Cánh diều vàng 2014: Khi diều không... bay!

Thứ sáu, 03/04/2015 10:05 AM - 0 Trả lời

Cánh diều vàng 2014: Khi diều không... bay!

(NB&CL) - Là Giải thưởng điện ảnh lớn hàng năm của Hội điện ảnh VN, được kì vọng sẽ tôn vinh được những sáng tạo độc đáo của nghệ sĩ, từ đó góp phần thúc đẩy điện ảnh phát triển song thời điểm này, sau 12 kỳ trao giải, Cánh diều vàng vẫn chưa đáp ứng được những mong mỏi của giới chuyên môn. Và năm nay, năm thứ 13, Cánh diều vàng dường như đã không thể bay cao.
 
Báo Công luận 
Phim "Thầu Chín ở Xiêm”. 
 
Điện ảnh 2014... khó chọn Cánh diều vàng
Sân chơi của Cánh diều nhiều năm qua chủ yếu dành cho dòng phim tư nhân, những dòng phim chiếm áp đảo của điện ảnh Việt. Song phim Việt có thể thắng lớn ở rạp, vẫn là những phim khó lọt vào Bông sen vàng, vì xét sáng tạo chưa nổi bật.
 
Số lượng phim dự thi ở thể loại phim truyện điện ảnh ở Cánh diều vàng 2014 với 17 phim, nhưng thật khó để chọn ra phim xuất sắc để trao giải cao nhất. 17 phim truyện điện ảnh dự thi Cánh diều vàng 2014 này gồm nhiều phim cháy vé năm qua song không nhiều dấu ấn sáng tạo điện ảnh: “Để Mai tính 2”, “Quả tim máu”, “Chàng trai năm ấy”,"Hương ga"... Trong đó có 4 phim nhà nước không nổi bật về nghệ thuật và kém ở phòng vé: “Sống cùng lịch sử”của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân, “Thầu Chín ở Xiêm”- đạo diễn Bùi Tuấn Dũng, “Những đứa con của làng” - đạo diễn Nguyễn Đức Việt, “Mộ gió”- Nguyễn Hữu Phần... Khả năng thắng giải của phim có vẻ khó đoán, mặc dù "Hương ga" có phần được chú ý hơn cả. 4 phim Nhà nước khả năng đoạt giải không cao,nếu có thì có thể là một giải phụ để dung hòa như mọi năm. Bởi chỉ nhìn sơ qua cũng thấy khó chọn một đại diện xuất sắc nhất cho Cánh diều vàng 2014. Nói như một nhà báo nhận xét thì đúng là «Có lẽ phút cuối đành “so bó đũa chọn cột cờ” thôi!". Bởi thế, sức hút của giải kém cũng là lẽ đương nhiên. 
 
Cánh diều vàng đang quá sức 
Những năm đầu giải thưởng hằng năm của Hội Điện ảnh Việt Nam với tên “Cánh diều” còn mang lại tò mò cũng như kỳ vọng cho rất nhiều người, những người tổ chức, những người làm điện ảnh tư nhân và khán giả yêu mến, quan tâm điện ảnh. Có những ngôn từ lớn dành cho giải như kiểu: kỳ vọng vào một oscar Việt Nam... Song sau nhiều kỳ trao giải Cánh diều vàng nhạt nhẽo, không tạo tiếng vang, khiến những kỳ vọng về giải không còn nhiều, dẫn đến tình trạng thơ ơ của chính nhiều người trong cuộc trước và sau lễ trao giải. Vì sao Cánh diều vàng nên nỗi?
 
Phải chăng vì từng trao giải cho "Long Ruồi"- bộ phim kỷ lục phòng vé nhưng không đặc biệt về nghệ thuật ở 2 mùa trước?
 
Phải chăng trao cho "Những người viết huyền thoại" giải đặc biệt Cánh diều 2013 khi e ngại chỉ duy nhất phim Nhà nước tham dự lại không có giải?Phải chăng vì những năm đầu trao 2 giải vàng cho những phim Nhà nước và tư nhân - quá vênh nhau về mọi mặt để dung hòa? 
 
Phải chăng tiêu chí chấm giải Cánh Diều 2014 bị nhận xét là chung chung: “Đề cao phim điện ảnh, truyền hình có dấu ấn sáng tạo trong nghệ thuật thể hiện, mang đậm bản sắc dân tộc, giàu giá trị nhân văn và đạt hiệu quả xã hội tích cực”. Đây là căn cứ để chấm tất cả các loại phim, từ phim nghệ thuật...
 
Và vì rất nhiều cái không mạnh mẽ nên dần dần Cánh diều vàng đã không thể bay cao như kỳ vọng đặt ra ban đầu.
 
Trước giờ trao giải năm nay Cánh diều vàng nóng hơn bởi các ý kiến của giới truyền thông và những người làm nghề về sự thiếu chuyên nghiệp sau 12 năm tổ chức, về sự nhạt nhòa trong tác phẩm dự thi, về qui mô cũng như tham vọng đề ra đang vượt quá tầm tay...
 
Đến năm thứ 13, Cánh diều vàng có thể nói khá hụt hơi, giải thưởng với nhiều hạng mục cùng qui mô tổ chức tốn kém song BTC vẫn gặp khó khăn trong khâu tài trợ, vẫn phải "liệu cơm gắp mắm" khi tính đến quy mô và cách tổ chức sự kiện,khi thời gian cận kề.Chưa kể Ban giám khảo Cánh Diều có sự góp mặt của nhiều tên tuổi nổi tiếng, lão làng như: Tiến sĩ Trần Luân Kim, NSND Bùi Đình Hạc, đạo diễn Đào Bá Sơn, NSND Trà Giang... nhưng lại thiếu đi những gương mặt trẻ. Các mùa trước cũng thu hút nhiều nghệ sĩ trẻ, mùa giải 2014, BTC còn chưa nắm chắc có quy tụ đông đảo người trong nghề không... 
 
Có không ít ý kiến trả giải thưởng về nguyên bản giản dị của nó- giải thưởng thường niên như Hội Điện ảnh đã từng làm nếu không tạo ra tiếng vang tốt, như giống các Hội nghệ sĩ sân khấu, Hội âm nhạc hay mỹ thuật vẫn đang làm...
Hằng Nga 
 

Tin khác

Hoa hậu Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ văn hóa đọc

Hoa hậu Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ văn hóa đọc

(CLO) Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện lễ khai mạc Ngày Sách và Văn Hóa đọc Việt Nam lần 3 năm 2024 với vai trò Đại sứ văn hóa đọc TP.HCM.

Đời sống văn hóa
Công bố tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT nghề thủ công mỹ nghệ

Công bố tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT nghề thủ công mỹ nghệ

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 43/2024/NĐ-CP ngày 19/4/2024 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân (NSND), Nghệ nhân ưu tú (NSƯT) trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.

Đời sống văn hóa
Kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa

Kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa

(CLO) Tối 19/4, tại Đình Ngự Triều Di Quy - Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đông Anh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1085 năm Đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024).

Đời sống văn hóa
Khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề 'Giữ nghề xưa trên phố'

Khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố"

(CLO) Chiều 19/4 tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội, số 50 phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra chương trình khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".

Đời sống văn hóa
Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách 'Thưởng thức triết học'

Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách "Thưởng thức triết học"

(CLO) Nhân dịp bộ sách Thưởng thức triết học ra mắt độc giả Việt Nam, ngày 20/4 tới đây tại Hà Nội, Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng và Viện Pháp tại Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu và ra mắt bộ sách với chủ đề "Mỗi đứa trẻ là một triết gia".

Đời sống văn hóa