(CLO) Cảng Mtwara (Tanzania) vốn chủ yếu kinh doanh hạt điều, giờ đây nhộn nhịp hơn bao giờ hết với các tàu chở đầy than, xung đột Nga - Ukraine khiến châu Âu và thế giới chạy đua đốt nhiên liệu hoá thạch.
Thiếu năng lượng khiến châu Âu “chuộng” than hơn
Theo Reuters, giá than nhiệt (sử dụng để sản xuất điện) đã tăng vọt lên mức kỷ lục do hậu quả của chiến tranh tại Ukraine, nhiều nước châu Âu mất khả năng tiếp cận nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên và than quan trọng từ nhà cung cấp hàng đầu là Nga.
Trong đó, giá than nhiệt vật lý giao trong tháng trước tại cảng Newcastle (Úc) - tiêu chuẩn toàn cầu - được giao dịch ở mức 429USD/ tấn vào ngày 16/9, ngay dưới mức cao nhất mọi thời đại là 483,50 USD trong tháng 3 (tăng từ khoảng 176 đô la/tấn vào cùng kỳ năm ngoái).
Kỷ nguyên của than đá đang dần nở rộ?. Ảnh: Reuters.
Hệ quả là người mua ở châu Âu đang được cho là trả nhiều đô la nhất để nhập khẩu than từ các mỏ xa xôi châu Phi như Tanzania, Botswana và thậm chí có khả năng là Madagascar. Ngoài ra, Liên minh châu Âu sẽ có thể cung cấp mua than từ Colombia, Nam Phi và thậm chí xa hơn.
Rizwan Ahmed, giám đốc điều hành của công ty khai thác than Bluesky Minings ở Dar es Salaam, Tanzania cho biết: “Các nước châu Âu đang và đang truy lùng bất kỳ nơi nào có than, họ sẵn sàng trả giá tốt để nhập khẩu lượng lớn than đá thay cho khí đốt của Nga”.
Jan Dieleman, chủ tịch bộ phận vận tải đường biển của Cargill cho hay: trong thời gian gần đây, các chuyến hàng trở than gia tăng đáng kể, cụ thể đã có một công ty vận chuyển tới 9 triệu tấn than trên toàn cầu trong giai đoạn tháng 6-8 (so với 7 triệu tấn/năm)
Mặc dù cơ hội thu về lợi nhuận khủng từ than có thể diễn ra trong thời gian ngắn ngủi nếu các luồng gió địa chính trị thay đổi, một số quốc gia có tài nguyên than cho rằng tại thời điểm này là cơ hội “ngàn năm có một”.
Theo phân tích từ nền tảng dữ liệu hàng hải và hàng hóa Shipfix, kể từ cuối tháng 6, quốc gia thuộc vùng Đông Phi (Tanzania) đã ghi nhận đến 57 đơn đặt hàng (yêu cầu các tàu có sẵn) trên thị trường vận chuyển hàng hóa giao ngay so với chỉ hai đơn hàng trong cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, trong tháng 7, quốc gia này đã đạt 97,8 tấn than xuấ khẩu - mức cao nhất trong kỷ lục và tăng hơn 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, trong tháng 8, khối lượng đã giảm xuống còn 89 triệu tấn, phần lớn do gián đoạn xuất khẩu từ nhà sản xuất lớn Australia.
Trong năm 2022, Tanzania dự kiến xuất khẩu than sẽ tăng gấp lên khoảng 696.773 tấn, trong khi, sản lượng dự kiến sẽ tăng 50% lên khoảng 1.364.707 tấn.
Theo Yahya Semamba, quyền thư ký điều hành của Ủy ban khai thác mỏ, chính phủ nước này đã ghi nhận về nguồn thu “khủng” từ việc đánh thuế xuất khẩu của ngành than, hiện đang xem xét xây dựng một tuyến đường sắt nối vùng Ruvuma sản xuất than với thủ phủ Mtwara (Tanzania).
Công ty khai thác Ruvuma Coal có trụ sở tại Tanzania đã xuất khẩu ít nhất 400.000 tấn than thông qua một thương nhân sang các nước bao gồm Hà Lan, Pháp và Ấn Độ kể từ tháng 11, Reuters đưa tin.
Trong đó, các công ty khai thác than đang tận hưởng mức lợi nhuận chưa từng có giữa lo ngại về môi trường có thể đặt dấu chấm hết cho ngành than nhiệt điện.
Rob West, nhà phân tích tại công ty tư vấn Thunder Said Energy nhận định: cuối năm 2020, giá than ở ngưỡng 75 USD/tấn vì thế một mỏ than có thể kiếm được mức tiền mặt 15 USD/tấn. Tuy nhiên, khi giá đạt 400 USD/ tấn, tỷ suất lợi nhuận đã tăng lên 235 USD/ tấn.
Thực tế, các thương nhân ở châu Âu sẵn sàng trả gấp đôi giá mà người mua châu Á trả giá, trong đó phải kể đến nhiều khách hàng đến từ các quốc gia như Đức, Ba Lan và Anh.
Tương tự, ở Botswana không giáp biển, việc bán than trên thị trường đường biển từng là điều không tưởng, với phần lớn xuất khẩu đến các nước láng giềng Nam Phi, Namibia và Zimbabwe.
Đảo quốc Madagascar, quốc gia xuất khẩu vani hàng đầu thế giới, có thể trở thành một thành viên mới khác trên thị trường than toàn cầu.
Kỷ nguyên của than đá đang cận kề?
Cuộc chiến ở Ukraine và điều kiện thời tiết khắc nghiệt trên khắp châu Âu và châu Á vào mùa hè này đã chứng kiến các cường quốc trước đây cam kết nhanh chóng rời bỏ than đá để một lần nữa phụ thuộc vào các nhà máy nhiệt điện than.
Theo dữ liệu từ Cục Thống kê quốc gia, Trung Quốc đã khai thác 2,19 tỷ tấn than từ tháng 1 đến tháng 6, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi nhiều người lo lắng rằng sự phụ thuộc vào than này sẽ tác động tiêu cực đến mục tiêu khử cacbon của Trung Quốc, các chuyên gia trong lĩnh vực này tin rằng Trung Quốc vẫn đang có mục tiêu ngừng mở rộng thị trường trong vòng vài năm tới, với việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tuyên bố kiểm soát chặt chẽ than đối với giai đoạn Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025).
Theo nghiên cứu của Braemar, nhu cầu cao và nguồn cung cấp than khan hiếm đã vẽ lại các tuyến đường thương mại, thúc đẩy mạnh mẽ trên toàn cầu đối với nhiên liệu hóa thạch lên mức cao kỷ lục vào tháng 7.
Nhập khẩu than nhiệt của Liên minh châu Âu từ Úc, Nam Phi và Indonesia - những nước có truyền thống cung cấp cho thị trường châu Á - đã tăng hơn 11 lần trong 4 tháng sau khi Nga tấn công Ukraine.
Khủng hoảng năng lượng đã khiến các quốc gia EU phải cắt giảm sự phụ thuộc vào khí đốt từ Nga, vốn đã làm giảm nguồn cung cấp khổng lồ của nước này cho khu vực. Lệnh cấm nhập khẩu than của Nga của khối càng làm tăng thêm áp lực lên các nhà máy phát điện trong việc tìm kiếm các nguồn nhiên liệu thay thế.
Nga thường cung cấp khoảng 70% lượng than nhiệt của EU, theo tổ chức tư vấn Bruegel có trụ sở tại Brussels, trong khi nước này thường cung cấp 40% lượng khí đốt tự nhiên của khối.
Các nước châu Âu đã tạm thời gác lại các mục tiêu về môi trường khi họ tìm cách dự trữ nhiên liệu và mở lại các nhà máy than băng phiến để chuẩn bị cho một mùa đông khó khăn.
Các nhà phân tích tại Bank of America cho biết: “Mặc dù các nhà máy nhiệt điện than đóng cửa trong ba năm qua, sản lượng than tiêu thụ đã cao hơn 25% so với mức của năm trước tại châu Âu”.
Việc gia tăng đốt than nhiệt hiện nay có thể khiến các quốc gia phải đối mặt với các mục tiêu giảm phát thải CO2 đầy tham vọng; Tại EU, đốt nhiều than sẽ làm tăng lượng khí thải CO2 lên 1,3% một năm nếu nguồn cung khí đốt của Nga bị ngừng hoàn toàn, theo tổ chức năng lượng Ember.
Các chính phủ ở châu Âu cho rằng đây là một sự thay đổi tạm thời, mặc dù điều đó có thể phụ thuộc vào thời gian cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài. Cụ thể, Đức đang trì hoãn kế hoạch đóng cửa một số nhà máy than để đảm bảo an ninh cung cấp điện.
Theo nhiều chuyên gia, thị trường than sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho đến ít nhất là giữa năm 2023, đồng thời tăng gấp đôi năng lực sản xuất.
“Câu chuyện tiêu cực xung quanh than đá đã bị loại bỏ và than đá được coi là nguồn năng lượng đầu tiên trong các cuộc khủng hoảng năng lượng phát sinh từ chiến tranh,” một chuyên gia nhận định.
(CLO) Từ xa xưa dân gian đã truyền tụng nhiều câu ca dao nhắc đến hội bơi Đăm như “Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy” hay “Xù Gạ thì giỏi chăn tằm, làng La canh cửi, làng Đăm bơi thuyền”. Và chiều nay (6/4), lễ hội bơi Đăm truyền thống năm 2025 – một Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia được khai mạc và những “đô bơi” đã mang đến màn trình diễn đặc sắc cho công chúng thưởng ngoạn.
(CLO) Tục lệ “xông đền, xông điện, xông nhà thờ họ, xông nhà” được nhân dân làng Gạo duy trì qua hàng trăm năm và trở thành nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng.
(CLO) Khi theo dõi các fanpage, kênh youtube, tiktok... của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), chúng ta dễ dàng bắt gặp các buổi truyền hình trực tiếp. Những vấn đề thời sự, nóng hổi đăng tải trên các nền tảng số này thu hút sự quan tâm lớn của công chúng. Và đằng sau câu chuyện đó là sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung, thiết bị, đặc biệt là việc đổi mới quy trình sản xuất của mỗi phóng viên, BTV.
(CLO) Giáo hoàng Francis đã xuất hiện trở lại trước công chúng khi ngồi trên xe lăn tiến vào Quảng trường Thánh Peter tại Vatican và chào đón đám đông tín đồ đang reo hò nồng nhiệt.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025, khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ có mưa rào nhẹ rải rác và có nơi có dông. Vùng núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông cục bộ, cục bộ có nơi mưa to.
(CLO) Tối 6/4/2025, câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) giành chiến thắng kịch tính với tỷ số 4-0 trước Bình Dương, tại trận đấu thuộc vòng 17 LPBank V.League 2024/25.
(CLO) Malaysia và nhiều nước trong khu vực hoan nghênh và đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đồng thời bày tỏ nhất trí và ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam trong vấn đề này.
(CLO) Trong một căn phòng sang trọng ở quận Gangnam, Seoul, những đứa trẻ mới 4 tuổi đang cặm cụi viết những bài luận tiếng Anh gồm 5 đoạn trong vòng 15 phút.
(CLO) Ngày 6/4, Triều Tiên lần đầu tiên tổ chức lại Giải Marathon Quốc tế Bình Nhưỡng sau 6 năm gián đoạn, với sự góp mặt của khoảng 200 vận động viên nước ngoài.
(CLO) Một chiếc trực thăng chữa cháy đã rơi vào chiều 6/4 khi đang tham gia khống chế cháy rừng ở thành phố Daegu, phía đông nam Hàn Quốc, khiến phi công điều khiển thiệt mạng.
(CLO) Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho rằng quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam ở mức 46% của Hoa Kỳ là không phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại song phương và không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.
(CLO) Chiều 6/4/2025, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam 2025, đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng sau thành công của mùa giải đầu tiên vào năm 2022.
(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(CLO) Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước vừa có công văn gửi Sở công thương các tỉnh, thành phố triển khai Chỉ thị của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
(CLO) Liên minh châu Âu chuẩn bị áp mức phạt hơn 1 tỷ USD đối với nền tảng X của tỷ phú Elon Musk, do vi phạm nghiêm trọng các quy định về nội dung và thông tin sai lệch.
(CLO) Dragon Capital cho rằng: Việc các mức thuế 46% có được duy trì hay không có thể phụ thuộc vào khả năng của Việt Nam trong việc giảm thiểu hiệu quả các vấn đề trung chuyển hàng hoá.
Hưởng ứng Tháng Thanh niên – tháng 3, năm 2025, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công ty Nhiệt điện Mông Dương đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ trong các phong trào vì cộng đồng và bảo vệ môi trường.
Ngày 3/4, Nam A Bank đã đồng hành cùng Trường Đại học Việt Đức tổ chức Diễn đàn “Các thị trường vốn quốc tế và những lựa chọn chính sách của nền kinh tế mới nổi”. Hoạt động này thu hút đông đảo học giả quốc tế, chuyên gia kinh tế, tài chính trong và ngoài nước, đặc biệt là nhà nghiên cứu, giáo sư đầu ngành của Cộng hòa Liên bang Đức tham dự.
Thông báo được đưa ra vào ngày 1/4/2025, trong đó Cục An toàn thực phẩm Đề nghị tạm dừng việc bán, lưu thông, sử dụng hàng hóa đối với 4 lô bột ngọt (Monosodium L – Glutamate) do Công ty TNHH Liên Sen, địa chỉ tại số 19 đường 44, khu phố 1, tổ 6, phường 16, quận 8, TPHCM nhập khẩu, do vi phạm quy định về ghi nhãn.
Với mong muốn trở thành đối tác tài chính chiến lược đồng hành cùng sự phát triển bền vững của ngành điện Việt Nam, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tiếp tục triển khai và đẩy mạnh gói tài trợ chuỗi cung ứng ngành điện, cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt, tối ưu cho các doanh nghiệp tham gia đấu thầu và thực hiện các gói thầu, dự án, hợp đồng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
(CLO) Việc Hoa Kỳ áp thuế lên hàng hoá Việt Nam sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, nhất là những ngành nghề có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, điện tử, gỗ, nội thất,...
(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.