(CLO) Lợi nhuận liên tục đi xuống qua từng quý có lẽ cũng không phải vấn đề quá lớn với Sữa Quốc tế, bởi CEO Đặng Phạm Minh Loan từng chia sẻ: “Lợi nhuận và doanh thu là kết quả, không phải nguyên nhân, càng không phải là mục đích cuối cùng của Sữa Quốc tế”.
Kết quả kinh doanh thấp nhất trong vòng 4 quý gần đây
Theo báo cáo tài chính quý III, CTCP Sữa Quốc Tế (mã IDP) ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.630 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ. Giá vốn tăng mạnh hơn với 41% kéo biên lãi gộp co lại còn 37,2% từ mức 41,1% cùng kỳ năm ngoái.
Trong kỳ, các chi phí gia tăng không đáng kể trong đó chi phí quản lý bán hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất tăng 6% lên 332 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, Sữa Quốc tế lãi ròng 192 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ nhưng thấp hơn 11% so với quý trước. Đây cũng là con số thấp nhất trong vòng 4 quý của doanh nghiệp này.
Lợi nhuận liên tục đi xuống qua từng quý có lẽ cũng không phải vấn đề quá lớn với Sữa Quốc tế bởi CEO Đặng Phạm Minh Loan từng chia sẻ với truyền thông rằng: “Lợi nhuận và doanh thu là kết quả, không phải nguyên nhân, càng không phải là mục đích cuối cùng của Sữa Quốc tế”.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Sữa Quốc tế ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 4.415 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 645 tỷ đồng, lần lượt tăng 22% và 19% so với cùng kỳ năm 2021. Trong 2022, IDP đề ra mục tiêu doanh thu thuần 5.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 452 tỷ đồng. Với kết quả đạt được, IDP đã thực hiện được 80% kế hoạch doanh thu năm và vượt gần 43% kế hoạch lợi nhuận sau thuế cả năm đề ra.
Tính đến cuối quý III, tổng tài sản của Sữa Quốc tế đạt 3.633 tỷ đồng, tăng 667 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất là tiền và đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn ghi nhận hơn 1.397 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn của IDP tăng đột biến từ 350,4 tỷ ở đầu năm lên 858,7 tỷ đồng vào 30/9 chủ yếu từ việc tăng khoản tạm ứng cho nhân viên tăng vọt lên mức 506 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính quý III chưa ghi nhận các khoản đầu tư vào công ty con của Sữa Quốc tế. Tuy nhiên, vào ngày 23/8, Sữa Quốc tế đã được thông qua việc góp vốn thành lập và cử người đại diện quản lý phần góp vốn tại CTCP Đầu tư Green Light với số vốn góp là 499,9 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu 99,98%.
Tài sản xây dựng dở dang dài hạn của Sữa Quốc tế cũng tăng 258 tỷ đồng so với đầu năm, ghi nhận ở mức 275 tỷ đồng. Trong 2022, công ty có kế hoạch đầu tư cho dự án CTCP Sữa Quốc Tế - Chi nhánh Bình Dương với tổng vốn đầu tư 2.800 tỷ đồng.
Thời điểm 30/9, tổng nợ phải trả của Sữa Quốc tế ở mức hơn 1.900 tỷ đồng, toàn bộ là ngắn hạn. Trong đó, công ty vay nợ 640,5 tỷ đồng, tăng 99 tỷ đồng so với đầu năm. Tính đến cuối quý III, vốn chủ sở hữu của Sữa Quốc tế đạt gần 1.730 tỷ đồng trong đó lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tích lũy được 860 tỷ đồng.
Công ty sữa lấn sân mảng bất động sản khi kinh doanh gặp khó
Trước đó, IDP cũng đã thông qua nghị quyết HĐQT việc góp vốn thành lập CTCP Green Light có vốn điều lệ tỷ đồng trong đó IPP nắm 99,98%. Công ty này đặt trụ sở ở số 217 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1, TP HCM. Ngành nghề kinh doanh chính là kinh doanh bất động sản và tư vấn quản lý (trừ tư vấn tài chính, kế toán, pháp luật).
Theo nghị quyết, Sữa Quốc tế giao bà Chu Hải Yến, Phó Tổng giám đốc và ông Phan Văn Thắng, Kế toán trưởng đại diện quản lý phần vốn góp của doanh nghiệp này tại Green Light.
Ghi nhận trên báo cáo tài chính quý II/2022, Sữa quốc tế IDP không có các công ty con mà chỉ bao gồm các đơn vị trực thuộc là văn phòng đại diện ở quận 1, TP HCM; nhà máy sữa quốc tế Ba Vì và một chi nhánh ở Bình Dương. Như vậy, nếu góp vốn thành công, Green Light sẽ trở thành công ty con đầu tiên của Sữa Quốc tế.
Thành lập năm 2004 tại Hà Nội, Sữa Quốc tế xây nhà máy thứ hai tại Ba Vì sau 6 năm và dần trở thành thương hiệu tầm trung có ảnh hưởng ở phía Bắc. Đến năm 2014, IDP nhận đầu tư 75 triệu USD từ VinaCapital và Tập đoàn đầu tư Daiwa (Nhật Bản). Tuy nhiên, khó khăn đã ập đến ngay sau khi nhận vốn đầu tư. Từ năm 2014 - 2018, Sữa Quốc tế chỉ thoát lỗ duy nhất năm 2015 và phải đến 2019 mới có lãi trở lại sau giai đoạn tái cơ cấu.
Hiện tại, công ty có 2 nhà máy tại Hà Nội và TP HCM với hơn 1.800 lao động. Sữa Quốc tế đang sản xuất và phân phối các sản phẩm như sữa tươi Lof, Kun, sữa chua Ba Vì... Đầu năm nay, công ty đã thông qua chủ trương đầu tư dự án chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng tại khu công nghiệp Bàu Bàng, Bình Dương. Dự án có vốn đầu tư 2.800 tỷ, trong đó Sữa Quốc tế góp 300 tỷ và vay 2.500 tỷ đồng.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, Việt Nam coi Hoa Kỳ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược và mong muốn cùng Hoa Kỳ tiếp tục đưa khuôn khổ quan hệ mới đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị của nhau, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước và đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và thế giới.
(CLO) Ngày 31/10, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh phối hợp Trung tâm Truyền thông Tài nguyên-Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức Hội nghị “Truyền thông phổ biến chính sách giảm thiểu nhựa cho ngành hàng thực phẩm tươi sống, đông lạnh”.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Qatar Sheikh Mohamed bin Abdurahman Al Thani cùng thống nhất quan hệ Việt Nam-Qatar đã bước vào một giai đoạn mới sâu sắc và toàn diện hơn. Để đáp ứng nhu cầu và khai thác tiềm năng hợp tác giữa hai nước, hai Thủ tướng đã trao đổi và nhất trí sớm nâng quan hệ song phương lên tầm cao mới.
(CLO) Sau 17 mùa tổ chức thành công rực rỡ, chiều 31/10 tại Hà Nội, Ban tổ chức Aquafina Vietnam International Fashion Week tổ chức sự kiện họp báo, thông tin về chương trình Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam 2024, với sự tham dự của 16 nhà thiết kế cùng nhiều người mẫu nổi tiếng trong nước.
(CLO) Chiều 31/10, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã diễn ra Lễ trao giải thưởng “Tác phẩm truyền thông số góp phần cải thiện tiếp cận an sinh xã hội trong nền kinh tế số”.
(CLO) Đến năm 2025 ngành du lịch sẽ xây dựng, hỗ trợ đầu tư ít nhất 10 điểm đến du lịch cộng đồng tiêu biểu của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
(CLO) Ngày 31/10, tại Thành phố Lào Cai, lãnh đạo báo Tiền Phong đã làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai, giới thiệu nhân sự và đề xuất đặt trụ sở Văn phòng đại diện báo Tiền Phong khu vực Tây Bắc (Văn phòng đại diện Tây Bắc Bộ).
(CLO) Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) sẽ đẩy mạnh diễn tập thực chiến về an toàn thông tin ở quy mô quốc gia, đưa ra các thao trường mạng, để các doanh nghiệp đưa đội ngũ của mình tham gia.
(CLO) Ngày 31/10, Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo ABAII, thành viên của Hiệp hội Blockchain Việt Nam, tổ chức Hội thảo “Blockchain và AI: Làm chủ công nghệ, làm chủ tương lai”.
(CLO) Tuyến leo núi lên đỉnh Lang Biang tạm dừng hoạt động do thời tiết không thuận lợi, du khách tổ chức đi bộ lên núi tự phát, không đảm bảo an toàn.
(CLO) Dự báo, trong 10 ngày đầu tháng 11, sẽ có nhiều loại hình thái thời tiết nguy hiểm ảnh hưởng đến nước ta. Trên Biển Đông có thời tiết xấu; trên đất liền mưa lớn diện rộng, gây ra lũ lớn trên báo động 3 ở các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ; Bắc bộ cũng sẽ đón đợt rét đầu tiên của mùa Đông năm nay từ đêm 4/11.
(CLO) Chiều 31/10, tại trụ sở Báo Nhân Dân, Hà Nội, lãnh đạo Báo Nhân Dân và các thành viên Đoàn công tác Viện đào tạo nâng cao báo chí Thụy Điển (FOJO) đã có buổi trao đổi thân mật và cởi mở về chiến lược và quá trình đổi mới, sáng tạo của Báo Nhân Dân.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Công ty QatarEnergy tăng cường đầu tư, đẩy mạnh hợp tác dầu khí, năng lượng với các đối tác Việt Nam, đặc biệt với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để tăng cường khả năng tự chủ của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất điện khí; cũng như hợp tác triển khai các dự án thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí, điện gió ngoài khơi, năng lượng mặt trời, hydrogen…
(CLO) Nhiều chuyến bay đi/đến Đài Loan (Trung Quốc) của các hãng hàng không Việt Nam trong ngày 31/10 và 1/11 đã phải điều chỉnh lịch khai thác do ảnh hưởng của bão Kong-rey.
(CLO) Sau khi bị chó hoang vào trường cắn, gia đình không đưa cháu bé đi tiêm ngừa mà tìm đến thầy lang để “cào dại". Tuy nhiên, sau khoảng 1 tháng, bé trai phát bệnh và tử vong.
(CLO) Ngày 31/10, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí – Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức khóa Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phần mềm Adobe Photoshop trong biên tập và xử lý ảnh báo chí.
(CLO) Chỉ số VN-Index tăng 5,85 điểm (0,46%), lên 1.264,48 điểm phiên ngày 31/10. Sau khi loạt ngân hàng công bố báo cáo tài chính quý 3/2024 ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt, nhóm cổ phiếu “vua” đã hút mạnh dòng tiền từ các nhà đầu tư.
(CLO) Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm cho thấy CTCP Tập đoàn Thiên Long (Mã: TLG) đã vượt kế hoạch kinh doanh cả năm 11% chỉ sau 9 tháng. Cổ phiếu TLG cũng tăng giá 22% so với vùng đáy hồi tháng 2/2024.
(CLO) Doanh thu sụt giảm, chi phí lãi vay cao, EVNGENCO 3 (PGV) phải báo lỗ 459 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm. Tổng nợ vay hơn 32.500 tỷ vẫn đang đè nặng lên kết quả kinh doanh của đơn vị.
(CLO) Hoạt động vận tải cảng biển khởi sắc, CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (Mã: HAH) vừa công bố lợi nhuận Quý 3/2024 tăng 146% so với cùng kỳ, đạt 277 tỷ đồng.
(CLO) CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai - HAGL Agrico (Mã: HNG) vừa lỗ thêm 182 tỷ đồng trong Quý 3/2024. Nguyên nhân do lỗ chênh lệch tỷ giá, sản lượng chuối giảm và khai thác cao su chưa hiệu quả.
(CLO) Hoạt động cảng biển có diễn biến thuận lợi cùng các khoản đầu tư công ty liên doanh liên kết có lãi, Gemadept (Mã: GMD) ghi nhận lợi nhuận Quý 3/2024 tăng 26,7%.
(CLO) Tổng Công ty Phát Điện 3 - CTCP (EVNGENCO 3 - Mã: PGV) đang trải qua giai đoạn sụt giảm doanh thu. Gánh nặng chi phí tài chính tăng gấp đôi lên 2.447 tỷ đồng khiến công ty phải báo lỗ 946 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm