chậm triển khai, chậm đưa vào sử dụng.

Tin tức
Syria tìm 'lối thoát' trong thế bị mắc kẹt giữa Iran và Israel

Syria tìm 'lối thoát' trong thế bị mắc kẹt giữa Iran và Israel

(CLO) Tổng thống Syria Bashar Assad vẫn im lặng về cuộc xung đột của Israel với nhiều quốc gia Trung Đông, nhưng các cuộc tấn công của Israel vào Iran có thể buộc ông phải mở một mặt trận mới để tìm "lối thoát".

Thế giới 24h
Tước danh hiệu CAND, khởi tố 5 nguyên cán bộ Công an tỉnh Trà Vinh

Tước danh hiệu CAND, khởi tố 5 nguyên cán bộ Công an tỉnh Trà Vinh

(CLO) Công an tỉnh Trà Vinh xác định, 5 cán bộ nguyên là lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ được giao nhiệm vụ đăng ký xe tại Phòng CSGT thực hiện hành vi vi phạm bằng cách sử dụng tài khoản đăng ký xe cá nhân hoán đổi biển số theo nhu cầu của người dân đăng ký xe.

Vụ án
Nhà sáng lập TikTok vừa trở thành người giàu nhất Trung Quốc

Nhà sáng lập TikTok vừa trở thành người giàu nhất Trung Quốc

(CLO) Nhờ sự thành công vượt bậc của TikTok trên toàn cầu, ông Trương Nhất Minh, đồng sáng lập công ty ByteDance - công ty mẹ của TikTok, đã trở thành người giàu nhất Trung Quốc.

Thị trường - Doanh nghiệp
NSND Xuân Bắc làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

NSND Xuân Bắc làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

(CLO) NSND Xuân Bắc, Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam vừa được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn.

Đời sống văn hóa
Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024

(CLO) Chiều 30/10/2024, tại Hà Nội, Ban tổ chức Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 tổ chức Họp báo giới thiệu thông tin về nội dung các hoạt động diễn ra tại Lễ hội.

Đời sống văn hóa
Thái Bình: Tập trung tối đa thời gian, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Thái Bình: Tập trung tối đa thời gian, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

(CLO) Ngày 30/10, Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức hội nghị Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

Kinh tế vĩ mô
VN-Index đảo chiều giảm, nhóm cổ phiếu blue-chips bán mạnh

VN-Index đảo chiều giảm, nhóm cổ phiếu blue-chips bán mạnh

(CLO) Hôm nay (30/10), chỉ số VN-Index đảo chiều giảm hơn 3 điểm trước áp lực bán ra của nhóm cổ phiếu blue-chips.

Kinh doanh - Tài chính
Núi Phú Sĩ vẫn chưa có tuyết rơi, phá vỡ kỷ lục 130 năm

Núi Phú Sĩ vẫn chưa có tuyết rơi, phá vỡ kỷ lục 130 năm

(CLO) Tháng 11 chỉ còn cách vài ngày nữa, nhưng ngọn núi Phú Sĩ biểu tượng của Nhật Bản vẫn chưa có tuyết, đánh dấu ngày muộn nhất chưa có tuyết rơi kể từ khi bắt đầu ghi chép cách đây 130 năm.

Thế giới 24h
Đề nghị SALIC sớm đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao

Đề nghị SALIC sớm đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao

(CLO) Nhấn mạnh nông nghiệp là thế mạnh của Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn Công ty SALIC sớm đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, hợp tác về giống, công nghệ, phân bón, thức ăn, thị trường, nhất là trong ngành thực phẩm Halal.

Tin tức
Nguyên phó giám đốc ngân hàng vay mượn hơn 50 tỷ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Nguyên phó giám đốc ngân hàng vay mượn hơn 50 tỷ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

(CLO) Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã phát hiện chính xác nơi ở của Võ Đức Bảy tại một khu vực hẻo lánh thuộc tỉnh Bình Phước, gần biên giới với Campuchia nên đã phối hợp bắt giữ.

Vụ án
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Phấn đấu đến hết năm 2024, CPI bình quân không vượt quá 4%

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Phấn đấu đến hết năm 2024, CPI bình quân không vượt quá 4%

(CLO) Về nhiệm vụ quản lý điều hành giá trong những tháng cuối năm, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nêu rõ: "Chúng ta phấn đấu đến hết năm 2024, CPI bình quân không vượt quá 4%".

Tin tức
Bắt 2 đối tượng mang dao đi cướp tài sản của người đi đường ở Hải Phòng

Bắt 2 đối tượng mang dao đi cướp tài sản của người đi đường ở Hải Phòng

(CLO) Ngày 30/10, thông tin từ Công an TP. Hải Phòng cho biết, Công an huyện Kiến Thụy vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 2 đối tượng là thủ phạm gây ra 2 vụ cướp tài sản trong đêm trên địa bàn.

Vụ án
Xem những viên 'gạch mặt trăng' mà Trung Quốc sẽ sử dụng để xây căn cứ ngoài không gian

Xem những viên 'gạch mặt trăng' mà Trung Quốc sẽ sử dụng để xây căn cứ ngoài không gian

(CLO) Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-19, đưa phi hành đoàn ba người lên trạm vũ trụ Thiên Cung để tiến hành hàng chục thí nghiệm khoa học, bao gồm nghiên cứu xây dựng môi trường sống cho con người ngoài vũ trụ trong tương lai.

Thế giới 24h
Bình Luận

Tin khác

Giảm thuế là chia sẻ gánh nặng kinh tế với báo chí

Giảm thuế là chia sẻ gánh nặng kinh tế với báo chí

(NB&CL) Các cơ quan báo chí hiện nay đang phải đối diện với việc sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi phần lớn doanh thu quảng cáo. Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 này. Hiện nay nhiều ý kiến đưa ra đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí.

Góc nhìn
Chống “giặc ở trong lòng”: Quyết tâm đủ mạnh để đất nước phát triển vươn mình

Chống “giặc ở trong lòng”: Quyết tâm đủ mạnh để đất nước phát triển vươn mình

(NB&CL) Chủ tịch Hồ Chí Minh, lúc sinh thời đã chỉ mặt đặt tên “Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ “giặc ở trong lòng”, “Tham ô có hại nhưng lãng phí có khi còn hại nhiều hơn”. Trong đó, cái hại lớn nhất, nguy hiểm nhất là làm suy giảm nguồn lực, tạo rào cản vô hình cho mọi sự phát triển. Vì thế, để đất nước không bỏ lỡ cơ hội lịch sử bước vào kỷ nguyên vươn mình, thì một trong những mệnh lệnh cấp bách, từ mỗi người dân Việt, là diệt cho được “giặc từ chính trong lòng mình”.

Góc nhìn
Liên kết chuỗi - Chìa khóa giải bài toán nâng cao giá trị nông sản Việt?

Liên kết chuỗi - Chìa khóa giải bài toán nâng cao giá trị nông sản Việt?

(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.

Góc nhìn
Số hoá cây lúa: Tăng tốc để bứt phá trên xa lộ nông nghiệp mới

Số hoá cây lúa: Tăng tốc để bứt phá trên xa lộ nông nghiệp mới

(NB&CL) Chuyển đổi số từ lâu đã được xem là chìa khoá mở ra cơ hội xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh, bền vững và hiệu quả hơn, đảm bảo vị thế của nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ thế giới. Trong đó, số hoá việc sản xuất lúa gạo là hướng đi cần được tăng tốc, đẩy mạnh, để chiếm lĩnh xa lộ nông nghiệp toàn cầu. Như nhắc nhở mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Phải thổi hồn vào cây lúa bằng công nghệ số, bằng phát triển xanh, bằng kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Góc nhìn
Doanh nghiệp tư nhân - Vị thế mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Doanh nghiệp tư nhân - Vị thế mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(NB&CL) Sau 20 năm kể từ khi có Ngày Doanh nhân Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ; số doanh nghiệp thành lập mới không ngừng gia tăng, là một điểm sáng của nền kinh tế, phản ánh nhu cầu và nỗ lực phát triển trong bối cảnh đất nước còn đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, góp phần nâng tầm vị thế đất nước bằng những “cuộc chơi” đẳng cấp quốc tế.

Góc nhìn
Quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất

Quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất

(NB&CL) Nghiên cứu của các tổ chức tư vấn, nhìn nhận của các chuyên gia đều cho rằng, xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam không đơn thuần là việc có thêm loại hình vận tải hiện đại mà hơn thế nữa, tạo động lực để phát triển kinh tế- xã hội đất nước, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, giảm phát thải, bảo đảm quốc phòng - an ninh… Ở vị thế và tiềm lực của Việt Nam hiện nay, thời điểm đầu tư đường sắt tốc độ cao đã chín muồi. Và để hiện thực hoá dự án này, như nhắc nhớ của người đứng đầu Chính phủ, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt. 

Góc nhìn
Tạo đà để Hà Nội “vươn mình” với những mục tiêu cao cả đầy khát vọng

Tạo đà để Hà Nội “vươn mình” với những mục tiêu cao cả đầy khát vọng

(NB&CL) Tròn 70 năm kể từ ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Hà Nội đã không ngừng vươn lên mạnh mẽ, khẳng định vị thế của mình qua những bước tiến vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực. Hà Nội luôn giữ vững bản lĩnh, nuôi dưỡng khát vọng và không ngừng đổi mới, sáng tạo. Những thành tựu lớn lao ấy không chỉ là niềm tự hào của người dân Thủ đô mà còn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, xứng đáng với truyền thống lịch sử vẻ vang.

Góc nhìn
Ứng phó biến đổi khí hậu: Cần hành động nhanh hơn, quyết liệt hơn

Ứng phó biến đổi khí hậu: Cần hành động nhanh hơn, quyết liệt hơn

(NB&CL) Biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, phức tạp, khó lường và có những tác động mạnh hơn so với trước đây. Siêu bão Helene đang quần thảo nước Mỹ khiến hàng trăm người thiệt mạng, mưa lớn trăm năm gây lũ lụt lịch sử ở châu Âu thời gian qua, hay cơn bão Yagi - số 3 và hoàn lưu của nó với những hậu quả khủng khiếp đã, đang gây ra tại nước ta… đều là những minh chứng cho thấy biến đổi khí hậu đi liền với thời tiết cực đoan đã trở thành xu hướng rõ rệt trên phạm vi toàn cầu. Ứng phó với biến đổi khí hậu một cách nhanh hơn, quyết liệt hơn, do đó, đã trở thành yêu cầu hết sức bức thiết với hết thảy các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Góc nhìn
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo: Kỳ vọng tháo điểm nghẽn cho ngành quảng cáo!

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo: Kỳ vọng tháo điểm nghẽn cho ngành quảng cáo!

(NB&CL) Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo dự kiến trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 diễn ra vào tháng 10/2024 tới đây. Nhiều ý kiến kỳ vọng, Luật Quảng cáo (sửa đổi) sẽ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện tốt hơn cho hoạt động quảng cáo phát triển.

Góc nhìn
Tạo đà cho kinh tế tư nhân: Thêm kì vọng lớn từ “Hội nghị Diên Hồng”

Tạo đà cho kinh tế tư nhân: Thêm kì vọng lớn từ “Hội nghị Diên Hồng”

(NB&CL) Sáng 21/9 vừa qua, lần đầu tiên Thường trực Chính phủ làm việc chuyên đề riêng với đại diện 12 tập đoàn tư nhân lớn hàng đầu Việt Nam ngay sau Hội nghị Trung ương 10. Yêu cầu tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển đã được đặt ra từ lâu, và đến “Hội nghị Diên Hồng” lần này lại được tiếp tục đưa ra mổ xẻ bởi bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới hiện nay cho thấy, việc làm thế nào để doanh nghiệp trở thành lực lượng dẫn dắt, lan tỏa, kéo theo sự phát triển của nhiều ngành, đã là “việc không thể chần chừ”.

Góc nhìn