(CLO) Việc các chính phủ áp đặt nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, đã ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều mặt đời sống xã hội, khiến người dân phải thích nghi với "cuộc sống bình thường “kiểu mới”. Nhiều tờ báo đã có bài viết mô tả "cuộc sống kiểu mới" mùa Covid của người dân châu Á.
“Nếu tôi không lao động, làm sao tôi có thể mua đồ ăn?”
New Dehli – Gần một tuần sau khi chính phủ Ấn Độ ban bố lệnh phong tỏa toàn quốc trong nỗ lực kiềm chế sự lây lan của virus Corona, Chotu Kumar rơi vào cảnh đói. Là một người lao động ở tỉnh Ahmedabad, bang Gujarat, quê nhà của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Kumar không cô đơn.
Kumar và gần 80 người khác cùng làng làm việc và sinh hoạt cùng nhau với mỗi nhóm từ 5 đến 8 người trong các phòng trọ, ở một thành phố cách quê 1.700 km.
Vào ngày 24/3, Thủ tướng Modi tuyên bố phong tỏa gần như toàn bộ 1,3 tỷ người dân Ấn Độ chỉ trong vài giờ. Thông báo quá gấp gáp, Kumar và những người lao động nhập cư khác không có thời gian để mua thực phẩm. Thực ra, họ cũng không có nhiều tiền để làm như vậy.
"Tôi làm việc cả ngày, sau đó nhận tiền", Kumar nói. "Nếu tôi không làm việc, tôi phải mua thực phẩm như thế nào?".
Thực phẩm cuối cùng đã đến tay anh và dân làng khi ANHAD, một tổ chức phi lợi nhuận làm việc để giúp đỡ những người di cư bị mắc kẹt trong tiểu bang, nghe kể về hoàn cảnh của họ.
Lao động di cư là một động lực thúc đẩy các khu vực kinh tế lớn của Ấn Độ. Hàng triệu người trên khắp đất nước làm việc trên các công trường xây dựng, trong ngành nông nghiệp và tại các nhà máy lớn nhỏ. Thường thì họ sống trong cùng một nơi làm việc.
Với việc phong tỏa cũng như hạn chế đi lại giữa các tiểu bang khiến hàng trăm ngàn công nhân trở thành người thất nghiệp và vô gia cư trong chớp mắt. Họ không còn sự lựa chọn nào khi buộc phải cố gắng trở về làng bằng cách đi bộ. Điều này tạo nên một trong những cuộc di cư lớn nhất ở Ấn Độ sau độc lập.
Shamsal là một trong những người may mắn đã trở về nhà trước khi có lệnh phong tỏa. Một người gốc ở bang miền đông Bihar, một trong những nơi nghèo nhất nước, anh làm thợ xây cho một chủ thầu xây dựng ở New Delhi.
Khi tin tức về virus Corona lan rộng, nỗi sợ hãi tăng lên, công việc đi vào bế tắc và Shamsal quyết tâm trở về nhà. "Có rất nhiều tin đồn, rất nhiều câu chuyện về Covid-19, đến nỗi tôi sợ hãi và bỏ lại mọi thứ để quay về", anh nói.
Chủ thầu vẫn còn nợ anh 15.000 rupee (196 USD). Đó là một số tiền có thể giúp gia đình tám người của anh trụ được một thời gian. Chính phủ đã hứa hỗ trợ khó khăn và vật tư y tế, nhưng những điều này vẫn chưa thành hiện thực.
Một khi chính phủ dỡ bỏ lệnh cấm, Shamsal sẽ quay trở lại Delhi. "Không có công việc ở đây trong làng, vậy tôi sẽ kiếm được tiền như thế nào, tôi sẽ chăm sóc gia đình như thế nào?", anh nói. "Tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc trở lại công trường".
Kumar khao khát đi con đường khác - trở về với gia đình.
Các ca nhiễm COVID-19 đang gia tăng ở Ahmedabad và chính quyền đã giảm số lượng cá nhân được quyền đi lại, khiến ANHAD khó di chuyển nguồn cung quanh thành phố, Dev Desai, điều phối viên Gujarat của tổ chức phi lợi nhuận nói. Nhiệm vụ của họ cũng trở nên phức tạp hơn bởi thông tin sai lệch độc hại lan truyền trên mạng xã hội.
Kumar theo đạo Hindu, đã xem một video trực tuyến nói rằng, người Hồi giáo truyền virus vào thức ăn và anh từ chối chấp nhận nguồn cung cấp thực phẩm từ tổ chức Hồi giáo từ thiện.
Trong hai ngày qua, Kumar và những người đồng hương sống bằng cơm nguội. Anh có thể đối phó với điều đó, nhưng anh không biết vợ con đang đối phó thế nào trong tình trạng hiện tại.
Khi họ nói chuyện điện thoại, Kumar nói dối và nói với vợ con rằng anh đang ăn rất ngon, ngay cả khi không có thức ăn. Họ cũng nói như vậy, và điều đó khiến Kumar đau lòng. "Tôi chỉ muốn về nhà và xem họ thực sự như thế nào," anh nói.
(MEGHA BAHREE)
“Đây là một thay đổi lớn, tôi cần phải ra loạt video mới”
Singapore – Ngày chính phủ Singapore tuyên bố phong tỏa, đóng cửa những nơi làm việc và lệnh cấm tụ tập đông người, Vlogger Ghib Ojisan đã tranh thủ ra ngoài quay những clip cuối cùng.
Trong “Nhật ký phong tỏa Singapore ngày 0”, được đăng trên Youtube cá nhân của mình vào 7/4, Ghib Ojisan đã cho thấy hàng dài người nối đuôi nhau ở các siêu thị, với tất cả đều cách nhau một mét.
Ghib Ojisan sinh ra ở Osaka, hay được gọi với biệt danh là "Ken", đã thu hút được khoảng 130.000 thành viên đăng ký tài khoản, để theo cuốn nhật ký bằng video về cuộc sống của anh ta ở Singapore, chủ yếu được quay ngoài trời.
Ken sống nhờ vào doanh thu quảng cáo từ các video của mình và trong những tháng trước khi chính quyền phong tỏa, thu nhập của anh đã giảm 30% đến 40%.
Theo quy định trong lệnh phong tỏa của Singapore, mọi người có thể tập thể dục bên ngoài một mình, trong khi một số công viện bị đóng cửa. Các cửa hàng thực phẩm và các siêu thị được phép hoạt động nhưng với các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt tại chỗ.
"Tôi không thể thực hiện các vlog bình thường của mình, ngoài việc quay phim khu phố", Ken nói. "Đó là một thay đổi lớn, bởi vì tôi cần phải đưa ra một loạt video mới”.
Là một công dân nước ngoài làm tự do, Ken không đủ điều kiện nhận hỗ trợ thu nhập khẩn cấp của tiểu bang. Việc chính phủ áp dụng lệnh phong tỏa ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, các doanh nghiệp và đặc biệt là những người làm nghề tự do như Ken.
(DYLAN LOH)
“Tôi đang chán. Tôi bị mắc kẹt trong phòng cả ngày”
Jakarta - Tifa Asrianti, 40 tuổi, bắt đầu năm 2020 với những kế hoạch đầy tham vọng. Hai năm trước, cô rời công việc văn phòng để đi làm tự do và kiếm sống sung túc bằng nghề dịch thuật, hỗ trợ truyền thông và viết nội dung.
Cô đang chuẩn bị mua tài sản đầu tiên của mình, một căn hộ ở Bekasi, ngoại ô Jakarta, và còn đầu tư vào thị trường chứng khoán với hy vọng có thêm thu nhập. Cô thậm chí đã đặt trước một kỳ nghỉ ở Canada.
Đại dịch COVID-19 khiến tất cả kế hoạch bị đổ bể. Indonesia đã bị virus Corona tấn công mạnh mẽ và một số chuyên gia y tế lo ngại rằng nước này có thể trở thành một ổ dịch mới. Thiệt hại kinh tế cũng khá nghiêm trọng khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự đoán rằng nền kinh tế Indonesia sẽ tăng trưởng chỉ 0,5% trong năm nay.
Asrianti cho biết cô không còn có kế hoạch đầu tư và sẽ giữ tiền tiết kiệm của mình. Công ty xây dựng căn nhà nói rằng nhà sẽ không được bàn giao đúng hạn, buộc cô Asrianti phải cố gắng để lấy lại tiền nhưng điều đó rất khó khăn. Vào ngày 10/4, chính phủ đã ra lệnh đóng cửa nhiều doanh nghiệp ở Jakarta và công ty đã từ chối yêu cầu của cô.
Tình trạng virus corona làm Asrianti nhớ về cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và biến động chính trị sau đó ở Indonesia vào cuối những năm 1990. Trong thời gian đó, hàng triệu người mất việc. Cô lo sợ rằng các hiệu ứng có thể "mạnh mẽ hơn" bây giờ.
Siti Royhan cũng tự coi mình là người may mắn. Mới hơn 20 tuổi, Royhan đã tạo ra một chuỗi cà phê nổi tiếng khi thành lập hàng trăm gian hàng tại các thành phố lớn của Indonesia trong vài năm qua.
Cô đặt trụ sở tại một cửa hàng bên trong khu chung cư đông đúc ở Nam Jakarta. Mặc dù số ngày làm việc tại Indonesia giảm từ 6 xuống 5 ngày mỗi tuần và thời gian cũng ngắn hơn một chút, từ 12 xuống 10 giờ mỗi ngày, nhưng gian hàng của cô lại có nhiều khách hàng hơn bình thường trong những tuần gần đây.
"Tôi đoán họ là cư dân trong tòa nhà và làm việc tại nhà", cô nói.
Tuy nhiên, Royhan vẫn cảm thấy buồn. Ít nhất một trong số những người bạn của cô làm việc cho cùng chuỗi cà phê đã bị cho nghỉ việc, và một người khác được nghỉ phép không lương, do nhiều gian hàng ở trung tâm mua sắm và tòa nhà văn phòng tại Jakarta buộc phải đóng cửa theo các biện pháp phong tỏa một phần.
"Tôi đang rất chán nản. Tôi thường đi chơi với bạn bè vào cuối tuần, như đi bơi, đến các trung tâm mua sắm, hoặc xem phim tại rạp chiếu phim. Còn bây giờ, tôi bị mắc kẹt trong phòng cả ngày", Royhan nói.
(ERWIDA MAULIA)
“Tôi chỉ còn 100.000 Yên và không thể đi đâu”
Tokyo - Vào ngày 6/4, đêm trước khi chính phủ Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo, Sekito Yoshikawa, 23 tuổi, đã thu thập tất cả đồ đạc của mình và rời khỏi quán cà phê Internet nơi anh ta sống trong vài tuần qua. Không gian của anh thậm chí không đủ lớn để duỗi chân, nhưng với giá 1.298 Yên (12 USD) một đêm, một mức giá phải chăng.
Kế hoạch của Yoshikawa đã bị ném vào mớ hỗn loạn bởi đại dịch COVID-19. Đầu tiên, anh phải bỏ công việc giao hàng cho Uber Eats tại Úc và trở về Nhật Bản sớm hơn dự kiến. Anh tìm thấy được việc làm trong vai trò như một trợ lý giảng dạy ở Tokyo. Sau đó, các trường học bị đóng cửa, Yoshikawa nghỉ việc một lần nữa.
"Tôi mong đợi sẽ không có chuyện này xảy ra. Tôi chỉ còn 100.000 yên và không còn nơi nào để đi", anh nói.
Sau đó, khi tình trạng khẩn cấp được tuyên bố, Thủ tướng Shinzo Abe yêu cầu nhiều doanh nghiệp đóng cửa, bao gồm các quán cà phê Internet, trong 7 quận, bao gồm cả Tokyo. Đối với Yoshikawa, một trong số hàng ngàn người đến dựa vào những không gian này để ở trở thành người vô gia cư.
"Tôi không biết phải đi đâu. Các thư viện đã đóng cửa và thậm chí McDonald đóng cửa cả vào ban đêm vì lo ngại sự lây lan của virus", Yoshikawa nói.
Đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều người ở Tokyo phải vật lộn để kiếm tiền. Tài xế taxi Shigeo Oyama thường đón những công nhân văn phòng trên đường về nhà sau khi uống rượu ở quận thượng lưu, nhưng kể từ khi tình trạng khẩn cấp bắt đầu, đường phố vắng tanh. Thu nhập của anh đã giảm hơn 30%.
"Mặc dù tiền lương của tôi đang giảm, các hóa đơn sẽ không chờ đợi", ông nói. "Tôi phải trả thuế tài sản và ô tô của tôi sớm”.
Nhưng mọi chuyện có thể tồi tệ hơn. Vào ngày 8/4, công ty taxi Royal Limousine có trụ sở tại Tokyo đã sa thải gần như toàn bộ 600 nhân viên của mình. "Mọi người trong ngành taxi đã nói về nó", Oyama nói.
Thủ tướng Shinzo Abe hy vọng nền kinh tế Nhật Bản sẽ phục hồi hình chữ V sau đại dịch, nhưng Oyama nghi ngờ điều này.
"Sẽ mất nhiều thời gian hơn để trở lại bình thường. Nhiều người đang cố gắng vượt qua bằng cách chi tiêu tiền tiết kiệm. Vì vậy họ sẽ không tiêu dùng như trước đây. Mọi người sẽ không sử dụng taxi ngay cả khi đại dịch kết thúc", Oyama nói.
Sự không chắc chắn về tình trạng khẩn cấp sẽ diễn biến như thế nào và đại dịch sẽ kéo dài bao lâu, khiến cuộc sống của nhiều người đảo lộn. Joan Quitoriano, một công nhân nhập cư từ Philippines, nói rằng cả hai nơi làm việc của cô - một khách sạn và một trường học - hiện đã đóng cửa, và cô lại phải giảm số tiền cô gửi về cho gia đình.
"Tháng tới, tôi không biết làm thế nào để thanh toán hóa đơn của mình", cô nói.
(RURIKA IMAHASHI)
"Chúng tôi cố gắng vượt qua từng ngày và đợi chờ công bố hết dịch"
TP.HCM - Trước khi các dịch vụ đặt xe công nghệ đến TP.HCM, ông Trần Văn Phúc (58 tuổi) - một tài xế xe ôm truyền thống, có thể kiếm được khoảng 300.000 đồng mỗi ngày. Kể từ lúc các nền tảng như Uber và Grab xuất hiện ở Việt Nam, ông Phúc vật lộn để kiếm được một nửa mức thu nhập cũ. Hầu hết khách hàng hiện tại của ông Phúc là người lớn tuổi, chưa tiếp xúc với các ứng dụng đặt xe.
Chính phủ Việt Nam ban hành lệnh giãn cách xã hội trên toàn quốc vào ngày 1/4 nhằm kiểm soát đại dịch. Từ đó, ông Phúc hầu như kiếm được đồng nào.
"Hôm qua tôi về nhà trắng tay", ông Phúc chia sẻ với Nikkei. "Tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra trong vài ngày tới. Quán ăn và nhà hàng đóng cửa, mọi người ở nhà, làm việc cũng tại nhà nhưng tôi vẫn phải ra đây đợi, hi vọng có ai đó muốn đi xe ôm".
Ông Phúc cùng nhiều người lao động nghèo khác, từ người bán vé số, thợ đánh giày đến người bán hàng rong, phải sống trong hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, các tổ chức đã chung tay cùng chính phủ rất nỗ lực làm các công tác từ thiện cứu trợ, với những cây "ATM gạo" cùng nhiều đồ nhu yếu phẩm khác giúp người dân trong thời điểm khó khăn này.
“Bây giờ chúng tôi đang cố gắng từng ngày và đợi chờ công bố hết dịch”.
(CLO) Sáng 22/11, tại khu nghỉ dưỡng Hoiana (huyện Duy Xuyên), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo công bố việc đăng cai Hội nghị Quốc tế về Du lịch Nông thôn lần đầu tiên của UN Tourism (tổ chức du lịch thế giới), diễn ra vào năm 2024 tại Quảng Nam.
(CLO) Những trích đoạn từ cuốn hồi ký sắp xuất bản của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đề cập đến mọi thứ, từ cuộc xung đột ở Ukraine cho đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
(CLO) Ngày 22/11, Thủ tướng Viktor Orban cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm Hungary, đồng thời đảm bảo rằng lệnh bắt giữ ông Netanyahu của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) sẽ "không được thực hiện".
(CLO) Nga tuyên bố các hệ thống phòng không hiện đại trên thế giới, bao gồm của Mỹ và châu Âu, không thể đánh chặn loại tên lửa đạn đạo mới Oreshnik mà nước này vừa phóng vào thành phố Dnipro ở miền trung Ukraine.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Tỷ phú Elon Musk, chủ sở hữu mạng xã hội X, đã chỉ trích dự luật của Úc, trong đó cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội và phạt các mạng xã hội lên tới 49,5 triệu AUD (32 triệu USD) đối với các vi phạm.
(CLO) Từ ngày 29/11/2024 tới đây, gần 50 triệu cổ phiếu của CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Mã: TNA) bị đình chỉ giao dịch sẽ chuyển sang sàn UpCom. Doanh thu Quý 3 của đơn vị giảm tới 95% gây thua lỗ nặng.
(CLO) Kết quả kinh doanh của Địa ốc Hoàng Quân tuy có cải thiện nhưng mới chỉ hoàn thành 26% mục tiêu cả năm. Trong khi lượng nợ vay gia tăng mạnh để bù đắp dòng tiền kinh doanh đang âm tới 1.185 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
(CLO) Ngày 22/11, tại Hội trường Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), Đại hội thường niên VFF năm 2024 khoá IX (nhiệm kỳ 2022 - 2026) đã chính thức diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá trong nước và quốc tế.
(CLO) Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(CLO) Quyết định nêu rõ hai phi công được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì "đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc."
(CLO) Đó là chia sẻ của tiền đạo Nguyễn Tiến Linh tại buổi tập đầu tiên của đội tuyển Việt Nam trong đợt tập trung chuẩn bị cho AFF Cup 2024, sáng 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Do mâu thuẫn gia đình, Vương Văn Thiêng đã lấy chai xăng vẩy vào người bố mẹ rồi bật lên để đe dọa. Tuy nhiên, hành động này khiến lửa bùng phát và cháy, làm ông T, bà H tử vong.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng 22/11, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá.
(CLO) Ngày 21/11, Báo Kiểm toán tổ chức Hội nghị tập huấn thông tin về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho phóng viên chuyên trách đưa tin hoạt động của Kiểm toán nhà nước (KTNN) nhằm trang bị kiến thức, thông tin về hoạt động kiểm toán của KTNN.
(CLO) Hướng đến các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), ngày 21/11 Chi bộ và Chi hội Báo Nhà báo và Công luận phối hợp tổ chức Chương trình “Về nguồn và Trao thẻ hội viên" cho các phóng viên, biên tập viên tại Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
(NB&CL) “Chúng tôi đi sâu tìm hiểu câu chuyện cơ chế đặt hàng đào tạo giáo viên giữa trường sư phạm và địa phương. Vì sao các trường đào tạo sư phạm sẵn sàng đáp ứng “cung”, nhưng các địa phương chưa mặn mà đặt hàng?... Trước những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai, việc sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh Nghị định 116 là yêu cầu, đòi hỏi hết sức cấp thiết” - nhà báo Lê Thu đại diện nhóm tác giả vừa đoạt giải đặc biệt Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam với tác phẩm “Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên “Cung” hào hứng - “Cầu” thờ ơ” (do nhóm tác giả Lê Thị Thu, Lê Thị Hằng, Trần Hữu Hưng, Nguyễn Văn Cường thực hiện) đã chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo & Công luận về loạt bài.
(CLO) Ngày 21/11, Ban Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Quảng Bình lần thứ VI-năm 2024 tổ chức lễ tổng kết, trao giải cho các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải.
(CLO) Ngày 20/11 tại trụ sở Thông tấn xã Pathet Lào ở thủ đô Vientiane, đoàn đại biểu TTXVN do Tổng Giám đốc Vũ Việt Trang làm trưởng đoàn và đoàn đại biểu KPL do Tổng Giám đốc Vannasin Simmavong làm trưởng đoàn đã tiến hành hội đàm.
(CLO) Đó là yêu cầu của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải tại Hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện Chỉ thị 16/2004 của Ban Thường vụ Thành ủy về đẩy mạnh công tác phát triển Đảng và đào tạo, bồi dưỡng chính trị cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên trong hệ thống báo chí, xuất bản TP tổ chức vào ngày 20/11.
(CLO) Ngày 20/11 hàng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh những người thầy, người cô những người đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ. Để thể hiện tình cảm này, không ít nhà báo đã sáng tạo và cho ra đời những tác phẩm báo chí được đầu tư công phu, đồng thời bằng tình cảm trân trọng, người làm báo còn luôn đồng hành chia sẻ khó khăn cùng ngành giáo dục vùng cao.