(CLO) Theo nhiều chuyên gia, hiện vẫn chưa có lời giải cho bài toán giảm nhiệt trong cuộc đua vào lớp 10 trường công tại Hà Nội. Trước mắt cần nhiều chính sách hỗ trợ, ưu tiến đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Thi lớp 10 căng thẳng như thi đại học
Trong thời gian qua, thông tin về điểm chuẩn đầu vào các trường công lập tại Hà Nội thu hút sự chú ý nhiều từ dư luận. Việc điểm đầu vào các trường công tại khu vực nội thành rất cao. Cùng với chênh lệch điểm chuẩn giữa học sinh nội thành và ngoại thành một khoảng quá lớn khiến nhiều người cho rằng đó là bất cập.
Những trường có số điểm chuẩn đầu vào cao như Trường THPT Phan Đình Phùng 49,10 điểm; THPT Nguyễn Thị Minh Khai lấy 49 điểm; THPT Kim Liên 50,25 điểm, Trường thấp THPT Mỹ Đình lấy điểm 43; Trường THPT Trần Hưng Đạo, Thanh Xuân 41 điểm. Trong khi đó, các trường ở ngoại thành lại có điểm chuẩn thấp, dao động từ 20 đến 30 điểm. Trường THPT Bất Bạc lấy 18,05 điểm (chỉ 3 điểm/môn).
Nhiều năm nay cuộc thi vào lớp 10 các trường công lập rất căng thẳng, khốc liệt (ảnh nguồn internet).
Ở khu vực nội thành, việc thi cử ngày càng khốc liệt khiến mục tiêu giảm tải trong học tập tại bậc phổ thông càng khó thực hiện. Để có một suất học trường công, các em học sinh và phụ huynh đã đầu tư học tập một cách bài bản, lâu dài trong nhiều năm. Với điểm chuẩn các trường công được bố, sẽ có hàng nghìn học sinh có mức điểm thi trên 40 điểm (mỗi môn trung bình 7 điểm) không có cơ hội theo học. Chính vì điểm chuẩn cao như vậy mà nhiều người ví, cuộc chạy đua vào lớp 10 công lập ở Hà Nội còn khó khăn không kém thi đại học.
Sự khốc liệt của kỳ thi đã nảy sinh ra nhiều vấn đề bất cập của xã hội. Sau mỗi kỳ thi, tình trạng phụ huynh gắt gỏng, mắng mỏ, thậm chí bạo hành trẻ vì trượt lớp 10 trường công thực sự đáng lo ngại. Kỳ thi vào lớp 10 nhiều năm nay ngày càng khốc liệt, căng thẳng, muốn có được kết quả tốt các em phải có được sự đầu tư bài bản ngay từ đầu.
Chính vì thế, ưu thế trong cuộc đua vào trường công luôn thuộc về những em có được sự quan tâm, chăm sóc đến từ gia đình, phụ huynh. Với những em có điều kiện, hoàn cảnh khó khăn khi mức đầu tư giáo dục và sự quan tâm của phụ huynh ít hơn đồng nghĩa cơ hội của các em cũng giảm dần. Nhiều người cho rằng, làm sao kỳ thi lớp 10 bớt căng thẳng, cơ hội mở ra cho nhiều học sinh có hoàn cảnh đặc biệt cần được tính toán đến trong các năm tới.
Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận có trao đổi với tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Thành viên Tổ tư vấn của Ủy ban quốc gia đổi mới Giáo dục & Đào tạo. Thầy Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, đây là bài toán nan giải, rất khó để có giải pháp ngay.
“Ai cũng muốn công bằng, tốt đẹp nhưng ở nội thành đông dân, trường chưa mở được nhiều, tỉ lệ học sinh trên đầu dân cao, đất nội thành không có, trường không có nên việc thi cử khó khăn.
Trong khi, ở ngoại thành dân cư thưa thớt, để có đủ học sinh các trường phải lấy điểm chuẩn thấp. Do đó, việc để lấy một điểm chuẩn chung chia đều cho các trường là việc không thể làm được.
Nguyện vọng của phụ huynh chính đáng nhưng chưa có giải pháp, chưa thể đảm bảo sự công bằng trong điều kiện hiện nay” - thầy Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh.
Cần nhiều chính sách để hỗ trợ học sinh yếu thế
Trước việc nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn bị “hụt hơi” trong cuộc đua vào trường công, thầy Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, có chăng cần một số tính toán chính sách cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Như việc, những trường hợp xuất thân đặc biệt, gia đình khó khăn nếu đạt được mức điểm sàn nhất định sẽ được tuyển vào trường công,
“Để giải quyết đầu vào đối với học sinh lớp 10, cần giải pháp phát triển nhiều trường lên để đảm bảo tị lệ học sinh được vào học trường công trong các khu vực phải tương đương nhau. Đây là điều khó thực hiện vì các quận nội thành không có đất để phát triển trường.
Hiện nay chúng ta đang giải bài toán hàng loạt mà chưa cá biệt hóa được các trường hợp khó khăn. Những gia đình hoàn cảnh đặc biệt cần phải được phân loại từ đầu, có chính sách nhất định để hỗ trợ. Còn nói chung, các em cần chấp nhận quy luật cạnh tranh.
Trong trường hợp chưa có bài toán chung thì nên tập trung giải quyết cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn” – thầy Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh.
Thầy Nguyễn Tung Lâm cũng cho rằng, ngoài việc có chính sách ưu tiên tuyển vào công lập thì nhà nước cần hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn một phần học phí để theo học trường tư thục.
Hiện nhiều nước họ đã bao cấp bất kể học trường công hay tư, nhưng nước mình chưa thể làm được nhưng đối với học sinh khó khăn cần có hỗ trợ để các em không có cảm giác bị bỏ lại phía sau.
Cũng liên quan đến vấn đề này, Giáo sư Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp Hội các Trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam cho rằng, sự chênh lệnh điểm chuẩn giữa nội và ngoại thành chênh lệch từ 20 – 30 điểm, số lượng học sinh nội thành có điểm trên 40 điểm không được vào trường công xuất phát từ điều kiện cơ sở vật chất đầu tư chưa đúng mức. Dẫn đến việc, dùng điểm chuẩn cao để tìm cách hạn chế học sinh vào học công lập.
Hiện tại số lượng học sinh nội thành điểm cao không thể vào công lập, các em đi học tư thục lại không có tiền thì nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ. Về lâu dài, theo vị chuyên gia này, nhà nước cần khuyến khích phát triển trường tư thục và chính sách tài trợ học phí cho học sinh.
Để đảm bảo công bằng, học phí ngoài công lập phải được nhà nước hỗ trợ, số tiền ít nhất cũng chiếm 50% tiền học phí. Điều này mới tạo ra sự công bằng đối với các em.
Hoàn cảnh đất nước chưa bao cấp hết thì cần khuyến khích xã hội hóa, khuyến khích dân lập mở trường.
“Mấu chốt cơ bản do không đủ trường công nên đành phải lấy điểm cao. Lấy điểm cao thì nhiều em không được đi học, điều này mâu thuẫn với chủ trương phổ cập giáo dục.
Khuyến khích xã hội hóa để các nhà đầu tư mở trường. Để đảm bảo công bằng nhà nước cần phải hỗ trợ học phí, chí ít phải được 50% cho học sinh theo học tư thục” – ông Trần Xuân Nhĩ nhấn mạnh.
Được biết, trong Hội nghị trực tuyến ngành giáo dục 2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam từng đề cập: "Một nguyên lý quan trọng mà hiện nay nước ta chưa thay đổi mấy, tới đây phải thay đổi rất kịch liệt, kiên trì, đòi hỏi sự đổi mới từ trong ngành Giáo dục trở ra, đó là giáo dục phổ thông phải bình đẳng về cơ hội, không được lựa chọn đầu vào”.
Việc làm sao kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập bớt căng thẳng, khốc liệt đang là vấn đề đặt ra cho giáo dục Thủ đô. “Không ai bị bỏ lại phía sau” đó là một nguyên tắc trong giáo dục cần được tính toán tới để các em yếu thế có cơ hội tiếp cận giáo dục là bài toán cần được tính đến.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1264/UBND-NNMT yêu cầu tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và xử lý tình trạng san ủi, xây dựng công trình trái phép trên đất lâm nghiệp.
(CLO) Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, học sinh các cấp từ mầm non đến phổ thông trên cả nước sẽ được nghỉ tổng cộng 5 ngày liên tiếp, bắt đầu từ thứ Tư (30/4) đến hết Chủ nhật (4/5).
(CLO) Trong bối cảnh thế giới đang hồi phục sau đại dịch COVID-19, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, nhấn mạnh rằng nguy cơ về một đại dịch mới không phải là giả thuyết mà là một "chắc chắn về mặt dịch tễ học".
(CLO) UBND TP Hà Nội giao Công an kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xóa bỏ các nội dung, trang web, đường dẫn, ứng dụng, hội, nhóm, tài khoản trên không gian mạng liên quan đến hoạt động lừa đảo và thu thập thông tin dữ liệu cá nhân trái phép.
(CLO) Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định dự án Luật Cán bộ, công chức sửa đổi. Dự luật do Bộ Nội vụ soạn thảo và dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 tới đây.
(CLO) Sáng nay (9/4), giá vàng trong nước biến động mạnh. Mở cửa phiên, giá vàng giảm mạnh, một lần nữa xuống dưới mốc 100 triệu đồng/lượng rồi nhanh chóng tăng trở lại.
(CLO) Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư 002/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2025 về hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
(CLO) Theo công ty đấu giá, tổng số biển xe mô tô, xe gắn máy đưa ra đấu giá trong ngày đầu tiên lên đến 50.000 biển số, trong đó số biển có người đăng ký là 476 biển, tổng số biển đấu giá thành công 474 biển, tổng giá trị tài sản thu được lên tới gần 17 tỷ đồng.
(CLO) Trong 4h đồng hồ kiểm tra nồng độ cồn (từ 20h-24h tối 8/4) ở 1 địa bàn huyện ngoại thành Hà Nội, lực lượng Cảnh sát giao thông chỉ phát hiện 1 trường hợp vi phạm nồng độ cồn và ở mức “kịch khung”.
(CLO) Chương trình âm nhạc "Anh Trai Say Hi" đang tạo nên “cơn sốt” trong cộng đồng yêu nhạc Việt, đặc biệt sau khi thông tin về đêm diễn thứ 6 được công bố. Tuy nhiên, đi kèm với sức hút ấy lại là nỗi bức xúc của hàng loạt khán giả trẻ khi họ gần như không có cơ hội sở hữu vé chính thức ngay cả khi đã “canh giờ” mở bán.
(CLO) Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, học sinh các cấp từ mầm non đến phổ thông trên cả nước sẽ được nghỉ tổng cộng 5 ngày liên tiếp, bắt đầu từ thứ Tư (30/4) đến hết Chủ nhật (4/5).
Sáng 5/4, tại Trường THPT Hà Đông (quận Hà Đông, TP Hà Nội), chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của gần 2.000 học sinh đến từ các trường THPT Hà Đông, THPT Ngô Thì Nhậm, THPT Văn Lang cùng đông đảo phụ huynh và thầy cô giáo.
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) đã đón tiếp trọng thị đoàn đại diện Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM, Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ (IIE) và các lãnh đạo cấp cao của 20 trường đại học Hoa Kỳ, trong khuôn khổ chương trình “Hợp tác Học thuật Quốc tế Việt Nam” (IAPP Vietnam), nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ.
(NB&CL) Dạy thêm học thêm có nguyên nhân từ việc giáo dục chạy theo điểm số, kiến thức mà không coi trọng đến hình thành năng lực, phẩm chất người học.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản về việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong tổ chức, hoạt động dạy thêm, học thêm (DTHT).
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đã kết thúc và những thành viên xuất sắc nhất đã được lựa chọn đại diện cho Việt Nam.
(CLO) Một trong những thay đổi trong tuyển sinh đại học của năm 2024 so với các năm trước đây chính là sự tăng lên gần 20 nghìn thí sinh theo học các ngành STEM so với năm 2023 và được đánh giá là xu thế rất tích cực.
Hơn 5 nghìn cơ hội việc làm được gần 70 doanh nghiệp trong và ngoài nước mang tới Ngày hội việc làm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) năm 2025, phản ánh niềm tin của các doanh nghiệp vào năng lực của sinh viên HaUI, cũng như nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.