Trao đổi nghiệp vụ giữa Báo Hải Dương và Báo Quảng Ngãi
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
Theo dõi báo trên:
Giáo dục miền núi nhiều năm nay đã được thay đổi, chất lượng giáo dục đi lên. Để có được những thành công như bây giờ, chính là nhờ công lao lớn của nhiều lớp giáo viên bỏ phố thị, bỏ quê hương để lên vùng cao dạy học. Câu chuyện của cô giáo Nguyễn Thị Yên (SN 1981) ở Tam Hưng, Thanh Oai, Hà Nội và thầy Nguyễn Thanh Tuấn ở Trà Bình, Trà Bồng, Quảng Ngãi là những ví dụ điển hình.
Đến bây giờ, cô Nguyễn Thị Yên cũng khó để lý giải được vì đâu cô lại gắn bó với giáo dục Lai Châu lâu đến vậy. Với trình độ cử nhân Ngoại ngữ, cô Yên sẽ không khó để có một công việc tại Thủ đô. Ấy nhưng, cô Yên đã cùng chồng quyết định lên vùng cao Lai Châu dạy học.
Học sinh của cô Yên nhiều em đã đạt giải trong các kỳ thi Olympic Tiếng Anh cấp huyện và cấp tỉnh.
Mặc dù, dạy học tại Ngôi trường Bản Nậm Sảo 1, Trung Chải, Nậm Nhùn, Lai Châu nhưng suốt 14 năm trời cô luôn phải đi lại dạy học tại nhiều ngôi trường vì tình trạng thiếu giáo viên ngoại ngữ. “Hiện tại, giáo viên Tiếng Anh ở vùng cao đang thiếu. Đặc biệt giáo viên Tiếng Anh bậc tiểu học. Cả huyện Nậm Nhùn chỉ có 2 giáo viên. Chính vì thế, tôi phải cáng đáng thêm việc dạy Tiếng Anh tại nhiều trường học cùng một lúc” - cô Yên chia sẻ.
Khó thể đong đếm hết được những vất vả của chừng ấy năm lên vùng cao dạy học, bởi cô Nguyễn Thị Yên nhiều năm liền phải di chuyển giữa các trường. Những ngôi trường miền núi, gần nhau cũng phải tính đến hàng chục km. Nhưng đó chưa phải là điểm khó nhất đối với những “người lái đò” trên những đỉnh núi mù sương Lai Châu. “Học sinh chủ yếu là con em đồng bào dân tộc. Các em Tiếng Việt còn chưa sõi, nên để dạy Tiếng Anh đối với các em thử thách càng khó khăn hơn” – cô Yên kể.
Cô giáo Nguyễn Thị Yên cùng các học trò. Ảnh TL
Do thiếu giáo viên nên các tiết học môn Tiếng Anh cũng đều phải ghép 2 lớp dồn thành một, đòi hỏi giáo viên vừa phải có kỹ năng quản lý lớp vừa có phương pháp giảng dạy phù hợp để tất cả các em học sinh có thể tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng nhất. Trước những khó khăn đó, cô Yên càng tự thôi thúc mình không ngừng nỗ lực nghiên cứu những sáng kiến trong đổi mới phương pháp giảng dạy. Cô Yên tranh thủ buổi tối tham gia các khóa học ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm thông minh hỗ trợ dạy Tiếng Anh để nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn.
Lớp học Tiếng Anh của cô Yên.
Những nỗ lực đó của cô Yên được đền đáp xứng đáng khi cô giành được nhiều bằng khen, giải thưởng vì có nhiều sáng kiến, kinh nghiệm trong dạy học. Nhiều học trò của cô đạt giải cao trong các kỳ thi, học sinh của cô Yên nhiều em đã đạt giải trong các kỳ thi Olympic Tiếng Anh cấp huyện và cấp tỉnh.
Nói về mong muốn của mình, cô Yên chia sẻ: “Giáo dục vùng cao nay đã bớt khó khăn hơn trước rất nhiều. Tôi mong rằng, sẽ có nhiều giáo viên Tiếng Anh vùng xuôi tình nguyện lên vùng cao dạy học. Để học sinh vùng cao có điều kiện học Tiếng Anh, cũng đỡ đần công sức cho giáo viên như tôi không còn phải đi dạy học một lúc nhiều trường” – cô Yên chia sẻ.
Dạy học vùng cao khó khăn là thế nhưng cũng mang lại cho cô nhiều niềm vui. Tâm sự với phóng viên, cô Yên chia sẻ, cô nghĩ đơn giản lắm, ở đâu không quan trọng, miễn là có vợ chồng cùng chia sẻ. Và quan trọng là giá trị mình trao cho các em nhỏ nơi đây, chúng quá vất vả và thiệt thòi. “Từ trước đến giờ tôi dạy thêm học sinh vào các ngày cuối tuần nhưng chưa bao giờ thu tiền của các em. Tôi dạy hoàn toàn miễn phí” – cô Yên kể.
Hiện cô có một tổ ấm hạnh phúc, cả hai vợ chồng đều là giáo viên, chồng cô Yên cũng là giáo viên ngoại ngữ bậc THCS. Dạy học vùng cao mỗi khi trời mưa gió, việc đi lại khó khăn, đường trơn, đá lở là những ám ảnh thường trực khiến những giáo viên như cô Yên luôn lo lắng, sợ hãi. Tuy nhiên, tình yêu nghề đã giúp họ chiến thắng nỗi sợ đó để gắn bó lâu dài với giáo dục vùng cao.
Nếu cô Nguyễn Thị Yên có 14 năm rời Thủ đô để đưa Tiếng Anh đến với học sinh miền núi Lai Châu, thì thầy Nguyễn Thanh Tuấn (SN 1975 - Trà Bình, Trà Bồng, Quảng Ngãi) lại có tới 28 năm dạy học ở huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi.
Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Trà Bùi đóng trên địa bàn xã khó khăn, nơi thầy Tuấn dạy học lại càng khó khăn hơn bởi đó là điểm lẻ (ở thôn Nước Nia) cách điểm trường chính 55km. Để vào được điểm trường này, thầy Tuấn phải vượt qua nhiều đoạn dốc núi cheo leo, ngoằn ngoèo, luôn tiềm ẩn nguy cơ sạt lở trong mùa mưa lũ. Những tháng mùa đông mưa gió, sạt lở thầy Tuấn phải ở lại có khi tới gần 2 tháng, nhưng bằng lòng yêu nghề và đặc biệt là sự yêu thương dành cho những học trò người Co nơi đây nên thầy Tuấn đã gắn bó với điểm trường lẻ xa xôi này gần 24 năm.
Theo thầy Tuấn, việc gắn bó dạy học tại điểm trường lẻ nằm giữa núi rừng miền Trung là một hành trình rất dài. “Đường dốc đá trơn trượt vào mùa mưa, những đoạn đường tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sạt lở đất, đá lăn nguy hiểm, những con suối tiềm ẩn nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ cuốn,… Có những lúc nước suối lớn chúng tôi phải đi bộ hơn 20 cây số đường đất để đến được điểm trường” – thầy Tuấn kể.
Thầy Nguyễn Thanh Tuấn tận tình dạy dỗ các học sinh miền núi tỉnh Quảng Ngãi.
Cũng theo thầy Tuấn, nhiều lần nhà trường phân công thầy dạy ở điểm trường trung tâm nhưng rồi thầy phải tình nguyện đi vì thầy không nhận thì các cô giáo trẻ khác phải đi. “Không lẽ mình đàn ông con trai lại “chọn việc nhẹ nhàng”, đẩy phần việc khó khăn cho các giáo viên nữ”, thầy Tuấn tâm sự.
Nói về vất vả, chắc khó thể đong đếm cho hành trình dạy học nơi “thâm sơn cùng cốc” giữa đại ngàn Đông Trường Sơn của thầy Tuấn. Vì điểm trường không có nhà công vụ, chỗ ở, sinh hoạt bấy nhiêu năm thầy giáo Tuấn chỉ đơn giản là kê bàn ghế ở nơi góc lớp để ngủ. Thật khó để hình dung, trong điều kiện như vậy mà thầy Tuấn đã vượt qua được chừng ấy năm trời để mang cái chữ đến cho học sinh nghèo nơi đây.
Thầy Tuấn đã vượt qua rất nhiều khó khăn vất vả để mang cái chữ đến cho học sinh nghèo miền núi tỉnh Quảng Ngãi.
Còn bất ngờ hơn, con gái thầy Tuấn làm giáo viên, cũng đã tình nguyện về điểm trường nơi cha dạy học. Có con gái về dạy học cùng thầy Tuấn cũng vui hơn. Một sự tiếp nối sự nghiệp trồng người của hai cha con thầy Tuấn nơi núi rừng Trường Sơn thực sự gây xúc động lớn.
Thầy Tuấn chơi thể thao cùng các học sinh.
Câu chuyện dạy học của cô giáo Nguyễn Thị Yên và thầy Nguyễn Thanh Tuấn cho thấy, để có một nền giáo dục phát triển toàn diện, để học sinh nơi vùng sâu, vùng xa cũng được học tập bài bản là cả một sự nỗ lực lớn lao của cả hệ thống chính trị. Trong đó, vai trò của những người thầy, người cô rất quan trọng. Những câu chuyện vượt khó, vươn lên của các nhà giáo như cô Yên, thầy Tuấn thực sự là những câu chuyện truyền cảm hứng, minh chứng sinh động nhất cho câu nói: “Nghề giáo là nghề cao quý nhất”.
Trinh Phúc
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
(CLO) Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 300 triệu đồng.
(CLO) UBND TP Hà Nội quyết định thành lập Tổ công tác đánh giá Hồ sơ đăng ký thực hiện 02 Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội (NƠXH) Tiên Dương 1 và xây dựng Khu nhà ở xã hội Tiên Dương 2, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính mong muốn Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa) ra đời phải là khu công nghiệp thông minh, hiện đại và bền vững, hình thành các hệ sinh thái công nghiệp - đổi mới sáng tạo - đô thị - dịch vụ - công nghệ cao; đảm bảo phát triển hài hòa với cộng đồng, hạ tầng cơ sở và phát triển kinh tế tri thức cho địa phương.
(CLO) Về thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị Quảng Ninh tiếp tục chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương trên tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng" trong công tác tinh gọn, sắp xếp bộ máy.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Ngày 2/4, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương, Sở này vừa ban hành thông báo công khai kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 (đợt 1) trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 3/4, Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ, sáng sớm sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.
(CLO) Trưng bày “Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa - Tiền Giang 2025” giới thiệu hơn 200 hiện vật, trải đều trên các dòng gốm.
(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.
(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,
(CLO) Tin từ Cục Đường sắt (Bộ Xây dựng), dự kiến sẽ có 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.
(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản về việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong tổ chức, hoạt động dạy thêm, học thêm (DTHT).
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đã kết thúc và những thành viên xuất sắc nhất đã được lựa chọn đại diện cho Việt Nam.
(CLO) Một trong những thay đổi trong tuyển sinh đại học của năm 2024 so với các năm trước đây chính là sự tăng lên gần 20 nghìn thí sinh theo học các ngành STEM so với năm 2023 và được đánh giá là xu thế rất tích cực.
Hơn 5 nghìn cơ hội việc làm được gần 70 doanh nghiệp trong và ngoài nước mang tới Ngày hội việc làm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) năm 2025, phản ánh niềm tin của các doanh nghiệp vào năng lực của sinh viên HaUI, cũng như nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.
Chiều 29/3, tại Trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) phối hợp cùng Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4) - Đài Truyền hình Việt Nam chính thức ra mắt chương trình truyền hình “Tiếng Việt diệu kì”, hướng tới cộng đồng trẻ em người Việt sinh sống tại nước ngoài.
(CLO) Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: “Chấm dứt dạy thêm học thêm, bây giờ không còn là dự lệnh nữa, mà phải trở thành mệnh lệnh của toàn ngành chúng ta”.
(CLO) Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nguyễn Ngọc Hà, thầy cô cần ôn tập cho học sinh tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kĩ năng với thực tế, thực tiễn, đặc biệt là với những nội dung phân hóa nhằm đánh giá đúng năng lực của học sinh.
(CLO) S-Race 2025 chính thức khởi tranh tại Hà Tĩnh, mở đầu cho mùa giải mới với sự tham gia của hơn 10.000 vận động viên (VĐV), góp phần lan tỏa tinh thần rèn luyện thể chất và kết nối cồng đồng học đường.