Chất lượng giáo dục đại học: Nhiều dấu hiệu đáng quan ngại!

Thứ năm, 18/07/2024 10:54 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Hiện nay nhiều trường lấy đầu vào dễ dãi, cơ sở vật chất yếu, học phí và chi phí đào tạo thấp, hệ thống giảng viên chất lượng không cao nhưng vẫn đào tạo các ngành sức khỏe, công nghệ, tài chính, luật… khiến dư luận lo lắng về  chất lượng của những cử nhân này trong tương lai.

Đừng để đại học thành học đại

Giáo dục đại học nước ta hiện nay đang diễn ra sự phân hóa chất lượng đáng báo động. Nhiều trường đại học có đầu vào rất cao, thậm chí nhiều năm ngưỡng điểm tuyển sinh tiệm cận tuyệt đối. Số học sinh muốn theo học các ngành nghề như báo chí, công nghệ thông tin, AI, y, dược, tài chính… để được vào các trường danh tiếng đòi hỏi sức học vượt trội. Tuy nhiên, bên cạnh những trường như vậy thì có những ngôi trường cũng tuyển sinh và đào tạo các ngành trên lại chỉ lấy điểm đầu vào bằng điểm sàn. Thậm chí, chỉ xét điểm tổng kết học bạ.

Điều đáng lo hơn, bên cạnh tuyển sinh đầu vào dễ dãi thì nhiều trường lại duy trì học phí thấp. Trong khi đó, để đào tạo sinh viên chất lượng đặc biệt ngành y khoa, các trường đại học danh tiếng như Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh… phải tăng học phí, có trường tăng cao ở một số ngành như y đa khoa, răng hàm mặt. Bởi việc duy trì mức học phí thấp sẽ đồng nghĩa với chất lượng đầu ra kém.

Anh Nguyễn Viết Chương ở Nghệ An cho biết, các tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra nếu xem xét trong hồ sơ thì trường nào cũng có đầy đủ yêu cầu nhưng thực tế lại diễn ra không đúng như vậy. Anh Chương nghi ngờ có tình trạng mượn cơ sở vật chất, mượn giảng viên để đạt chuẩn kiểm định. Thậm chí, khi kiểm tra về diện tích đất của nhà trường thì đạt nhưng sau một thời gian trường đã phân lô bán nền.

chat luong giao duc dai hoc nhieu dau hieu dang quan ngai hinh 1

Chất lượng giáo dục đại học là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Ảnh: Đại học Quốc gia Hà Nội

“Tôi thấy rằng, việc quản lý đào tạo là điều hết sức cần thiết. Không thể để các nhà trường tự tung, tự tác đào tạo tràn lan, thiếu kiểm soát. Nếu đào tạo sinh viên ra trường nhưng xã hội không chấp nhận thì điều đó gây lãng phí, tội cho phụ huynh gồng gánh lo cho con em ăn học nhưng cuối cùng tấm bằng đại học ra trường không khác gì trường nghề” – anh Nguyễn Viết Chương tâm sự.

Cũng liên quan đến vấn đề này, nhiều người đặt ra câu hỏi liệu đầu vào thấp, học phí thấp thì các trường đào tạo kiểu gì để có chất lượng. Nguy hiểm hơn, nhiều trường hiện nay không tuyển được sinh viên các ngành tài chính, công nghệ, kỹ thuật lại quay sang mở đào tạo khối ngành sức khỏe để vét thí sinh. Việc các trường đại học tiền thân là trường nghề, trường mới thành lập nhưng đã mở rộng quy mô đào tạo khối ngành sức khỏe cũng khiến cho nhiều người lo lắng về chất lượng.

Chính vì thực trạng trên, bàn về học đại học hiện nay, nhiều người trào phúng cho rằng đang có thực trạng đại học thành “học đại” - tức đi học cho có, cầm tấm bằng đại học nhưng kiến thức không tương xứng, ra trường không có việc làm hoặc đi làm công nhân.

Cần giám sát chặt chẽ khâu đào tạo

Trao đổi về chất lượng giáo dục đại học hiện nay với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương) cho biết, vấn đề chất lượng giáo dục đại học đã được đề cập đến rất nhiều năm lại đây. Từ khi chủ trương giao quyền tự chủ cho các trường đại học trong tuyển sinh, chương trình, kinh phí… thì kèm với quyền hạn mở rộng hơn cho các trường đại học là vấn đề quản lý chất lượng được đặt ra.

Liên quan đến chất lượng giáo dục đại học nổi lên nhiều vấn đề, trong đó có chất lượng đầu vào. Nếu như tuyển sinh đầu vào không cao thì chắc chắn chất lượng đầu ra sẽ bị hạn chế. Sinh viên đầu vào thấp sẽ ảnh hưởng chất lượng đầu ra.

“Lý do nhiều trường phải tuyển sinh đầu vào thấp vì trong một thời gian ngắn số lượng các trường đại học thành lập quá nhiều. Từ trung ương đến địa phương hầu như ở đâu cũng có trường đại học. Số lượng nhiều bị giao tự chủ về kinh phí khiến cho các trường buộc phải cạnh tranh nhau trong tuyển sinh. Càng tuyển được nhiều sinh viên theo học thì nhà trường mới có nguồn thu. Chính vì vậy, các trường tìm mọi cách để thu hút được sinh viên theo học nên tìm cách hạ thấp tiêu chuẩn đầu vào” – bà Nguyễn Thị Việt Nga phân tích.

Việc hạ chuẩn đầu vào thì chất lượng đầu ra không đảm bảo. Nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng năng lực, trình độ không đảm bảo đã có ở rất nhiều ngành nghề là thực tế đã xảy ra. Theo bà Nguyễn Thị Việt Nga, để nâng chất lượng hiện nay một mặt hoàn thiện cơ chế chính sách để tạo điều kiện hơn cho các nhà trường hoạt động thì cần thiết phải siết chặt quản lý chất lượng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều quy định trong tuyển sinh như quy định điểm sàn. Tuy nhiên với việc các trường đại học tự chủ tuyển sinh như lấy điểm học bạ vẫn thoải mái. Tự chủ tuyển sinh nên có nhiều trường lấy đầu vào tuyển sinh dễ dãi.“Do đó, để quản lý chất lượng giáo dục đại học cần giám sát tuyển sinh đầu vào” – bà Nga nhấn mạnh. Cũng theo vị này, ngoài giám sát đầu vào thì cần giám sát chặt chẽ khâu đào tạo, đặc biệt khâu cho phép mở các mã ngành.

“Hiện có tình trạng các trường thực lực chưa mở được mã ngành như thiếu giảng viên, cơ sở vật chất nên tìm cách ký hợp đồng các giảng viên không phải cơ hữu của nhà trường… Họ tìm mọi cách để có các giáo sư, tiến sĩ nhằm có đủ điều kiện để mở mã ngành nhưng nhiều vị có tên mà không tham gia giảng dạy. Khi mở mã ngành thấy đủ các điều kiện nhưng thực tế thì không đủ điều kiện” - ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga nêu.

Trước thực trạng như vậy, ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, cần phải có quản lý chặt chẽ tất cả các khâu trong đào tạo thì mới quản lý được chất lượng  giáo dục đại học đặc biệt ở Việt Nam đang tồn tại tình trạng có vào trường thì có ra trường. Việc xem xét tốt nghiệp đại học ở một số trường khá thoải mái. Vì vậy nên cần siết chặt chất lượng giáo dục đại học. Nhiều trường, nhiều sinh viên ra trường rất chật vật kiếm việc làm, khó khăn trong việc xin việc.

Qua trao đổi với chuyên gia cho thấy, câu chuyện đảm bảo chất lượng giáo dục đại học cần thiết phải có sự tham gia quản lý của cơ quan chức năng không thể để các trường tự chủ từ tuyển sinh, đào tạo, cấp bằng một cách dễ dãi. Có như vậy, giá trị tấm bằng cử nhân mới được xã hội thừa nhận. Còn nếu buông lỏng quản lý thì sớm muộn cũng sẽ có một thế hệ cử nhân thất nghiệp, đi làm công nhân.

chat luong giao duc dai hoc nhieu dau hieu dang quan ngai hinh 2

Đào tạo ngành y tránh ồ ạt, vội vàng

Trước thực trạng nhiều trường đua nhau mở ngành đào tạo về sức khỏe, ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, khối ngành liên quan đến sức khỏe cần phải quản lý một cách chặt chẽ hơn. Thực sự rất thận trọng việc quyết định cho trường nào mở mã ngành đào tạo. Hiện nay, ngoài các đại học chuyên ngành như Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y Hải Phòng… thì còn rất nhiều trường khác mở mã ngành về sức khỏe không phải trường chuyên về y.

“Trước khi cho phép các trường nào đó mở mã ngành về sức khỏe thì cần có thẩm định thực sự, tránh đào tạo ồ ạt. Mặc dù nhân lực y tế đang thiếu nhưng không vì thiếu mà chúng ta đào tạo vội vàng, dễ dãi được vì nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe tính mạng con người” – bà Nga phân tích.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Có 55 em học sinh và 4 giáo viên tử vong, mất tích trong bão số 3

Có 55 em học sinh và 4 giáo viên tử vong, mất tích trong bão số 3

(CLO) Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến nay đã có 52 học sinh, trẻ em bị tử vong, 3 học sinh bị mất tích, 8 học sinh bị thương; 3 giáo viên tử vong, 1 giáo viên mất tích.

Giáo dục
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội công bố điểm trúng tuyển hệ đại học chính quy 2024

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội công bố điểm trúng tuyển hệ đại học chính quy 2024

Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội công bố điểm trúng tuyển của 27 ngành đào tạo theo 2 phương thức xét tuyển: Xét điểm thi tốt nghiệp và Xét học bạ.

Giáo dục
Toàn tỉnh Lạng Sơn có 78 trường học bị ngập úng, thiệt hại 3,2 tỷ đồng

Toàn tỉnh Lạng Sơn có 78 trường học bị ngập úng, thiệt hại 3,2 tỷ đồng

(CLO) Theo lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn, tính đến ngày 14/9, 650/650 trường trên địa bàn tỉnh đã sẵn sàng để quay trở lại học bình thường.

Giáo dục
Tuyên Quang vẫn còn 164 trường học cho học sinh nghỉ học

Tuyên Quang vẫn còn 164 trường học cho học sinh nghỉ học

(CLO) Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cùng đoàn công tác Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã đến thăm và làm việc với ngành Giáo dục Tuyên Quang về việc khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Giáo dục
Lào Cai: Ngày 16/9, học sinh toàn tỉnh đi học trở lại sau bão lũ

Lào Cai: Ngày 16/9, học sinh toàn tỉnh đi học trở lại sau bão lũ

(CLO) Để đảm bảo an toàn đón học sinh trở lại trường ngày 16/9, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai vừa có văn bản đề nghị UBND các huyện và hiệu trưởng các trường học trong tỉnh chuẩn bị tốt các điều kiện cho học sinh tới trường.

Giáo dục