(NB&CL) Bảo tàng - thư viện quan họ Sang Thềm, một không gian đậm chất văn hóa quan họ gốc ở Bắc Ninh, đang định hình rõ nét. Đây là minh chứng cho thấy sức sống mãnh liệt của quan họ trong cộng đồng, khẳng định nghệ thuật quan họ luôn trường tồn và lan tỏa.
Nghề “chơi” quan họ
Tiếng là phường nhưng văn hóa làng xã vẫn hiện diện rõ nét ở khu phố Viêm Xá, phường Hòa Long, TP. Bắc Ninh. Điều này cũng dễ hiểu, bởi Viêm Xá xưa là làng Diềm, vốn nổi tiếng là đất quan họ cổ. Nay tuy đã nhập về thành phố nhưng vẫn cách khu phố cũ của Bắc Ninh cả một cánh đồng rộng; dù đường đã rộng, đã thoáng nhưng tính ra thì vẫn là xa. Có lẽ cũng vì vậy, ngay từ đầu làng, hỏi từ người già đến con trẻ, hầu hết đều biết đến bảo tàng - thư viện quan họ của hai nghệ nhân Nguyễn Thị Sang, Nguyễn Thị Thềm.
Là hai chị em ruột, con của chị hai Nguyễn Thị Các nổi tiếng trong nghề “chơi” quan họ làng Diềm xưa, hai chị Sang, Thềm đã được nghe những canh hát quan họ từ đêm này sang đêm khác tại chính ngôi nhà của mình từ năm 7-8 tuổi. Không chỉ có mẹ “chơi” quan họ, bố của hai chị cũng là một liền anh có tiếng. Cứ như vậy, ngày qua ngày, những làn điệu quan họ “ngấm” dần qua từng lời hát, qua những đêm giao lưu, qua những sinh hoạt đúng chất quan họ cổ của các liền anh, liền chị.
Tủ sách với những cuốn sách tư liệu quý về quan họ được nhiều cá nhân đóng góp.
Lớn hơn chút nữa, chừng 14-15 tuổi, khi Đoàn dân ca quan họ Bắc Ninh về địa phương sưu tầm, tìm lại những làn điệu cũ, hai chị Sang, Thềm lại được theo bố mẹ trong những buổi truyền dạy cho người của Đoàn dân ca. Cũng từ đó, hai chị được cha mẹ chính thức truyền dạy những làn điệu quan họ của quê hương và cả những lề lối, luật tục nghiêm khắc trong nghề “chơi” quan họ.
Có lẽ vì năng khiếu, sự say mê cộng thêm việc được truyền dạy bài bản, cả hai chị Sang, Thềm đều sớm khẳng định được “chất” của mình, điều mà ngay ở mảnh đất thủy tổ của quan họ cũng ít người làm được. Giọng hát của hai chị được bà con chòm xóm ưa thích, thành ra các chị đôi khi trở thành “diễn viên” trong những hoàn cảnh thật đặc biệt.
“Thời 19-20 tuổi, nhiều buổi cấy ruộng HTX gần xong, mấy bác mấy cô bảo, thôi cháu để mạ đó, lên hát vài câu cho cả đồng nghe. Thế là chúng em lại hát, hát mộc thôi mà các bác thích lắm”, chị Sang kể.
Đến bây giờ, khi đã là nghệ nhân (riêng chị Thềm là nghệ nhân ưu tú), hai chị vẫn trung thành với lối “chơi” quan họ cổ. Theo chị Sang, mặc dù có lối hát đối đáp trai gái nhưng quan họ cổ mang một đặc điểm rất khác biệt. Người quan họ tổ chức theo từng nhóm khoảng 5 người, gọi là “bọn” và chỉ có “bọn” quan họ kết nghĩa mới hát đối đáp với nhau. Nếu không cùng “bọn” kết nghĩa, các liền anh, liền chị chỉ có thể hát cùng nhau trong các cuộc vui ở hội làng.
“Làng Diềm xưa có nhiều “bọn” quan họ “kết chạ” (kết nghĩa) với làng Hoài Thị ở Tiên Du, nên thường tổ chức hát đối. Em với cô Thềm hợp giọng nhau, đủ chất vang, rền, nền, nảy nên ở trong một bọn”, chị Sang nói.
Nghệ nhân Nguyễn Thị Sang giới thiệu về “cỗ ba tầng” quan họ.
Chia sẻ thêm về lề lối quan họ xưa, nghệ nhân Sang cho biết, mỗi “bọn” quan họ được lập sau một quá trình học hát dưới sự dìu dắt của các thế hệ đi trước. Tùy vào thứ tự nhập bọn trước sau, họ sắp xếp nghệ danh của mình bằng tên anh Cả, anh Hai, anh Ba... hay chị Cả, chị Hai, chị Ba... Rồi tùy vào chất giọng, lại phối hợp với nhau thành từng cặp hát, một người hát dẫn, một người hát luồn. Sau khi đã hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết, “bọn” quan họ mới bắt đầu đi tìm nhóm “kết chạ”. Nguyên tắc “kết chạ” là “bọn” nam bao giờ cũng phải chủ động tìm đến “bọn” nữ và hai “bọn” kết nghĩa không được cùng làng, tuổi tác không quá chênh lệch… Sau khi được các cụ nghệ nhân có uy tín ở làng công nhận mối quan hệ, hai bên mới tổ chức những canh hát đối đáp trong một không gian gọi là “nhà chứa”.
“Khi hát, nam nữ không ngồi đối diện nhau như bây giờ mà ngồi ở hai gian nhà khác nhau. Ánh sáng chỉ có một chiếc đèn dầu nên hai bên không nhìn rõ mặt nhau. Nhưng ngay cả khi đó, các liền anh liền chị vẫn phải ngồi nghiêng, không nhìn thẳng vào người hát đối và luôn lấy tay che miệng khi hát”, nghệ nhân Sang mô tả.
Điểm đặc biệt là các liền anh liền chị đi hát quan họ để “chơi” chứ không phải để tìm bạn đời. Các liền anh, liền chị đã kết nghĩa với nhau thì không được phép lấy nhau. Người quan họ kết nghĩa coi nhau như anh em thân tộc nhưng mối quan hệ của các “bọn” quan họ cũng hết sức đặc biệt. Trong giao tiếp, người quan họ gọi nhau bằng anh, bằng chị và xưng em, bất kể tuổi tác. Cách xưng hô này là một nét văn hóa độc đáo và được coi như một phần trong phép ứng xử của người quan họ.
Không gian quan họ cổ
Cùng với niềm đam mê quan họ, hai nghệ nhân Nguyễn Thị Sang và Nguyễn Thị Thềm đã thành lập bảo tàng - thư viện quan họ Sang Thềm để lưu giữ, bảo tồn những giá trị quan họ. Từ năm 2010, hai chị đã đến các gia đình trong làng xin, mua hoặc đổi những bộ quần áo, khăn vấn, giày dép của liền anh, liền chị thế hệ trước; sau đó hai chị đến cả những làng quan họ cổ khác để sưu tầm. Rồi biết tin, nhiều người cũng xin góp sức.
Đến bây giờ, thư viện quan họ đã có hàng trăm đầu sách, hơn chục bộ trang phục cùng nhiều loại giày dép, khăn vấn và các vật dụng truyền thống khác liên quan đến những canh hát quan họ. Hướng đến việc bảo tồn, phục dựng quan họ gốc nên hai nghệ nhân cố gắng sưu tầm những hiện vật “nguyên bản” nhất. Hiện trong bộ sưu tập có những bộ quần áo quan họ tuổi đời tới hơn 70 năm với kiểu dáng và chất liệu mà ngày nay rất khó phục dựng được.
Với sự am hiểu sâu sắc về quan họ, nghệ nhân Sang giới thiệu rằng, bộ trang phục hoàn chỉnh của liền chị xưa gồm chiếc yếm sồi, chiếc bao thắt ngang lưng màu hồng hoặc xanh, khăn vấn tóc. Thêm nữa là một chiếc áo cánh trắng cộc, áo cánh gụ dài tay và áo dài 5 thân cùng chiếc váy. Một vật dụng không thể thiếu là chiếc dây bằng sồi để đeo xà tích, trong xà tích có con dao nhỏ, vôi, trầu cau, kim chỉ. Trầu cau là để ăn, còn kim chỉ là phòng trường hợp áo xổ chỉ sẽ có đồ khâu lại luôn.
Nghệ nhân Nguyễn Thị Sang và bộ trang phục hát quan họ xưa cùng với chiếc xà tích làm bằng bạc.
“Người không biết nhìn vào quần áo quan họ ngày nay thấy có vẻ cũng cổ nhưng thật ra khác nhiều so với trước. Trong đó rõ nhất là không còn chiếc xà tích và cách phối hợp trang phục, phối màu. Ngoài ra, chất liệu may trước đây chủ yếu là sồi, sa tanh, lụa tơ tằm hoặc bình dân hơn thì là vải gụ nâu”, nghệ nhân Sang giải thích.
Trong khuôn viên bảo tàng - thư viện chừng hơn 30m2, ngoài những bộ trang phục xưa, những chiếc dây xà tích và những đôi hài, đôi dép mũi cong, dép xỏ ngón đậm chất quan họ thì còn có rất nhiều vật dụng khác phục vụ cho các canh hát quan họ. Chỉ vào chiếc mâm gỗ mộc, nghệ nhân Sang giải thích: “Nói quan họ cỗ ba tầng không phải món ăn xếp cao ba tầng để hiểu là cỗ sang trọng, nhiều món đâu mà ngược lại, cỗ quan họ chỉ vừa đủ. Trong lòng mâm bày 4 bát nấu trong đó thường gặp nhất là miến măng; vành mâm sẽ bày những món như thịt gà, giò và phía ngoài vòng quanh mâm sẽ bày xôi chè, bánh trái, vậy là đủ ba tầng”. Mâm cỗ ba tầng chính là để các liền anh, liền chị dùng bữa giữa những canh hát thâu đêm suốt sáng.
Thấy khách để ý đến chiếc nồi đồng, mấy chiếc bát chiết yêu, cơi trầu, bình vôi, đèn bão… nghệ nhân Sang “khoe” rằng, hiện các chị đã sưu tầm được đủ bát đĩa, đồ dùng cho 10 mâm cỗ quan họ. Cùng với các hiện vật khác, giờ đây, bảo tàng - thư viện quan họ có thể tổ chức những canh hát đúng nguyên bản phong cách xưa.
“Tới đây, sau khi chính thức ra mắt, “chúng em” sẽ tổ chức những buổi giao lưu quan họ tại đây theo đúng lối cổ, mỗi tháng độ một hai buổi. Gìn giữ, bảo tồn thì đã đành rồi, “chúng em” làm vậy còn để thỏa đam mê”, nghệ nhân Nguyễn Thị Sang chia sẻ.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không để việc sắp xếp tổ chức, bộ máy tại địa phương ảnh hưởng đến công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành các cụm công nghiệp, các làng nghề, cơ sở gây ô nhiễm cao tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác trên cả nước; hoàn thành trong tháng 7/2025.
(CLO) Cảnh báo sóng thần đã được ban hành ở Papua New Guinea sau trận động đất mạnh 6,9 độ richter vào sáng nay (5/4). Tuy nhiên, hiện cảnh báo sóng thần đã được dỡ bỏ.
(CLO) Công an xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) vừa tiến hành xác minh, giúp chị Phan Thị Phong (sinh năm 1980) trú trên địa bàn nhận lại số tiền 100 triệu đồng do chuyển khoản nhầm.
(CLO) Ban quản lý dự án Thăng Long vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 5-XL, nằm trong phương án điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu số 5-XL, 6XL, 26, 27, 28 của cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.
(CLO) Theo nhà báo Phùng Văn Hiệp: “Trí tuệ nhân tạo (AI) không có giới hạn tuổi tác, chỉ có giới hạn về tư duy và tinh thần sẵn sàng học hỏi… AI không thay thế người làm truyền hình mà giúp nâng tầm sự sáng tạo của người làm truyền hình”.
(CLO) Chiều 4/4, tại buổi đối thoại với các hộ kinh doanh dịch vụ ven biển Cửa Lò, ông Lê Sỹ Chiến – Phó Chủ tịch UBND thành phố Vinh (Nghệ An) – khẳng định thành phố sẽ chấm dứt hoàn toàn việc cho thuê bãi biển để kinh doanh các dịch vụ như ăn uống, tắm tráng, check-in… từ mùa du lịch năm 2025.
(CLO) Công an tỉnh Bạc Liêu vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Võ Minh Trung (sinh năm 1990, trú tại xã Long Hòa, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) vì hành vi sử dụng mạng xã hội đăng tải thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín khu di tích lịch sử – văn hóa Nhà công tử Bạc Liêu.
(CLO) Ngày 4/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học Việt Nam.
(CLO) Liên minh Tự do Dân sự Mới (NCLA) - một nhóm luật sư bảo thủ tại Mỹ - đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn việc Tổng thống Donald Trump áp thuế đối với hàng nhập khẩu, với lý do ông đã vượt quá thẩm quyền của mình.
(CLO) Taliban đang điều tra lời khẳng định của một cụ ông người Afghanistan rằng cụ đã… 140 tuổi. Nếu được xác minh, cụ sẽ trở thành người già nhất thế giới.
(CLO) Việt Nam vẫn chưa có chính sách bảo vệ người thuê nhà. Đa số các hợp đồng thuê ở Việt Nam đều có thời hạn ngắn (6-12 tháng) và không có ràng buộc về điều kiện và mức tăng giá.
(CLO) Dragon Capital cho rằng: Việc các mức thuế 46% có được duy trì hay không có thể phụ thuộc vào khả năng của Việt Nam trong việc giảm thiểu hiệu quả các vấn đề trung chuyển hàng hoá.
(CLO) Một YouTuber người Mỹ vừa bị bắt ở Ấn Độ vì cố tình đột nhập để quay video về nơi sinh sống của một trong những bộ tộc biệt lập nhất thế giới trên đảo Bắc Sentinel.
(CLO) Không phải một phiên tòa, cũng không chỉ là một cú ngã. Đó là khoảnh khắc một biểu tượng cộng đồng từng rực sáng đã tắt lịm, để lại một khoảng trống trong niềm tin và một bài học đáng giá cho cả một thế hệ KOL đang rực lửa danh vọng.
(CLO) Ngày 4/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học Việt Nam.
(CLO) Toạ lạc tại phố Hàng Mắm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một quán cà phê tên Hidden Gem Coffee với không gian ấn tượng khi đồ vật bên trong đa phần là đồ cũ được tái chế, thu hút nhiều các bạn trẻ và du khách quốc tế tới tham quan, thưởng thức đồ uống. Đặc biệt, nơi đây còn được ví như "ốc đảo biệt lập giữa thủ đô".
(CLO) Logo có gam màu đỏ làm chủ đạo thể hiện nhiệt huyết cách mạng, lòng dũng cảm, kiên cường, tinh thần đoàn kết; màu xanh dương thể hiện cho hòa bình, hạnh phúc…
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".
(NB&CL) Với sự trọng thị thơ ca, với đức khiêm nhường và sự chân thành, Thuận Hữu luôn lảng tránh và không bao giờ nhận mình là nhà thơ khi bạn bè và các nhà thơ gọi ông là nhà thơ, cho dù ông có những bài thơ quá nhiều người thuộc như bài Những phút xao lòng.