Trao đổi nghiệp vụ giữa Báo Hải Dương và Báo Quảng Ngãi
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
Theo dõi báo trên:
Chiều ngày 27/11, lực lượng Cảnh sát hình sự, Công an Hà Tĩnh vừa khởi tố 3 đối tượng về tội “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”. Được biết, đây là những đối tượng lợi dụng danh nghĩa báo chí để trục lợi gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, cầm đầu là Lê Danh Tạo, SN 1966, trú tại phường Trần Phú, TP Hà Tĩnh. Theo đó, Lê Danh Tạo từng là nhà báo, cộng tác viên của một số tờ báo, tạp chí. Điều đáng buồn là đây không phải trường hợp duy nhất, trước đó, đã có nhiều trường hợp là nhà báo, cộng tác viên tại các cơ quan báo và tạp chí đã bị khởi tố với tội danh tương tự. Những tin tức buồn cuối năm, không thể không khiến những người làm báo trăn trở và đặt ra câu hỏi: Chúng ta có đang buông lỏng mà quên đi giá trị cốt lõi của nghề báo?
Chiều 27/11, lực lượng Cảnh sát hình sự, Công an Hà Tĩnh vừa khởi tố 3 đối tượng về tội “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”. Được biết, đây là những đối tượng lợi dụng danh nghĩa báo chí để trục lợi gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, cầm đầu là Lê Danh Tạo, SN 1966, trú tại phường Trần Phú, TP. Hà Tĩnh.
Theo đó, Lê Danh Tạo từng là nhà báo, cộng tác viên của một số tờ báo, tạp chí. Quá trình hoạt động, đối tượng này quen biết với nhiều CSGT, Thanh tra giao thông trên các tỉnh thành cả nước, đồng thời cũng quen biết với một số nhà xe vận tải hàng hóa đường dài. Phát hiện thấy nhiều lái xe thường mắc các lỗi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nên Lê Danh Tạo đã yêu cầu các lái xe này chung chi từ 6 đến 8 triệu đồng/tháng/xe để nhận được “bảo kê” từ Lê Danh Tạo. Tạo cam kết chỉ cần là “xe của Tạo” thì lực lượng chức năng sẽ bỏ qua hoặc nếu bị dừng, kiểm tra thì Tạo sẽ trực tiếp gọi điện can thiệp. Hỗ trợ tích cực cho Lê Danh Tạo hoạt động là Hồ Thị Hải - vợ của Tạo và Hồ Kim Cường (em trai của Hồ Thị Hải) - là cộng tác viên của một tờ báo. Với những hành vi sai phạm, mỗi tháng các đối tượng thu lợi bất chính số tiền trên 1 tỷ đồng.
Đại tá Nguyễn Hồng Phong, Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh, trực tiếp lấy lời khai đối với ông Lê Danh Tạo. Ảnh: Công an Hà Tĩnh
Cũng trong tháng 11, Công an huyện Mộc Châu, Sơn La đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Nguyễn Văn Kiều (SN 1987) - Phóng viên hợp đồng của Báo Dân tộc và Phát triển, và Hà Văn Bình (SN 1978) - Biên tập viên hợp đồng của kênh tin tức 24h Pháp luật và Đời sống, về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hai đối tượng vào nhà dân, tự giới thiệu là cán bộ phòng Tài nguyên - Môi trường và “xin 5 triệu đồng” về làm quà cho lãnh đạo.
Trước đó vào cuối tháng 10, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị này đang tạm giữ hình sự Nguyễn Tiến Khoa (53 tuổi, phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam) để điều tra, làm rõ về hành vi cưỡng đoạt tài sản. Theo thông tin ban đầu, trong quá trình tác nghiệp trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, Nguyễn Tiến Khoa đã nhiều lần gọi điện thoại và đe doạ một người dân trên địa bàn để chiếm đoạt 52 triệu đồng.
Vào tháng 9/2023, TAND TP. Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã tuyên phạt 21 tháng tù giam về tội “cưỡng đoạt tài sản” với Lê Toàn. Theo đó, khi đang là phóng viên một tờ tạp chí, Toàn đã ép doanh nghiệp ở Quảng Bình chung chi 50 triệu đồng, nếu không sẽ viết bài đăng báo.
Chỉ trong một thời gian ngắn, những vụ việc phóng viên bị bắt, bị khởi tố vì hành vi tống tiền, cưỡng đoạt tài sản của doanh nghiệp, cá nhân liên tiếp xảy ra. Đây là thực tế đáng buồn khi có những người làm báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp, bỏ qua mọi tôn chỉ, mục đích và sứ mệnh của ngành báo chí, bất chấp tất cả để kiếm tiền, có những hành vi nhũng nhiễu, tống tiền tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.
Theo thống kê mới nhất của Ban Kiểm tra, Hội Nhà báo Việt Nam, đến nay đã có 90 trường hợp nhà báo, hội viên, phóng viên vi phạm. Trong đó, 75 trường hợp vi phạm pháp luật, 10 Điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam. Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo ở Trung ương và các địa phương, đơn vị đã xem xét, xử lý đối với hơn 30 trường hợp vi phạm quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam từ phê bình nhắc nhở đến khai trừ thu hồi thẻ hội viên. Trong đó, nhà báo, phóng viên thường có vi phạm về cưỡng đoạt tài sản. Các chuyên gia nhận định đó là những con số đau lòng, song, con số này cũng chưa phản ánh hết những “góc khuất” trong hoạt động báo chí hiện nay.
Nhắc đến thực trạng khó khăn của các cơ quan báo chí trong thời điểm hiện tại, nhà báo Tạ Bích Loan – Trưởng ban Sản xuất các chương trình Giải trí VTV3 cho biết, các cơ quan báo chí đang phải oằn mình chống chọi với các nền tảng mạng xã hội cũng như những nền tảng số khác, kéo đến 70 - 80% doanh thu báo chí bị mất đi. Báo chí trong nước đang phải cố gắng chia nhau thị phần ít ỏi còn lại. “VTV năm nay mất 30% quảng cáo - một con số rất lớn” - nhà báo Tạ Bích Loan thông tin.
Thực tế cho thấy, chi đầu tư phát triển báo chí chỉ chiếm dưới 0,3% tổng chi đầu tư ngân sách nhà nước. Nhiều cơ quan chủ quản thậm chí không những không giúp gì về nguồn lực tài chính để hoạt động, ngược lại còn áp đặt cơ quan báo chí phải có một số khoản đóng góp để bổ sung chi hoạt động của cơ quan chủ quản. Câu chuyện về kinh tế với đầy rẫy những áp lực được coi là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến những sai phạm của báo chí trong thời gian qua.
Theo nhà báo Tạ Bích Loan, thống kê cho thấy đại đa số sai phạm nằm ở các tạp chí. Tạp chí nào có chữ “doanh nghiệp”, “môi trường”, “pháp luật”, “xây dựng” thường xảy ra nhiều sai phạm. Và đến khi xử lý, thì ở đơn vị nào cũng có cùng một văn bản nói rằng phóng viên hay cộng tác viên đó đã được cho nghỉ việc - như là một công thức văn bản chung hay như 1 tấm “bùa” hoá phép khi các cơ quan chức năng yêu cầu báo cáo sai phạm.
Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi nhận định, hiện nay, do cơ chế tự chủ nên không ít các tòa soạn giao khoán định mức kinh tế truyền thông cho các phóng viên đã dẫn đến áp lực về việc làm, thu nhập khiến người cầm bút dễ sa ngã, đôi khi phóng viên đặt mục tiêu có hợp đồng kinh tế hơn là chú trọng đến chất lượng bài viết. Một hiện tượng phát sinh từ việc lợi dụng cơ chế tự chủ là tình trạng phóng viên các tạp chí điện tử chuyên ngành “xé rào” đi viết bài chống tiêu cực hoặc PR cho doanh nghiệp nhưng thực chất là để dọa dẫm vòi tiền, đòi quảng cáo hoặc hợp đồng truyền thông để hưởng lợi cá nhân hoặc nộp lại cho đơn vị dưới danh nghĩa “nuôi sống tòa soạn”. Hiện tượng này gọi là “báo hóa tạp chí” gây ảnh hưởng lớn đến danh dự, uy tín các nhà báo chân chính, làm xã hội hiểu sai lệch vai trò của báo chí.
Ở Việt Nam, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo đã được quy định trong Luật Báo chí năm 2016 gắn liền với vai trò của Hội Nhà báo Việt Nam. Tại điểm b, khoản 2, Điều 8 Luật Báo chí quy định: Hội Nhà báo Việt Nam “Ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo”. Tháng 12/2016, Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành “10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam”. Đây là các chuẩn mực rất cụ thể và thiết thực nhằm xác định trách nhiệm đạo đức người làm báo trong hoạt động nghề nghiệp. Quy định này không chỉ khẳng định đạo đức nghề nghiệp là yếu tố hết sức quan trọng đối với mỗi người làm báo, tạo ra hành lang pháp lý đối với người làm báo trong quá trình tác nghiệp mà còn khẳng định yếu tố đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động báo chí của mọi hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, không phân biệt giữa người làm báo có Thẻ Nhà báo, hay người làm báo không có Thẻ Nhà báo.
Trả lời phỏng vấn của báo chí, ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã nhận định, báo chí là loại hình đặc thù, uy tín của tờ báo và uy tín của từng nhà báo tổng hoà mới tạo nên được “niềm tin” của độc giả, của khán thính giả.
Do sự phát triển của xã hội, của công nghệ nhiều cơ quan báo chí đã vội vã đăng tải những thông tin không chính xác; do khó khăn trong hoạt động tác nghiệp, nhiều phóng viên nhà báo đã có hành vi sai trái làm mất niềm tin của độc giả thậm chí vi phạm pháp luật. Có những tờ báo hoạt động sai lệch bị rút giấy phép phải đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động. Những sự việc đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền báo chí cách mạng Việt Nam nói chung.
Thực trạng đáng buồn khi không ít nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp, tình trạng lợi dụng danh nghĩa nhà báo dọa dẫm, sách nhiễu để vụ lợi, vun vén lợi ích cá nhân. Không ít người làm báo bị “bẻ cong” ngòi bút, sa ngã, thậm chí rơi vào vòng lao lý….
Theo ông Lê Quốc Minh, không thể lấy sự khó khăn về tài chính, về cơ chế để biện minh cho những sai trái của các cơ quan báo chí hay cá nhân nhà báo. Có một số hiện tượng lấy danh nghĩa là đấu tranh chống tham nhũng nhưng để trục lợi cá nhân, hoặc lợi dụng sai sót của doanh nghiệp, của địa phương, thậm chí của người dân để gây khó khăn, kiếm nguồn thu bất chính vào túi riêng. “Vấn đề đạo đức nghề nghiệp ở tất cả các ngành nghề đều quan trọng, nhưng riêng trong lĩnh vực báo chí thì nó còn quan trọng hơn rất nhiều” - ông Minh khẳng định.
Lạm dụng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi hoạt động báo chí, như một số nhà báo cố tình vi phạm tính chân thực, khách quan để thực hiện hành vi trục lợi. Trên thực tế, không ít nhà báo lợi dụng quyền hạn để làm những việc trái pháp luật. Đó là những hành vi lợi dụng danh nghĩa nhà báo để tống tiền các doanh nghiệp, đe dọa các cá nhân có vị trí công tác có những việc làm không minh bạch, hay có hành vi lừa đảo người dân và các tổ chức… Sự xói mòn của đạo đức nghề nghiệp báo chí và suy thoái của người làm báo đi liền với quá trình thương mại hóa, đã, đang diễn ra. Áp lực lợi nhuận kinh doanh, thời gian hoàn thành công việc đặt một bộ phận không nhỏ người làm báo vào tình thế sẵn sàng vi phạm các nguyên tắc đạo đức để kịp thời tạo ra những ấn phẩm truyền thông có thể tiêu thụ nhanh với giá rẻ.
Thực tế cho thấy, sai phạm của một cá nhân người làm báo đều liên đới đến cơ quan báo chí mà trực tiếp là những người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành tờ báo đó. Khi xử lý một sai phạm trên báo chí, người chịu trách nhiệm trực tiếp, đầu tiên trước pháp luật, trước xã hội là người đứng đầu, quản lý đơn vị báo chí; sau đó là những người liên quan, người trực tiếp gây ra sai phạm.
Vì vậy, xây dựng đạo đức nghề nghiệp báo chí và phòng, chống, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong hoạt động báo chí là xây dựng đạo đức, cách hành nghề trong cả dây chuyền hoạt động báo chí để đảm bảo từ khâu đầu đến khâu cuối luôn đúng tôn chỉ, mục đích. Nếu lãnh đạo cơ quan chủ quản báo chí nêu cao trách nhiệm trong tổ chức, quản lý để bảo đảm tờ báo, trang tin hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích và chịu trách nhiệm trước sai phạm, thì mỗi người làm báo cũng cần xác định rõ trách nhiệm của mình. Hiệu quả của công việc và uy tín của mỗi người làm báo luôn luôn phụ thuộc vào sự kết hợp hài hòa giữa trình độ nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, sự say mê nghề nghiệp và khả năng thâm nhập cuộc sống.
Có thể nói, công tác đấu tranh với nhận thức sai lệch cần được triển khai mạnh mẽ để khẳng định rằng, báo chí Việt Nam có vai trò, vị trí quan trọng nhưng không bao giờ được cho đó là quyền lực để gây nên những hành vi sai trái. Và, dù nó có quyền thì quyền ấy chính là quyền “phò chính, trừ tà”, như đồng chí Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam đã nhấn mạnh: “Những người làm báo phải có trách nhiệm góp phần xây dựng một nền báo chí xanh, lành mạnh tích cực, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước, Nhân dân đối với nền Báo chí Cách mạng. Cần xây dựng đội ngũ người làm báo cách mạng Việt Nam luôn giữ “Tâm sáng, lòng trong, bút sắc”.
Khánh An
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
(CLO) Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 300 triệu đồng.
(CLO) UBND TP Hà Nội quyết định thành lập Tổ công tác đánh giá Hồ sơ đăng ký thực hiện 02 Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội (NƠXH) Tiên Dương 1 và xây dựng Khu nhà ở xã hội Tiên Dương 2, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính mong muốn Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa) ra đời phải là khu công nghiệp thông minh, hiện đại và bền vững, hình thành các hệ sinh thái công nghiệp - đổi mới sáng tạo - đô thị - dịch vụ - công nghệ cao; đảm bảo phát triển hài hòa với cộng đồng, hạ tầng cơ sở và phát triển kinh tế tri thức cho địa phương.
(CLO) Về thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị Quảng Ninh tiếp tục chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương trên tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng" trong công tác tinh gọn, sắp xếp bộ máy.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Ngày 2/4, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương, Sở này vừa ban hành thông báo công khai kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 (đợt 1) trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 3/4, Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ, sáng sớm sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.
(CLO) Trưng bày “Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa - Tiền Giang 2025” giới thiệu hơn 200 hiện vật, trải đều trên các dòng gốm.
(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.
(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,
(CLO) Tin từ Cục Đường sắt (Bộ Xây dựng), dự kiến sẽ có 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.
(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.
(NB&CL) Ồn ào những ngày qua là sự việc liên quan tới việc nhà thơ Nguyễn Quang Thiều lên tiếng nhờ cơ quan chức năng vào cuộc sau khi những câu thơ của ông bị xuyên tạc, bịa đặt trên mạng xã hội. Điều đáng nói là mạng xã hội đang ngày càng trở thành nơi bùng phát các hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự người khác, bất chấp mức hình phạt gia tăng.
(NB&CL) Trong Kết luận 126 về một số nội dung tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Các chuyên gia cho rằng việc sáp nhập các tỉnh thành sẽ giảm bớt gánh nặng quản lý Nhà nước, mở ra không gian sáng tạo và phát triển cho các địa phương.