“Cát tặc” đe dọa an toàn của những con đê trong mùa mưa bão

Thứ ba, 07/07/2020 07:42 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thời gian qua, nhiều vụ vi phạm khai thác cát trái phép đã được các cơ quan chức năng kiểm tra xử lý, thậm chí truy tố nhưng tình trạng này vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, đe dọa an toàn hành lang đê điều trong mùa mưa bão.

Việc khai thác cát quá mức là một trong những nguyên nhân gây sạt lở nghiêm trọng bờ sông. Ảnh: TL

Việc khai thác cát quá mức là một trong những nguyên nhân gây sạt lở nghiêm trọng bờ sông. Ảnh: TL

Trong thời gian qua, việc khai thác khoáng sản trái phép, nhất là khai thác cát, sỏi lòng sông luôn là vấn đề phức tạp; công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm trong khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép ngày càng khó khăn, phức tạp. Đặc biệt là gây thất thoát tài nguyên, ô nhiễm nguồn nước, sạt lở bờ sông, bãi sông…

Thống kê cho thấy từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận xảy ra 16 loại hình thiên tai với 186 trận dông, lốc, mưa lớn xảy ra ở 43 tỉnh, thành phố. Thiên tai đã khiến 47 người chết, 130 người bị thương, ước thiệt hại về kinh tế khoảng 3.400 tỉ đồng.

Trong đó có 9 trận dông, lốc, mưa lớn trên diện rộng tại 21 tỉnh, thành phố. Tình hình mưa đá và giông lốc đặc biệt bất thường, kéo dài và trên diện rộng tại các tỉnh miền núi phía Bắc; hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng; 31 vụ sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển tại Đồng bằng sông Cửu Long, miền núi phía Bắc bắt đầu có mưa lũ cục bộ,...

Theo ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện một số hệ thống công trình phòng chống thiên tai, tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kỹ thuật, cơ sở dữ liệu phục vụ cho chỉ đạo điều hành trong lĩnh vực phòng chống thiên tai còn nhiều bất cập hoặc còn thiếu và chưa đồng bộ.

Công tác thông tin, tuyên truyền vẫn chưa truyền tải được kịp thời đến các cấp chính quyền và người dân nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều lĩnh vực trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai chưa được nghiên cứu hoặc chưa phù hợp với thực tiễn, khả năng ứng dụng chưa cao.

Đặc biệt để bảo vệ an toàn hệ thống đê điều góp phần nâng cao năng lực phòng chống thiên tai, các địa phương cần xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về khai thác bãi sông đang diễn ra ở các hệ thống sông như: sông Hồng, Thái Bình, sông Đáy, sông Cả, sông Mã, các vùng ở đồng bằng sông Cửu Long.

Tại Hà Nội, Công an Thành phố đã triển khai Kế hoạch “Tăng cường công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, tập kết bến bãi, kinh doanh khoáng sản và bảo vệ đê điều trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Thống kê từ ngày 19/12/2019 - 18/5/2020, lực lượng chức năng đã phát hiện, kiểm tra bắt giữ 77 vụ, 81 đối tượng khai thác cát trái phép, tạm giữ 82 phương tiện các loại, xử phạt vi phạm hành chính 56 vụ với số tiền trên 2,3 tỷ đồng, 19 vụ đang trong quá trình giải quyết. Đặc biệt bàn giao một vụ và một đối tượng có dấu hiệu phạm tội về khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép cho Công an quận Bắc Từ Liêm để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Mới đây nhất, ngày 26/5, Công an Thành phố đã huy động hơn 100 cán bộ, chiến sỹ tiến hành kiểm tra, phát hiện 13 tàu đang khai thác, chở cát trái phép trên sông Hồng thuộc địa bàn quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh, tạm giữ 13 tàu cùng 33 đối tượng liên quan để điều tra làm rõ.

Thông tin từ Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi Đỗ Văn Thành cho biết, cần có nghiên cứu, xem xét và tư vấn đánh giá đầy đủ để làm cơ sở trong quy hoạch phòng, chống thiên tai thời gian tới. Tiếp tục nghiên cứu tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chính phủ có chính sách chung để quản lý lĩnh vực khai thác cát.

Đây là điểm nóng, trong khi cứ thả kè hàng trăm tỷ, hàng nghìn tỷ nhưng vẫn khai thác cát hàng ngày với hàng nghìn, hàng triệu mét khối thì không kè nào đủ được và sạt lở vẫn tiếp tục diễn ra. Đề nghị cần phải có tiếng nói chung và tiếp tục quyết liệt lĩnh vực khai thác cát để bảo vệ bờ sông và cho đê được an toàn.

Mặc dù thời gian qua nhiều vụ vi phạm khai thác cát trái phép đã được các cơ quan chức năng kiểm tra xử lý, thậm chí truy tố nhưng tình trạng này vẫn chưa được cải thiện nhiều và vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp tại nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng cát, sỏi làm vật liệu san lấp, xây dựng công trình hạ tầng ngày càng lớn, cung không đủ cầu. Tuy nhiên nước ta chưa phát triển nhiều loại hình nguyên liệu thay thế cát, sỏi lòng sông từ đá và vật liệu giàu silic. Công nghệ khai thác cát, sỏi lòng sông đơn giản, phương tiện khai thác cát, sỏi gọn nhẹ và linh hoạt nên hoạt động khai thác trái phép diễn ra bất kể ngày đêm, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng.

Bên cạnh đó còn có địa phương chưa thực sự kiên quyết xử lý trách nhiệm người đứng đầu, nhất là cấp cơ sở khi để tình trạng khai thác cát trái phép ngang nhiên diễn ra. Nhất là chưa có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các địa phương, nhất là khu vực giáp ranh; không xử lý kiên quyết, kịp thời với vi phạm.

Để ngăn chặn hiệu quả việc khai thác cát, sỏi trái phép công tác quản lý chặt chẽ từ khâu mua bán, vận chuyển, tập kết phải được thực hiện. Chế tài xử phạt đối với hành vi khai thác cát, sỏi trái phép phải bảo đảm đủ sức răn đe, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật.

Thế Anh

Tin khác

CSGT Quảng Bình 'tung' 100% quân số đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

CSGT Quảng Bình 'tung' 100% quân số đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

(CLO) Đến thời điểm này, lực lượng CSGT trong toàn tỉnh Quảng Bình đã bố trí 100% quân số trực, sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân.

Giao thông
Kẹt xe 10km trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận do tai nạn ô tô liên hoàn

Kẹt xe 10km trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận do tai nạn ô tô liên hoàn

(CLO) Vụ tai nạn liên hoàn giữa 3 xe ô tô trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận khiến giao thông hướng TP.HCM đi miền Tây ùn tắc nghiêm trọng, lượng lớn phương tiện nối đuôi nhau mắc kẹt kéo dài hơn 10km.

Giao thông
Mặt đường đèo Lò Xo nứt toác, sắt thép lộ ra ngoài gây mất an toàn giao thông

Mặt đường đèo Lò Xo nứt toác, sắt thép lộ ra ngoài gây mất an toàn giao thông

(CLO) Đèo Lò Xo là cung đường ám ảnh nhất với cánh tài xế đường dài vì có độ dốc dài, quanh co với nhiều “điểm đen” tai nạn. Nguy hiểm hơn, hiện nay mặt đường đèo còn xuất hiện chằng chịt vết nứt lớn tạo thành những rãnh sâu, sắt thép lộ ra ngoài gây mất an toàn giao thông.

Giao thông
Hà Nội: Sẽ có 5 địa điểm trông giữ phương tiện cho du khách dịp nghỉ lễ

Hà Nội: Sẽ có 5 địa điểm trông giữ phương tiện cho du khách dịp nghỉ lễ

(CLO) Phòng Cảnh sát giao thông - Công an Thành phố Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan thống nhất tổ chức 5 địa điểm tập kết, trông giữ phương tiện phục vụ nhân dân và du khách đến thăm, viếng tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các di tích lân cận.

Giao thông
Lào Cai: Khuyến cáo tình trạng nhiều phương tiện Việt Nam bị lưu giữ tại Trung Quốc

Lào Cai: Khuyến cáo tình trạng nhiều phương tiện Việt Nam bị lưu giữ tại Trung Quốc

(CLO) Thời gian gần đây, tình trạng phương tiện Việt Nam bị lưu giữ trái phép tại thị trấn Hà Khẩu (Trung Quốc) ngày càng nhiều.

Giao thông