Cảnh báo ca mắc COVID-19 tại Nam Phi có thể tăng gấp 3 lần

Thứ ba, 30/11/2021 09:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Giới khoa học cảnh báo, Nam Phi có thể đối mặt với việc số ca mắc COVID-19 mới tăng gấp 3 lần trong tuần này, do sự lây lan của biến thể Omicron.

Sự kiện: COVID-19

Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 30/11 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 262.230.710 ca, trong đó có 5.222.284 người tử vong. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 401.316 trường hợp mắc COVID-19 và 4.709 ca tử vong.

Trong ngày 29/11, Mỹ là nước có số ca mắc mới cao nhất với trên 42.000 ca, trong khi số ca tử vong mới cao nhất thế giới xảy ra tại Nga với trên 1.200 ca.

Tại Nam Phi, ngày 29/11, Tiến sĩ Salim Abdool Karim - chuyên gia dịch tễ học hàng đầu Nam Phi cảnh báo, số ca mắc COVID-19 mới ở nước này có thể tăng gấp 3 lần trong tuần này do sự lây lan của biến thể Omicron.

canh bao ca mac covid 19 tai nam phi co the tang gap 3 lan hinh 1

Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Gaborone, Botswana. Ảnh: THX

Phát biểu tại một cuộc họp báo trực tuyến của Bộ Y tế Nam Phi, Tiến sĩ Karim cho biết biến thể Omicron có thể lây truyền nhanh hơn, do đó ông dự báo Nam Phi có thể ghi nhận trên 10.000 ca mắc mới COVID-19 mỗi ngày vào cuối tuần tới và hệ thống y tế sẽ đối mặt với áp lực lớn trong khoảng 2 tuần sau đó.

Cũng theo Tiến sĩ Karim, các loại vaccine ngừa COVID-19 lưu hành hiện nay có thể có hiệu quả ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh nặng và nhập viện do nhiễm biến thể Omicron. Ông cho hay hiện còn quá sớm để khẳng định liệu những người nhiễm Omicron có các triệu chứng lâm sàng nặng hơn so với người nhiễm các biến thể trước đó.

Trước đó, giới chức y tế Nam Phi đã báo cáo trên 2.800 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 28/11, tăng mạnh so với mức trung bình 500 ca/ngày trong tuần trước và 275 ca/ngày trong tuần trước nữa. Hiện Nam Phi đã ghi nhận 2,96 triệu ca mắc COVID-19 và 89.700 ca tử vong.

Cùng ngày, Tiến sĩ Waasila Jassat tại Viện Nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm quốc gia Nam Phi cho rằng còn quá sớm để đánh giá tác động của biến thể Omicron đối với nguy cơ tử vong vì COVID-19 ở nước này.

Tại cuộc họp báo, bà Jassat cho biết, cơ quan y tế Nam Phi đang thu thập thông tin về tất cả các ca nhập viện vì COVID-19. Tuy nhiên, do không thực hiện xét nghiệm gene đối với tất cả bệnh nhân được chẩn đoán mắc COVID-19, vì vậy họ không biết các bệnh nhân nhiễm biến thể Delta hay Omicron.

Hôm 25/11, các nhà khoa học và Bộ Y tế Nam Phi công bố thông tin về biến thể Omicron với cảnh báo rằng biến thể này có khả năng lây lan và kháng vaccine cao hơn các biến thể trước. Mặc dù các nhà khoa học nhấn mạnh cần nhiều tuần nghiên cứu để xác định tác động đầy đủ của hơn 30 đột biến từ biến thể, nhiều quốc gia đã ngay lập tức áp dụng lệnh cấm đi lại và đình chỉ các chuyến bay đến và đi từ Nam Phi và một số nước láng giềng.

Điểm sáng trong bức tranh đại dịch COVID-19 ngày 29/11 là việc các quốc gia thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đạt được đồng thuận trong việc khởi động tiến trình đàm phán nhằm đi đến một hiệp ước, trong đó đề ra cách thức xử lý trong trường hợp xảy ra khủng hoảng y tế toàn cầu.

Theo đó, các quốc gia đã nhất trí thành lập một cơ quan đàm phán liên chính phủ (INB) chịu trách nhiệm soạn thảo và đàm phán về một hiệp ước của WHO hay một dạng quy ước khác về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch.

Dự kiến kết thúc phiên họp ngày 1/12, các thành viên WHO sẽ ra nghị quyết về việc khởi động đàm phán, trong đó đặt mục tiêu kết thúc đàm phán và đưa thỏa thuận này vào thực thi từ năm 2024.

Ngày 29/11, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết WHO cần một nguồn tài trợ đáng tin cậy với những khoản đóng góp lớn hơn từ các nước thành viên để đối phó với đại dịch COVID-19. Bà khẳng định Đức ủng hộ WHO khởi động các cuộc đàm phán về một thỏa thuận quốc tế mang tính ràng buộc liên quan đến việc ngăn chặn các đại dịch trong tương lai.

Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cũng hoan nghênh thỏa thuận trên của các thành viên WHO trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang đối mặt với nguy cơ từ biến thể mới Omicron.

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

Bế đung đưa để dỗ, một trẻ nhập viện trong trạng thái nguy kịch

Bế đung đưa để dỗ, một trẻ nhập viện trong trạng thái nguy kịch

(CLO) Một bé 2 tháng tuổi khóc nên người nhà bế rung lắc trẻ theo thói quen, không ngờ gây tổn thương não khiến trẻ phải cấp cứu và có nguy cơ để lại di chứng lâu dài.

Sức khỏe
TP HCM: Buộc thu hồi và tiêu hủy lô mặt nạ Prodak Strawberry Soft Facial Mask không đạt chất lượng

TP HCM: Buộc thu hồi và tiêu hủy lô mặt nạ Prodak Strawberry Soft Facial Mask không đạt chất lượng

(CLO) Đây là nội dung nằm trong danh sách xử phạt trong lĩnh vực dược - mỹ phẩm - thiết bị y tế - đấu thầu giai đoạn 1/3 - 15/3, được Thanh tra Sở Y tế TP HCM công bố mới đây.

Sức khỏe
Đau đầu như nào thì phải đi khám để điều trị

Đau đầu như nào thì phải đi khám để điều trị

(CLO) Theo chuyên gia, phần lớn các trường hợp đau đầu thường nhẹ, không nguy hiểm. Tuy nhiên, có một số trường hợp đau đầu là một triệu chứng của các bệnh lý thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Sức khỏe
Gia Lai: Kỷ luật ekip trực liên quan đến vụ thai nhi tử vong trong bụng mẹ

Gia Lai: Kỷ luật ekip trực liên quan đến vụ thai nhi tử vong trong bụng mẹ

(CLO) Theo kết quả của hội đồng chuyên môn con của sản phụ Nay H'Uyên tử vong là do suy thai cấp trong quá trình chuyển dạ. Ngay sau đó, Trung tâm Y tế thị xã Ayun Pa đã kỷ luật các tập thể, cá nhân liên quan.

Sức khỏe
Số người ngộ độc sau khi ăn cơm gà tại Nha Trang vẫn tăng, có người chuyển nặng

Số người ngộ độc sau khi ăn cơm gà tại Nha Trang vẫn tăng, có người chuyển nặng

(CLO) Trong ngày hôm qua (15/3), số nạn nhân đã tăng thêm 123 ca nâng tổng số người bị ngộ độc lên 345 ca, một bệnh nhân nữ chuyển nặng.

Sức khỏe