(CLO) Chiều 1/3, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Tuyên Quang đã diễn ra Hội thảo với chủ đề “Chat GPT với báo chí truyền thông - Cơ hội và thách thức”. Hội thảo do Báo Tuyên Quang phối hợp với Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.
Tham dự Hội thảo có đại diện các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương, các chuyên gia đầu ngành về công nghệ thông tin, báo chí - truyền thông của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Bộ Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Tin tức Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh…
Phát biểu tại Hội thảo, ông Mai Đức Thông - Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, Tổng biên tập báo Tuyên Quang, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh cho biết, trong thời đại số hoá hiện nay, truyền thông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc truyền tải thông tin đến công chúng. Cùng với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, các hệ thống chatbot, như ChatGPT cũng đang được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, việc ứng dụng ChatGPT đặt ra nhiều thách thức và cơ hội, nhất là với các nhà báo và các nhà quản lý báo chí.
Quang cảnh Hội thảo
Theo ông Mai Đức Thông, cơ hội của việc sử dụng ChatGPT trong báo chí truyền thông có thể kể đến như: Tự động hoá việc sản xuất nội dung: ChatGPT có thể giúp tạo ra nội dung tự động một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí; Tăng cường tương tác với khách hàng: ChatGPT có thể giúp tăng tương tác với khách hàng thông qua các kênh như mạng xã hội, email... Bên cạnh đó là việc cải thiện trải nghiệm người dùng: ChatGPT có thể giúp cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách trả lời các câu hỏi và giải đáp thắc mắc của khách hàng.
Song, việc sử dụng ChatGPT trong truyền thông cũng mang nhiều thách thức. Ở chỗ ChatGPT vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ tự nhiên và có thể dẫn đến những lỗi thông tin hoặc thông tin không chính xác. Việc sử dụng ChatGPT cũng đặt ra các vấn đề riêng tư thông tin cá nhân của người dùng.
Ông Mai Đức Thông - Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, Tổng biên tập báo Tuyên Quang, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh phát biểu tại Hội thảo.
Chia sẻ ý kiến về ChatGPT trong hoạt động báo chí, PGS.TS Nguyễn Ngọc Oanh - Giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng, trước hết, nếu bạn là một nhà báo, ChatGPT có thể hỗ trợ bạn trong việc thu thập thông tin và phân tích dữ liệu. Với khả năng xử lý và hiểu ngôn ngữ tự nhiên của con người, ChatGPT có thể giúp bạn tìm kiếm thông tin liên quan đến một chủ đề cụ thể, phân tích dữ liệu từ các nguồn khác nhau và tạo ra các câu trả lời tự động cho các câu hỏi từ người dùng.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ChatGPT chỉ là một công cụ hỗ trợ và không thể thay thế được sự tinh tế và khả năng suy luận của con người trong việc đánh giá và phân tích thông tin. Vì vậy, bạn vẫn cần phải kiểm tra và xác nhận thông tin một cách cẩn thận trước khi sử dụng nó trong bài viết của mình. Trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí, có sự khác biệt rõ rệt giữa một tin tức báo chí do nhà báo viết và tin tức được viết bởi một mô hình như ChatGPT.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Oanh - Giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ tham luận tại Hội thảo.
"Một tin tức báo chí do nhà báo viết thường được viết bởi một người có kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực báo chí, họ có thể đã thực hiện nhiều nghiên cứu, phỏng vấn, thu thập thông tin và kiểm tra sự chính xác của các thông tin trước khi đưa ra bài viết. Họ còn phải tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn và nguyên tắc báo chí để đảm bảo tính chính xác và khách quan của tin tức. Họ là người bằng trực giác có thể kiểm định độ chính xác của thông tin mà máy không thể thay thế được.
Trong khi đó, một mô hình như ChatGPT là một chương trình máy tính được lập trình để tự động tạo ra các câu trả lời và văn bản dựa trên những thông tin đã được huấn luyện trước đó. ChatGPT không có khả năng suy nghĩ độc lập và không có khả năng kiểm tra tính chính xác của các thông tin mà nó được cung cấp", PGS.TS Nguyễn Ngọc Oanh nhận định.
Bàn về ChatGPT với báo chí truyền thông từ góc nhìn an ninh truyền thông, TS. Trần Quang Diệu - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực đã được ngành công nghệ thông tin nghiên cứu từ rất sớm. Tuy nhiên trong bối cảnh cách mạng công nghệ bùng nổ, thì các AI được nhắc đến và bàn bạc nhiều hơn bao giờ hết. Một trong những lĩnh vực chịu tác động mạnh mẽ nhất là báo chí, truyền thông, trong đó có vấn đề an ninh, an toàn thông tin. Chuyển đổi số dưới tác động của cách mạng công nghiệp đã tạo ra một xã hội ảo, là ánh xạ của xã hội thực, chính vì thế bản thân nó cũng có những mặt đối lập, có mặt tích cực và có mặt tiêu cực.
TS. Trần Quang Diệu - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nói về ChatGPT với báo chí truyền thông từ góc nhìn an ninh truyền thông,
"Thực tế mà nói, các sản phẩm thông minh nhân tạo đang từng bước được ứng dụng trong lĩnh vực báo chí, truyền thông. Tuy nhiên, các sản phẩm thông minh nhân tạo này cũng đặt chúng ta trước với các hoạt động an toàn, an ninh thông tin trên không gian mạng như: sự tấn công của các thế lực thù địch, của các hacker vào các hệ thống thông tin quan trọng của quốc gia; sự tấn công bằng lây nhiễm, cài cắm mã độc nhằm chiếm đoạt, đánh cắp thông tin cá nhân; tấn công thu thập dữ liệu để sử dụng chống phá, can thiệp vào hoạt động chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế và thậm chí cả vào các tiến trình, kết quả bầu cử ở một số quốc gia, các thông tin thất thiệt hay dựng chuyện, bịa chuyện trong khi sử dụng các phần mềm thông minh nhân tạo.
Bên cạnh đó, các công ty công nghệ khi nắm giữ thông tin người dùng cũng có thể bị tấn công, hoặc bị chính các công ty sử dụng để kinh doanh, mua bán gây mất an toàn thông tin hoặc ảnh hưởng tới người sử dụng", TS. Trần Quang Diệu nói.
TS. Khổng Quốc Minh - Trung tâm Nghiên cứu đào tạo và Hỗ trợ tư vấn, Cục Sở hữu trí tuệ phát biểu.
Một trong những góc nhìn cần được bình luận và trao đổi đó là ChatGPT và ứng dụng AI trong báo chí truyền thông - từ khía cạnh quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). TS. Khổng Quốc Minh - Trung tâm Nghiên cứu đào tạo và Hỗ trợ tư vấn, Cục Sở hữu trí tuệ lấy ví dụ: Khi đặt câu hỏi “Ai sở hữu nội dung do ChatGPT tạo ra?”, ChatGPT trả lời như sau: “Tôi không sở hữu nội dung mà tôi tạo ra. Tôi là một mô hình học máy do OpenAI phát triển và sở hữu, đồng thời nội dung do tôi tạo phải tuân theo giấy phép và điều khoản sử dụng của OpenAI”.
Do đó, ở khía cạnh quyền SHTT, việc sử dụng nội dung được tạo ra bởi ChatGPT và ứng dụng AI có nguy cơ xâm phạm quyền SHTT, nhất là quyền tác giả của người khác và dẫn đến các hậu quả pháp lý. Bản thân Công ty OpenAI cũng tuyên bố, người dùng phải tuân theo giấy phép và điều khoản sử dụng của OpenAI nên khi xảy ra vi phạm quyền SHTT, người sử dụng nội dung là bên chịu trách nhiệm và có nghĩa vụ pháp lý hoặc giải trình.
Khẳng định về sự siêu việt của ChatGPT tuy nhiên đưa ra lời khuyên cần sử dụng nó một cách có cân nhắc. Ths. Vũ Cường - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, các toà soạn, nhà báo nên tận dụng ChatGPT ở những công việc, công đoạn sáng tạo tác phẩm báo chí giản đơn, không đòi hỏi phức tạp, thậm chí là viết những tin cơ bản, đơn giản.
Ths. Vũ Cường - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có những chia sẻ hữu ích tại Hội thảo.
Song song với đó, vừa để khẳng định vị trí không thể thay thế của nhà báo nói riêng và báo chí nói chung, cho dù ChatGPT hay bất kỳ công cụ “học máy” nào phát triển đến đâu, vừa để đảm bảo chất lượng báo chí và nâng cao độ uy tín của báo chí, các toà soạn và nhà báo cần đầu tư thời gian, công sức, nguồn lực vào sản xuất các sản phẩm báo chí có chất lượng, là thương hiệu của tờ báo và của phóng viên. Điển hình là những tác phẩm báo chí điều tra, phân tích, bình luận có chất lượng. Những tác phẩm này, ChatGPT hầu như khó thay thế được vai trò của nhà báo.
"Và hơn nữa, ngoài chất lượng, thì “sự sáng tạo” trong từng tác phẩm báo chí sẽ là một trong yếu tố quyết định đến sự khác biệt và vượt trội của nhà báo so với ChatGPT hay bất kỳ công nghệ tương tự", Ths. Vũ Cường cho hay.
Chia sẻ kết quả thử nghiệm ứng dụng ChatGPT ở Đài truyền hình TP HCM, việc áp dụng công nghệ AI vào một chương trình truyền hình trên thực tế, nhà báo Ngô Trần Thịnh - Phụ trách nội dung kinh tế - công nghệ - Trung tâm tin tức Đài truyền hình TP HCM cho hay, chúng tôi đã thực hiện trải nghiệm - có kiểm soát để AI tự viết kịch bản một phóng sự về xu hướng AI tại Việt Nam. AI đã đề xuất bố cục 4 phần, tự tổng hợp và viết 400 - 500 từ mỗi phần và khuyến nghị những vai trò có thể phỏng vấn.
Nhà báo Ngô Trần Thịnh - Phụ trách nội dung kinh tế - công nghệ - Trung tâm tin tức Đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh chia sẻ kinh nghiệm thực tế của HTV trong việc sử dụng AI để làm phóng sự.
Còn về khuyết điểm thì rất nhiều, từ ngữ chưa hợp với góc nhìn phóng sự, sử dụng danh từ còn cứng do "máy học" tổng hợp đề xuất. Phải hỏi AI đến 8 câu để dẫn dắt cho AI hiểu được ý của ekip biên tập. Chưa có yếu tố điểm nhấn chưa có yếu tố con người, yếu tố của nghệ thuật, việc xác nhận thông tin khó khăn.
"Khi hỏi AI có làm được phóng sự không? Thì câu trả lời là làm được, nhưng có thu hút hay không thì ChatGPT muốn làm nghề bắt buộc phải có yếu tố con người trong đó, có cảm xúc, sự sáng tạo, nghiệp vụ, dàn dựng của phóng viên và biên tập viên. Đây thực sự là một phép thử có giá trị", nhà báo Ngô Trần Thịnh khẳng định.
Tiếp nối buổi Hội thảo, các nhà báo và đại biểu dự hội thảo tham gia chia sẻ những vấn đề xung quanh việc sử dụng ChatGPT vào công việc làm báo như cách sử dụng ChatGPT để tạo ra nội dung truyền thông tự động, việc tăng tương tác với công chúng báo chí thông qua ChatGPT và cách tạo ra trải nghiệm người dùng tốt hơn; những vấn đề liên quan đến độ tin cậy của ChatGPT và tác động của việc sử dụng ChatGPT đến quyền riêng tư của người dùng; cách tăng cường khả năng cạnh tranh của các nhà báo trong bối cảnh có ChatGPT.
PGS. TS Đỗ Thị Thu Hằng - Trưởng ban Nghiệp vụ chia sẻ ý kiến trong Hội thảo.
Theo PGS. TS Đỗ Thị Thu Hằng - Trưởng ban Nghiệp vụ - Hội Nhà báo Việt Nam, ChatGPT rất có ích trong công tác nghiên cứu công chúng và phân tích các dữ liệu từ công chúng và trên cơ sở đó phân khúc được công chúng được nhanh hơn và tốt hơn. Nếu trước kia cần những cuộc khảo sát và nghiên cứu với những bảng biểu rất phức tạp thì hiện nay ChatGPT có thể hỗ trợ được việc thăm dò nhu cầu - hay vô cùng.
"ChatGPT có thể hỗ trợ khá nhiều công đoạn về chiến lược phát triển công chúng và chiến lược sản phẩm thương hiệu. Thêm một yếu tố quan trọng nữa đó chính là xác định thế mạnh cạnh tranh của mình là gì? Xác định được mình có gì, cần gì? Năng lực cạnh tranh ở đây là phát triển về hai mặt đó là chất lượng báo chí và kinh tế báo chí. Hãy suy nghĩ về việc tận dụng nó để đem lại hiệu quả cho mình", PGS. TS Đỗ Thị Thu Hằng nhận định.
Ông Trương Văn Chuyển - Tổng Biên tập Báo Cần Thơ - Ủy viên Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu bế mạc Hội thảo.
Phát biểu bế mạc Hội thảo, ông Trương Văn Chuyển - Ủy viên Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Cần Thơ, Chủ tịch Hội Nhà báo Cần Thơ cho rằng, ChatGPT dù có nhiều tính năng vượt trội, nhưng xét đến cùng, đó cũng chỉ là một công cụ mà nhà báo phải học cách để làm chủ nó, sử dụng nó phục vụ cho hoạt động tác nghiệp của mình nhằm tạo ra tác phẩm, sản phẩm báo chí theo nguyên tắc của nghề nghiệp.
Chat GPT có thể là công cụ đắc lực cho công tác biên tập, sản xuất báo chí tự động, nhưng nó không thể thay thế lao động sống của nhà báo tại hiện trường. Nó không có nhạy cảm chính trị, không có lý tưởng, không có tính nhân văn, hoàn toàn không có trách nhiệm xã hội và đạo đức báo chí. Do đó để làm chủ và sử dụng được chat GPT cũng như các công cụ trí tuệ nhân tạo khác, mỗi nhà báo chúng ta càng phải trau dồi năng lực và phẩm chất của một nhà báo cách mạng, học hỏi, thảo luận để có thể làm chủ công nghệ, chứ không để công nghệ dẫn dắt và làm chủ chúng ta.
(CLO) Ít nhất 33 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào ba trường học đang là nơi trú ẩn cho người tị nạn ở khu phố Tuffah, thành phố Gaza, theo các quan chức địa phương.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.
(CLO) Tối qua (3/4), hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân đội thuộc các khối diễu binh, diễu hành được cơ động ra ga Hà Nội để khởi hành vào miền Nam, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
(CLO) Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì Kỳ họp.
(CLO) Thị trường chứng khoán và đồng đô la lao dốc vào thứ Năm (3/4) sau khi chính sách áp thuế mới nhất trên toàn thế giới của Tổng thống Donald Trump thổi bùng một cuộc chiến thương mại mà nhiều người lo ngại sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm tăng lạm phát.
(CLO) "Xiên bẩn" - một món ăn đường phố khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Sở dĩ được gọi là “xiên bẩn” bởi nó có nguồn gốc không rõ ràng, bày bán ở những nơi bụi bặm, được chiên đi chiên lại nhiều lần và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.
(CLO) Từ tháng 4, du khách đến TP Hạ Long sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long từ khinh khí cầu neo cố định ở độ cao 80-100 m, mang lại trải nghiệm mới lạ và đầy hấp dẫn.
(CLO) Mạng xã hội đang tạo ra một 'thế giới song song' đầy cám dỗ, nơi giới trẻ đang phải đối mặt với một nghịch lý: 'bắt kịp' những xu hướng phù phiếm trên mạng xã hội, nhưng lại 'bỏ lỡ' những giá trị đích thực của cuộc sống.
(CLO) Ngày 3/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng chính thức phát động Giải báo chí "Vì một Hải Phòng phát triển" lần thứ VII với chủ đề "Hải Phòng - Thành phố thân thiện".
(CLO) Ngày 3/4, Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ báo chí với chủ đề "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong làm báo đa phương tiện và sản xuất nội dung số trên các nền tảng mạng xã hội năm 2025" cho phóng viên, nhà báo đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
(NB&CL) “AI là công cụ, nhưng chính con người mới quyết định công cụ ấy được dùng vào việc gì. Không phải cứ có công nghệ là tiến bộ, mà là khi công nghệ đi cùng đạo đức, đi cùng sự thấu cảm, đi cùng khát vọng phục vụ sự thật…” – đó là nhấn mạnh của nhà báo Nhật Hoa khi trò chuyện về Hội nghị Nhà báo Thế giới 2025 tại Hàn Quốc, diễn ra từ 30/3 đến 5/4/2025, mà bà là đại diện cho người làm báo Việt Nam tham dự.
(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành kế hoạch tổ chức xét và trao Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI (giai đoạn 2021-2025), nhằm tôn vinh những tác phẩm báo chí xuất sắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
(CLO) Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 300 triệu đồng.
(CLO) Xác định báo chí có vai trò đặc biệt trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Vì thế, Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan báo chí đã có nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả tạo thành cầu nối giữa cơ quan quản lý với doanh nghiệp thực hiện các chủ trương về bảo vệ môi trường, hướng tới kinh tế xanh.
(CLO) Ngày 2/4, tại xã Ngư Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Quân khu 4, các đơn vị đồng hành và chính quyền địa phương tổ chức chương trình tri ân 72 cựu dân quân Đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
(CLO) Chiều 1/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn vào Báo Lạng Sơn, tạo thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn. Đồng thời, hội nghị cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.