(CLO) Tình trạng thiếu hụt năng lượng, lạm phát gia tăng, chuỗi cung ứng bị gián đoạn và tác động của đại dịch - EU đang phải vật lộn để dập lửa trên nhiều mặt trận. Khối đang đạt được những giải pháp nào?
Tăng lãi suất
Sau nhiều năm ghìm lãi suất ở mức thấp lịch sử và ở mức âm kể từ năm 2014, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã rời bỏ chính sách lãi suất bằng 0 vào thứ Năm tuần này. Đồng thời đã tăng lãi suất cơ bản từ 0 lên 0,5%, sau đó sẽ tiếp tục tăng thêm.
Có nhiều nghi vấn được đặt ra liệu điều này có đủ để hạ nhiệt lạm phát 8,6% trong khu vực đồng euro hay không, đặc biệt là vì những lý do chính của việc tăng giá nằm ngoài tầm kiểm soát của EU.
EU đối mặt với bất ổn kinh tế nghiêm trọng trong những tháng tới. Ảnh: DW.
Được biết, giá năng lượng đã tăng do nhu cầu phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch và cũng do cuộc chiến của Nga - Ukraine. Sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu cũng đang đẩy giá lên mức đỉnh điểm.
Hơn nữa, việc tăng lãi suất của ECB rất “bấp bênh”. Theo lý thuyết kinh tế, giá cả thường tăng trong thời kỳ bùng nổ khi tất cả các nhu cầu đều được nâng cao quá mức. Khi đó, lãi suất cao hơn có tác động làm giảm giá trị bằng cách làm cho việc cho vay trở nên đắt hơn, làm chậm lại hoạt động kinh tế.
Tuy nhiên, hiện nay, lạm phát đang tấn công các nước EU, những nước đang trỗi dậy suy yếu vì đại dịch, và trong một số trường hợp, gánh nặng nợ nần gia tăng đáng kể. Việc suy yếu hơn nữa ở những nền kinh tế vốn đang gặp khó khăn này với lãi suất cao hơn sẽ mang lại một số rủi ro.
Một công cụ chống khủng hoảng mới
Sự kết thúc của chính sách lãi suất bằng 0 đánh dấu sự trở lại của một bóng ma kinh tế đã khiến khu vực đồng euro sụp đổ 10 năm trước: hoàn cảnh tín dụng hoàn toàn khác nhau của từng quốc gia thành viên
Các quốc gia vay tiền trên thị trường tài chính bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ. Các nhà đầu tư càng tin tưởng vào uy tín tín dụng của một quốc gia, thì mức lãi suất mà quốc gia đó phải trả cho các khoản nợ của mình càng thấp.
Ngược lại, các quốc gia có nợ cao và nền kinh tế yếu hơn bị "trừng phạt" bởi những người cho vay tính lãi suất cao hơn. Sự khác biệt này, được gọi trong biệt ngữ tài chính là chênh lệch, hiện đang mở rộng trở lại.
Ví dụ, một năm trước Ý phải trả lãi suất cao hơn 1,21% so với Đức nếu muốn vay tiền trong mười năm. Trong khi đó, mức chênh lệch đã tăng gần gấp đôi lên 2,26%.
Các quốc gia mắc nợ cao như Ý có thể gặp rắc rối do chi phí lãi suất cao hơn khiến các nhà hoạch định chính sách gặp khó khăn về tài chính. Trong cuộc khủng hoảng nợ đồng euro bắt đầu vào năm 2010, những “người chơi” trên thị trường bắt đầu đầu cơ chống lại các quốc gia riêng lẻ, coi như đặt cược vào sự sụp đổ của liên minh tiền tệ.
Để tránh khủng hoảng lặp lại, Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã phát triển một công nghệ chống phân chia mới. TPI (Công cụ bảo vệ đường truyền) là một chương trình mua trái phiếu cho vay tiền đặc biệt đối với các quốc gia mà thị trường có độ tin cậy hạn chế. Đồng nghĩa là để gửi một thông điệp đến các nhà đầu cơ: “Đừng đặt cược vào sự kết thúc của liên minh tiền tệ; bạn sẽ chỉ thua”.
Nhược điểm của công cụ mới là ECB bị cấm tham gia vào nguồn tài chính trực tiếp của chính phủ. Điều này có thể dẫn đến các tranh chấp kéo dài tại tòa án trong giới hạn nhiệm vụ của ECB. Một lần nữa, sẽ trở nên rõ ràng rằng chính sách tiền tệ chung phải đối mặt với những yêu cầu khác nhau - do đó có thể thúc đẩy việc đặt cược chống lại liên minh tiền tệ.
Kế hoạch năng lượng khẩn cấp
Trong tuần này, giá khí đốt tiếp tục tăng đã thúc đẩy Ủy ban EU soạn thảo một kế hoạch năng lượng khẩn cấp vào thứ Tư. Uỷ ban dự đoán sẽ cắt giảm tiêu thụ khí đốt ở EU xuống 15% trong mùa đông tới.
Nếu kế hoạch đó đó không được các quốc gia thành viên cắt giảm trên cơ sở tự nguyện, Ủy ban EU có thể tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở cấp độ EU và buộc các nước thành viên phải tuân theo. Khi đó, một số lĩnh vực nhất định của nền kinh tế có thể nhận được ít khí đốt hơn. Các khuyến khích tài chính cũng được lên kế hoạch cho các công ty chuyển sang các nguồn năng lượng khác.
Tuy nhiên, kế hoạch khẩn cấp phải được các nước thành viên EU thông qua trước khi có hiệu lực. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã nói rằng họ có kế hoạch phản đối nó và bác bỏ kế hoạch này là "không thể thực hiện được", tất cả đều chỉ ra một cuộc tranh chấp âm ỉ về biện pháp này.
Hỗ trợ của chính phủ cho công dân
Nhiều quốc gia EU đã cùng nhau thực hiện các biện pháp cứu trợ để giảm bớt gánh nặng cho công dân của họ khi phải đối mặt với lạm phát gia tăng và chi phí năng lượng tăng cao - và cố gắng xoa dịu sự tức giận của cử tri.
Các biện pháp này bao gồm từ giảm thuế đến giảm giá cố định trên hóa đơn tiền điện và chuyển tiền mặt trực tiếp đến các công ty cứu trợ cho các công ty đang gặp khó khăn, chẳng hạn như trường hợp của công ty khí đốt Uniper của Đức.
Quy mô của các gói viện trợ này rất khác nhau giữa các quốc gia. Điểm chung của họ là gây căng thẳng cho ngân sách chính phủ và làm tăng thêm nợ.
Và tất cả những điều đó đều “đổ lên đầu” những gánh nặng tài chính chồng chất ở hầu hết các quốc gia trong thời gian đại dịch Covid-19 bùng phát. Những phát triển này đang được theo dõi chặt chẽ trên thị trường tài chính - và sau đó có thể dẫn đến chênh lệch ngày càng tăng giữa các quốc gia EU.
Quỹ phục hồi của Liên minh Châu Âu
Năm 2020, EU thành lập quỹ phục hồi sau đại dịch Covid-19 để giúp các quốc gia thành viên giảm gánh nặng tài chính khổng lồ do đại dịch gây ra.
Với tổng ngân sách 750 tỷ euro, đây là gói viện trợ lớn nhất trong lịch sử của EU. Khoản tiền này nhằm giúp các quốc gia vượt qua sự suy giảm kinh tế liên quan đến đại dịch trong khi cho phép đầu tư để làm cho các nền kinh tế thân thiện hơn với khí hậu và kỹ thuật số.
Giống như nhiều biện pháp chống khủng hoảng khác ở EU, quỹ tái thiết gửi đi những tín hiệu trái chiều.
Một mặt, ý nghĩa thể hiện sự thống nhất và sức mạnh của cộng đồng EU. Nó đánh dấu lần đầu tiên các quốc gia EU cùng vay nợ được giải ngân thông qua các khoản viện trợ không hoàn lại với quy mô chưa từng có.
Mặt khác, những ngày tranh luận gay gắt trong các cuộc đàm phán đã cho thấy sự khác biệt lớn như thế nào giữa các nước EU.
Có vẻ như tranh chấp và thỏa hiệp cũng có khả năng tồn tại trong Liên minh châu Âu trong tương lai.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.
(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lâm Đặng Thanh Quân - người tông CSGT rồi bỏ chạy, về tội "Chống người thi hành công vụ".
(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.
(CLO) Theo Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhiều hạng mục dự án đang bước vào giai đoạn nước rút với một số công trình cán đích trước ngày 30/4 và một số hạng mục khác dự kiến hoàn thành trong năm 2025.
(CLO) Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 2 xe máy xảy ra vào đêm 5/4 trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình khiến 2 người thiệt mạng và 1 người khác bị thương nặng.
(CLO) Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước vừa có công văn gửi Sở công thương các tỉnh, thành phố triển khai Chỉ thị của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
(CLO) Liên minh châu Âu chuẩn bị áp mức phạt hơn 1 tỷ USD đối với nền tảng X của tỷ phú Elon Musk, do vi phạm nghiêm trọng các quy định về nội dung và thông tin sai lệch.
(CLO) Dragon Capital cho rằng: Việc các mức thuế 46% có được duy trì hay không có thể phụ thuộc vào khả năng của Việt Nam trong việc giảm thiểu hiệu quả các vấn đề trung chuyển hàng hoá.
Hưởng ứng Tháng Thanh niên – tháng 3, năm 2025, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công ty Nhiệt điện Mông Dương đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ trong các phong trào vì cộng đồng và bảo vệ môi trường.
Ngày 3/4, Nam A Bank đã đồng hành cùng Trường Đại học Việt Đức tổ chức Diễn đàn “Các thị trường vốn quốc tế và những lựa chọn chính sách của nền kinh tế mới nổi”. Hoạt động này thu hút đông đảo học giả quốc tế, chuyên gia kinh tế, tài chính trong và ngoài nước, đặc biệt là nhà nghiên cứu, giáo sư đầu ngành của Cộng hòa Liên bang Đức tham dự.
Thông báo được đưa ra vào ngày 1/4/2025, trong đó Cục An toàn thực phẩm Đề nghị tạm dừng việc bán, lưu thông, sử dụng hàng hóa đối với 4 lô bột ngọt (Monosodium L – Glutamate) do Công ty TNHH Liên Sen, địa chỉ tại số 19 đường 44, khu phố 1, tổ 6, phường 16, quận 8, TPHCM nhập khẩu, do vi phạm quy định về ghi nhãn.
Với mong muốn trở thành đối tác tài chính chiến lược đồng hành cùng sự phát triển bền vững của ngành điện Việt Nam, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tiếp tục triển khai và đẩy mạnh gói tài trợ chuỗi cung ứng ngành điện, cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt, tối ưu cho các doanh nghiệp tham gia đấu thầu và thực hiện các gói thầu, dự án, hợp đồng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
(CLO) Việc Hoa Kỳ áp thuế lên hàng hoá Việt Nam sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, nhất là những ngành nghề có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, điện tử, gỗ, nội thất,...
(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.