Chấn động: Văn bằng 2 Tiếng Anh Đại học Đông Đô là bằng thật

Thứ hai, 04/01/2021 18:11 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo các chuyên gia thì phôi văn bằng 2 ngoại ngữ Đại học Đông Đô là thật nên không thể phát hiện được là văn bằng không được cấp đúng quy định.

Theo nguồn tin của Nhà báo và Công luận, hiện nay, cơ quan điều tra xác định trường Đại học Đông Đô đã cấp bằng cử nhân ngành ngôn ngữ tiếng Anh cho 626 trường hợp, nhưng chỉ có 216 trường hợp có thông tin để xác minh.

Kết quả xác minh xác định, trong số 216 trường hợp thì có tới 193 người được cấp bằng không qua tuyển sinh, đào tạo hoặc không đủ điều kiện để cấp bằng (số bằng này được cấp trong giai đoạn từ tháng 5/2018 đến tháng 3/2019).

Đối với 193 trường hợp được Trường Đại học Đông Đô cấp bằng giả, có 60 trường hợp sử dụng bằng giả này, trong đó có 55 người sử dụng để nộp hồ sơ xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ, 1 trường hợp thi nâng ngạch thanh tra viên, 1 trường hợp thi công chức, 2 trường hợp khai vào hồ sơ cán bộ, 1 trường hợp nộp hồ sơ xét tuyển thạc sĩ.

Văn bằng 2 Tiếng Anh của Trường Đại học Đông Đô được làm từ phôi thật nên khó phát hiện là giả trước khi cơ quan điều tra chỉ ra.

Văn bằng 2 Tiếng Anh của Trường Đại học Đông Đô được làm từ phôi thật nên khó phát hiện là giả trước khi cơ quan điều tra chỉ ra.

Trong số 55 người sử dụng văn bằng để học tiến sĩ, hiện xác định có tới hơn 20 trường đại học trên cả nước đã sử dụng bằng giả của Trường Đại học Đông Đô làm điều kiện tuyển sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ.

Cụ thể như: Đại học Quốc gia Hà Nội có 5 trường hợp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có 8 trường hợp, Học viện Báo chí - Tuyên truyền có 4 trường hợp, Đại học Huế có 4 trường hợp, Học viện khoa học xã hội 11 trường hợp.

Nhiều người đặt ra câu hỏi, vì sao cho đến khi cơ quan điều tra chỉ ra sai phạm về văn bằng 2 Tiếng Anh tại Trường Đại học Đông Đô thì các trường đại học này mới nhận ra văn bằng 2 Tiếng Anh đó là không hợp pháp?

Đâu là nguyên nhân để những người sử dụng văn bằng 2 Tiếng Anh của Trường Đại học Đông Đô đi học tiến sĩ, bảo vệ tiến sĩ một cách dễ dàng mà không bị phát hiện, xử lý?

Trả lời câu hỏi này, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, Tiến sĩ Lê Việt Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng: “Nguyên nhân các trường đại học không phát hiện được là do bằng Trường Đại học Đông Đô cấp là không phải bằng giả, đó là bằng thật nhưng chất lượng giả, tư cách pháp lý các văn bằng trên là giả.

Chính vì các văn bằng được làm bằng phôi thật, không phải làm bằng phôi giả nên không thể phát hiện”.

Cũng theo tiến sĩ Lê Viết Khuyến, trên thế giới, theo thông lệ thì các trường đại học trong cùng hệ thống công nhận văn bằng của nhau.

Do thông lệ đó nên các trường đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam công nhận văn bằng 2 của Trường Đại học Đông Đô là điều bình thường.

Chính vì hai lý do trên nên mới có tình trạng các nhà trường đều công nhận văn bằng 2 Tiếng Anh của Đại học Đông Đô cho đến khi cơ quan điều tra chỉ ra các sai phạm.

Qua trao đổi với vị chuyên gia này có thể hiểu, để quản lý chất lượng văn bằng có nhiều cách, từ việc hình thành văn hóa chất lượng trong các trường đại học, công tác kiểm tra, thanh tra giám sát… Trong đó công tác kiểm định chất lượng cũng rất quan trọng.

Vị này cho rằng, cần phải xác định đơn vị nào đã từng tiến hành kiểm định chất lượng tại Trường Đại học Đông Đô để quy trách nhiệm.

Hoặc nếu Trường Đại học Đông Đô chưa thực hiện kiểm định chất lượng thì Bộ Giáo dục và Đào tạo phải chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát.

Một lần nữa vị này khẳng định: “Văn bằng Đại học Đông Đô là phôi thật nên là văn bằng thật chứ không giả.

Chỉ là quá trình cấp văn bằng này không đảm bảo tính pháp lý, chất lượng thì thực chất là chất lượng giả”.

Cuối cùng vị này nhấn mạnh, khi đã phát hiện ra bằng thật chất lượng giả thì phải xử lý nghiêm túc.

Cơ quan điều tra đã thông báo thì các trường đại học phải sớm xử lý nghiêm minh các trường hợp sử dụng văn bằng 2 Tiếng Anh của Trường Đại học Đông Đô.

Cũng liên quan đến vấn đề này, có chuyên gia cho rằng một trong những nguyên nhân không phát hiện ra bằng thật chất lượng giả là trình độ Tiếng Anh của các giảng viên và những người ngồi hội đồng chấm luận văn.

Từng có việc, yêu cầu của hội đồng là muốn nghiên cứu sinh trình bày đề tài bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, khi người này trình bày bằng Tiếng Anh mới phát hiện người ngồi trong hội đồng nhưng lại có trình độ Tiếng Anh yếu hơn cả nghiên cứu sinh.

Một số người còn nghe nói, không thành thạo, nên khi nghe nghiên cứu sinh trình bày còn không hiểu hết được nội dung của đề tài.

Việc này không khác nào mang "cháo chấm cơm", khiến học viên cũng phải ngỡ ngàng.

Trinh Phúc

Tin khác

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

(CLO) Trên đường đi học về, em T. (học sinh lớp 7) bất ngờ bị 1 nhóm thanh niên dùng ghế nhựa, mũ bảo hiểm tấn công gây thương tích.

Giáo dục
Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

(CLO) Bà Đỗ Thị Huyền Trang (giáo viên Trường THPT Phạm Văn Đồng, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, Gia Lai) bị tố lừa đảo, chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng. Đáng chú ý, phần lớn nạn nhân lại là các đồng nghiệp của bà Trang.

Giáo dục
Học sinh trường THPT Đại học Quốc gia Hà Nội được học chương trình đại học sớm

Học sinh trường THPT Đại học Quốc gia Hà Nội được học chương trình đại học sớm

(CLO) Theo đó, từ năm học 2024-2025, học sinh THPT của Đại học Quốc gia Hà Nội có thành tích học tập tốt sẽ được học tích lũy một số học phần trong chương trình đào tạo đại học và định hướng nghề nghiệp.

Giáo dục
Nở rộ nhiều mô hình đào tạo đại học giá đắt đỏ: Đầu tư giáo dục thế nào mới khôn ngoan?

Nở rộ nhiều mô hình đào tạo đại học giá đắt đỏ: Đầu tư giáo dục thế nào mới khôn ngoan?

(NB&CL) Theo chuyên gia, đầu tư giáo dục cần phù hợp năng lực con cái cùng với điều kiện kinh tế gia đình và nguyện vọng học tập của các em, tránh chạy theo xa hoa, phù phiếm.

Giáo dục
Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam và Liên bang Nga

Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam và Liên bang Nga

(CLO) Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn và đoàn công tác Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Việt Nam đang có chuyến thăm và làm việc tại Liên bang Nga nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học giữa hai nước.

Giáo dục