(NB&CL) Do sự tắc trách, chủ quan của chính quyền địa phương, Dự án đường giao thông liên xã Ngọc Sơn - Lưu Vĩnh Sơn, với tổng nguồn vốn gần 11 tỷ đồng do UBND huyện Thạch Hà làm chủ đầu tư, đã phải dừng giữa chừng mà chưa thể “hẹn ngày trở lại”.
Như Báo Nhà báo & Công luận đã phản ánh trước đó (https://www.congluan.vn/thach-ha-ha-tinh-cong-trinh-duong-giao-thong-lien-xa-bi-dinh-chi-vi-thi-cong-tren-dat-cua-dan-post240345.html), dù địa phương chưa thực hiện giải phóng mặt bằng, đơn vị thi công đường liên xã Ngọc Sơn - Lưu Vĩnh Sơn vẫn đưa máy móc tới đào bới trên đất của người dân, khiến bà con rất bất bình, phản đối việc thi công dự án này.
Với cách làm tắc trách, cẩu thả của chính quyền, dự án đường giao thông 11 tỷ đồng đã phải dừng lại giữa chừng mà chưa thể “hẹn ngày trở lại”.
Qua tìm hiểu, dự án đường giao thông liên xã Ngọc Sơn - Lưu Vĩnh Sơn đi qua hai xã Ngọc Sơn và Lưu Vĩnh Sơn, được UBND huyện Thạch Hà phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật tại Quyết định số 4125/QĐ ngày 25/6/2021 với tổng mức đầu tư gần 11 tỷ đồng, có chiều dài 1,1km do UBND huyện làm chủ đầu tư.
Công trình được khởi công xây dựng từ ngày 24/8/2021, trong đó, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) do địa phương hưởng lợi tự tổ chức thực hiện mà không có phần kinh phí đền bù, GPMB.
Công trình do Liên danh Công ty CP Tư vấn và Xây dựng Tân Bình - Công ty CP Đầu tư và Xây dựng công trình 468 thi công. Thời gian thực hiện dự án là 300 ngày (kể từ ngày 22/8/2021, ngày hoàn thành 22/6/2022). Tuy nhiên, công trình đang phải tạm dừng thi công hơn năm nay do vướng mặt bằng. Bởi, trên địa bàn xã Ngọc Sơn, dự án triển khai ảnh hưởng tới 8 hộ dân thuộc hai thôn Nam Sơn và Ngọc Hà (xã Ngọc Sơn). Trong đó hộ bị ảnh hưởng nhiều nhất là hộ bà Phan Thị Lý, công trình lấn vào gần 400m2 đất của gia đình bà đã được cấp sổ đỏ.
Theo biên bản cuộc họp vào tháng 10/2021 và tháng 1/2022, đại diện UBND xã Ngọc Sơn thừa nhận: “Đây là dự án mở đường nhằm mục đích chiến lược lâu dài. Nhưng chưa giải phóng mặt bằng xong thì đã thi công”. Và “Khi thiết kế thì nhà thiết kế và lãnh đạo UBND xã cũng có phần thiếu sót, mong hộ dân thông cảm”…
“Đặc biệt, trong nội dung cuộc họp này, chính quyền địa phương lại cho rằng: khi nhà tư vấn thiết kế lên cắm mốc thì chính quyền địa phương chưa biết, và mốc cắm này đã đúng hay chưa? Vì thế, cần mời nhà tư vấn thiết kế lên làm việc với các hộ dân đã, rồi thống nhất lại sau”, nội dung trong biên bản họp nêu rõ.
Theo ông Trương Văn Tương - Bí thư Chi bộ thôn Nam Sơn (xã Ngọc Sơn): “Đường làm nhưng các chủ trương thì không thông báo cho thôn được biết. Khi đơn vị thi công lấn vào đất của hộ dân, họ đã tìm đến cấp thôn để hỏi nhưng thôn lại không hề biết gì. Tôi đề nghị UBND xã hỗ trợ kinh phí cho hộ dân để bớt thiệt thòi cho họ”.
Trao đổi với phóng viên, ông Dương Khánh Đảm (thời điểm triển khai dự án, ông Đảm đang làm Trưởng thôn Nam Sơn, xã Ngọc Sơn) cho biết: “Ban đầu, thôn cũng không được biết, nhưng sau khi xảy ra sự việc rồi thì mới tiến hành họp dân để động viên họ”. Ông đề nghị: “Xã có chỗ nào tái định cư thì cũng nên động viên người dân, vì hộ nhà bà Lý có nhiều con trai, nhưng rồi xã cũng không giải quyết cho người ta”.
“Do cứ nghĩ đường chủ yếu đi qua đất xã Lưu Vĩnh Sơn và thôn Ngọc Hà (xã Ngọc Sơn), còn thôn Nam Sơn (xã Ngọc Sơn) chỉ có dính vài hộ dân ở bên này, nên xã cũng chủ quan không tiến hành họp dân trước. Khi xảy ra sự việc rồi mới tiến hành họp tổ”, ông Đảm nói thêm.
Một dự án được coi là góp phần để phát triển vùng, không có kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng đối với những hộ dân bị ảnh hưởng, nhưng UBND xã Ngọc Sơn lại không hề tổ chức họp dân để thông báo, tuyên truyền, vận động người dân biết, ủng hộ, hiến đất để phục vụ công trình. Thế nhưng khi trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Quốc Quân - Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn vẫn khẳng định: Xã đã thông báo họp dân để lấy ý kiến, trước khi triển khai dự án rồi!
Tuy nhiên, với tài liệu phóng viên được cung cấp, đến ngày 12/10/2021, sau gần 3 tháng khởi công công trình và ngày 15/1/2022, UBND xã Ngọc Sơn mới tổ chức họp với các hộ dân bị ảnh hưởng để tìm hướng giải quyết.
Lúc này, ông Nguyễn Quốc Quân - Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn mới thừa nhận: “Thực ra, xã nghĩ làm con đường đó cho dân là tốt rồi. Nhưng không biết ảnh hưởng của các hộ gia đình đến mức độ nào. Sau khi chặt phát xong cây bụi, hình thành ra con đường, mới biết có ảnh hưởng đến hộ dân nên mới tiến hành vận động”.
Theo một lãnh đạo xã Ngọc Sơn cho biết, do cán bộ địa phương thiếu sự quan sát, tính toán. Khi thiết kế, đường phía bên kia đang còn thoải mái, chỉ chỉnh sang một tý là tránh được đất cho nhà người ta. Nhà bà Lý này cũng rất tội, do đường lấn sâu vào nên phía trước, phía sau cũng không có không gian quay trở nữa. Mặt khác, trước khi thi công, xã không có biên bản đồng ý của người dân.
“Làm mố cầu thì phải nâng lên đất cao. Nếu nhà gần mố cầu thì phải có đường tránh cho họ để leo lên. Nhà dân thì nằm sát rồi, sao làm đường tránh được nữa. Giờ chỉ có hỗ trợ đất cho hộ dân đi tái định cư, nhưng phương án này huyện lại nói không được. Giờ rất khó xử lý vì thiết kế không đổi được nữa, cầu đổ mố rồi, không nắn đường được nữa, ép dân quá cũng không nên…”, vị lãnh đạo xã này cho biết thêm.
Dự án hơn chục tỷ đồng gây ra sự lãng phí không nhỏ, mất rất nhiều công sức, thời gian và cả tiền bạc vì sự xuống cấp, hư hỏng của những đoạn đã thi công bước đầu.
Với cách làm tắc trách, cẩu thả của UBND xã Ngọc Sơn, dự án đường giao thông liên xã 11 tỷ đồng đã phải dừng lại giữa chừng mà chưa thể “hẹn ngày trở lại”. Trong khi chờ UBND huyện Thạch Hà đưa ra được giải pháp hợp tình, hợp lí nhằm “đả thông” tư tưởng của người dân bị ảnh hưởng, để dự án được tiếp tục thì cũng cần xem xét trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan để xử lý theo đúng quy định.
(CLO) Ngày 3/4, tại Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani tổ chức buổi chia sẻ thông tin nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (3/2/1950 – 3/2/2025). Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani Hồ Quang Lợi cùng Đại sứ Rumani tại Việt Nam Cristina Romila, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn và nhiều đại biểu tham dự sự kiện.
(CLO) Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng thuế quan qua lại rất đơn giản: "Họ làm điều đó với chúng ta, và chúng ta làm điều đó với họ". Nhưng khi danh sách thuế quan của các quốc gia được công bố, mọi thứ không đơn giản như vậy.
(NB&CL) Những ngày cuối cùng của tháng 4 cách đây tròn nửa thế kỷ, với khí thế “vẽ bản đồ không kịp bước quân đi!”, “vừa đi vừa đánh, tiến mà đánh, đánh mà tiến”, các quân đoàn chủ lực của ta từ 5 hướng đã đồng loạt tiến công, quyết hạ 5 mục tiêu chủ yếu là những cơ quan đầu não quan trọng nhất của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn.
(CLO) Ngày 3/4, đội Cảnh sát giao thông (CSGT) Hàng Xanh thuộc phòng CSGT, Công an TP HCM đang xác minh, tìm tài xế chạy xe tải lạng lách trên phố như phim hành động.
(CLO) Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận trước thuế chỉ còn 572,8 tỷ đồng, giảm mạnh 307 tỷ đồng, tương đương 35% so với số liệu báo cáo tự lập. Nguyên nhân chính đến từ khoản dự phòng ngắn hạn hơn 209 tỷ đồng liên quan đến dự án điện mặt trời Hồng Phong 4.
(NB&CL) “AI là công cụ, nhưng chính con người mới quyết định công cụ ấy được dùng vào việc gì. Không phải cứ có công nghệ là tiến bộ, mà là khi công nghệ đi cùng đạo đức, đi cùng sự thấu cảm, đi cùng khát vọng phục vụ sự thật…” – đó là nhấn mạnh của nhà báo Nhật Hoa khi trò chuyện về Hội nghị Nhà báo Thế giới 2025 tại Hàn Quốc, diễn ra từ 30/3 đến 5/4/2025, mà bà là đại diện cho người làm báo Việt Nam tham dự.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(CLO) Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) cho biết: Mức thuế 46% của Mỹ sẽ không áp dụng cho tất cả các mặt hàng của Việt Nam đang xuất khẩu sang Mỹ.
(CLO) Cục Thuế, Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các Chi cục Thuế về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước và gia hạn thời hạn nộp một số loại thuế, phí khác.
(CLO) Ngày 3/4, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.
(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành kế hoạch tổ chức xét và trao Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI (giai đoạn 2021-2025), nhằm tôn vinh những tác phẩm báo chí xuất sắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
(CLO) Ngày 3/4, trong không khí trang nghiêm và thành kính hướng về cội nguồn dân tộc, tỉnh Phú Thọ đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân (núi Sim) và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ (núi Vặn), thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
(CLO) Dù vượt mục tiêu trong năm 2024, An Phát Holdings (APH) vẫn tỏ ra thận trọng khi trình kế hoạch kinh doanh 2025 với doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm mạnh. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế dự kiến chỉ đạt 60 tỷ đồng, giảm 50% so với năm trước, còn doanh thu hợp nhất dự kiến giảm tới 35%.
(NB&CL) Thanh tra Bộ Tài chính vừa công bố kết luận thanh tra tài chính tại Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP (Hancorp), chỉ ra hàng loạt vấn đề liên quan đến quản lý tài sản, đầu tư tài chính, nợ phải thu - phải trả và hạch toán doanh thu, chi phí...
(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.
(CLO) Dự án “Chỉnh trang đô thị, lắp đặt hệ thống chiếu sáng trang trí trên địa bàn xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” có kỳ vọng mang lại diện mạo mới cho xã. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu bất thường liên quan tới công tác đấu thầu và thi công dự án đang rất được dư luận quan tâm.
(CLO) Mặc dù bị UBND huyện Như Xuân xử phạt hành chính, thế nhưng Công ty Cổ phần chế biến lâm sản Thanh Lâm vẫn tiếp tục xây dựng công trình khi chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền giao đất.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Theo ghi nhận của phóng viên tại một số công trình do Công ty Huy Cường đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện Ba Vì (Hà Nội) có dấu hiệu chất lượng không đảm bảo.
(CLO) Trên cơ sở đề nghị của UBND huyện Lương Tài, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản giao các sở, ngành phối hợp xem xét đưa toàn bộ diện tích đã giao cho Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô ra khỏi Cụm công nghiệp Lâm Bình.
(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo và Công luận, Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, phối hợp với chính quyền địa phương xác minh, xác định đối tượng có hành vi khai thác rừng trái phép.
(CLO) Công ty Cổ phần Vân Đức mặc dù phải khẩn trương thực hiện chuyển đổi sản xuất gạch theo công nghệ tuylen xong trước ngày 31/12/2024. Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn, doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên sản xuất gạch theo công nghệ cũ (lò hoffman) trước dấu hiệu buông lỏng quản lý, bao che của chính quyền địa phương.
(CLO) Quá trình tác nghiệp, phóng viên đã trực tiếp có mặt và ghi hình các đối tượng cắt hạ gỗ rừng tự nhiên có dấu hiệu trái phép tại khu vực Nông trường Thạch Quảng, xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.