Chật vật vì dịch Covid - 19, nhiều "ông lớn" hàng không muốn tăng vốn nghìn tỷ

Thứ hai, 19/07/2021 11:09 AM - 0 Trả lời

(CLO) Giữa lúc dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến hoạt động ngành hàng không ‘đóng băng’. Tuy nhiên, hàng loạt hãng hàng không gồm Bamboo Airways, Vietjet Air và Vietnam Airlines đều đang có nhu cầu tăng vốn khủng nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh.

1

Vietnam Airlines muốn huy động 8.000 tỷ đồng

Tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines – Mã: HVN), từ đầu năm đến nay diễn biến dịch Covid-19 phức tạp hơn so với dự báo, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm với mức lỗ công ty mẹ ước khoảng 9.823 tỷ đồng, lỗ hợp nhất dự kiến khoảng 10.788 tỷ đồng.

Mới đây, Hội đồng quản trị Vietnam Airlines trình cổ đông phương án phát hành 800 triệu cổ phần HVN cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 56,4% với giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu. Số vốn huy động sau đợt phát hành là 8.000 tỷ đồng.

Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thay mặt Chính phủ đầu tư mua cổ phiếu HVN theo phương thức chuyển giao quyền mua. Cổ đông được chuyển nhượng quyền mua 1 lần và chỉ được chuyển nhượng cho các tổ chức, cá nhân trong nước.

Mục đích phát hành để thanh toán nợ quá hạn, nợ đến hạn; trả nợ vay ngắn và dài hạn đến hạn; bổ sung vốn lưu động. Thời gian phát hành dự kiến trong quý III-IV sau khi có chấp thuận của UBCK.

Vietnam Airlines hiện có vốn điều lệ 14.182 tỷ đồng. Sau khi hoàn tất phát hành, quy mô vốn sẽ tăng lên thành 22.182 tỷ đồng, vượt qua mức 16.000 tỷ của Bamboo Airways và 21.772 tỷ của ACV để giữ ngôi đầu ngành hàng không Việt Nam.

Trước đó, vào ngày 7/7, Vietnam Airlines đã ký hợp đồng tín dụng với 3 ngân hàng gồm SeABank, MSB và SHB với tổng số tiền cho vay tái cấp vốn 4.000 tỷ đồng từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước.

Việc cho vay tái cấp vốn và chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu nằm trong gói hỗ trợ 12.000 tỷ đồng được Quốc hội thông qua vào tháng 12/2020, giúp Vietnam Airlines vượt qua khủng hoảng.

Vietjet thông qua 3 kế hoạch tăng vốn

Cụ thể, Công ty cổ phần Hàng không Vietjet (Vietjet Air – mã VJC) đã bán thành công 17.772.740 cổ phiếu quỹ, trong khoảng thời gian từ ngày 30/3 đến ngày 22/4/2021 và đây cũng là toàn bộ số cổ phiếu quỹ mà công ty sở hữu.

Vietjet vừa bán thành công 17.772.740 cổ phiếu quỹ.

Vietjet vừa bán thành công 17.772.740 cổ phiếu quỹ.

Việc bán cổ phiếu quỹ này vừa làm tăng vốn điều lệ, tăng số lượng cổ phiếu lưu hành, lại giúp cho Vietjet có thêm nguồn tiền phục vụ kinh doanh.

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021, Vietjet đã thông qua ba kế hoạch tăng vốn khác bao gồm:

Thứ nhất, phát hành 10 triệu cổ phiếu ESOP với giá 10.000 đồng/cp cho cán bộ nhân viên.

Thứ hai, chào bán riêng lẻ tối đa 15% vốn điều lệ, tương đương hơn 81 triệu cổ phiếu VJC không có quyền biểu quyết, với giá không thấp hơn giá trị sổ sách trên báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất.

Sau khi hoàn tất hai phương án phát hành này, vốn điều lệ của Vietjet sẽ tăng từ 5.416 tỷ đồng hiện nay lên 6.328 tỷ đồng.

Thứ ba, chào bán tối đa 300 triệu USD trái phiếu quốc tế niêm yết ở Sàn Giao dịch Chứng khoán Singapore, trái chủ có quyền chọn mua cổ phiếu VJC.

Nếu các chủ nợ quốc tế này muốn trở thành cổ đông, Vietjet sẽ cần phát hành thêm cổ phần và vốn điều lệ cũng sẽ tăng lên. Hiện chưa rõ giá thực hiện quyền mua cổ phiếu VJC là bao nhiêu.

Hãng hàng không cho biết việc tăng vốn sẽ giúp nâng cao năng lực tài chính, quy mô hoạt động, nhất là trong bối cảnh đại dịch và cạnh tranh mạnh mẽ của ngành hàng không.

Nguồn vốn thu về từ các đợt phát hành trên sẽ được sử dụng để tăng cường đầu tư tài sản, tàu bay, động cơ; mở rộng kinh doanh dịch vụ hàng không, đầu tư tài chính; đầu tư phát triển hạ tầng hàng không, đầu tư nhà xưởng sửa chữa máy bay, các dự án công nghệ tài chính, ví điện tử; đầu tư góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh – liên kết,...

Bamboo Airways tăng vốn thần tốc

Từ khi thành lập vào tháng 5/2017, CTCP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) liên tục tăng vốn. Giai đoạn 2018 - 2019, vốn điều lệ của Bamboo tăng lên các mốc 1.300, 2.200 và 4.050 tỷ đồng. Năm 2020, dịch bệnh diễn ra nhưng doanh nghiệp này vẫn tiếp tục nâng vốn lên 7.000 tỷ đồng. Đây là lần tăng vốn lớn nhất của Bamboo kể từ khi thành lập.

Nửa năm 2021, dịch bệnh diễn biến còn phức tạp hơn thời điểm năm 2020, các hoạt động của ngành hàng không nói chung và Bamboo Airways nói riêng càng thêm chật vật.

3

Tuy nhiên, đầu tháng 2/2021, Bamboo tiếp tục tăng vốn 50% lên 10.500 tỷ đồng. Đến ngày 13/4, tức hơn hai tháng sau, hãng bay mang thương hiệu cây tre này tiếp tục nâng vốn lên 12.500 tỷ. Cũng trong tháng 4, hãng thêm một lần nữa nâng vốn lên 16.000 tỷ đồng.

Tại ngày 1/6 năm nay, FLC đang sở hữu hơn 414 triệu cổ phần, tương đương 25,9% vốn điều lệ Bamboo Airways. Ông Trịnh Văn Quyết là chủ sở hữu lớn nhất khi nắm giữ 56,5%. Ông Quyết đồng thời là Chủ tịch HĐQT của cả Tập đoàn FLC và Bamboo Airways.

Hai công ty khác trong "hệ sinh thái FLC" là FLC Holding và FLC Faros nắm giữ lần lượt 6,3% và 5,6% vốn.

Số vốn góp không nhất thiết phải là tiền mặt. Ví dụ như với trường hợp của FLC Faros, công ty xây dựng này góp 900 tỷ đồng vào Bamboo Airways bằng quyền khai thác kinh doanh khách sạn 5 sao thuộc Dự án Sea Tower.

Thanh Thư

Tin khác

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

(CLO) Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4, Vietnam Airlines sẽ cung ứng gần 560.000 ghế, tương ứng hơn 2.800 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế trong giai đoạn từ ngày 26/4 đến 2/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

(CLO) Thừa Thiên Huế, sẽ tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến hết ngày 31/3/2024 mà không chịu xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

(CLO) Từ 15h ngày 28/3, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 410 đồng, còn xăng RON 95 tăng 530 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đại hội đồng cổ đông năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

Đại hội đồng cổ đông năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

(CLO) Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Thị trường - Doanh nghiệp