Châu Âu: Lại một mùa giáng sinh buồn?

Thứ năm, 18/11/2021 11:18 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Diễn biến căng thẳng trong tình hình dịch bệnh cùng cuộc khủng hoảng năng lượng nặng nề đang đẩy châu Âu vào một mùa đông khắc nghiệt và hứa hẹn một kỳ Noel không nhiều niềm vui.

Mùa Giáng sinh 2020, với thế giới nói chung và châu Âu nói riêng, đã là một mùa Giáng sinh lạ thường. Một năm trôi qua, tình hình dường như không có nhiều đổi khác. Diễn biến căng thẳng trong tình hình dịch bệnh cùng cuộc khủng hoảng năng lượng nặng nề đang đẩy châu Âu vào một mùa đông khắc nghiệt và hứa hẹn một kỳ Noel không nhiều niềm vui.

“Mùa đông đại dịch thứ hai”

“Lây nhiễm COVID-19 giảm tại mọi khu vực trên thế giới, trừ châu Âu” - đó là nội dung cơ bản trong báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được đưa ra cách đây hơn một tuần (10/11). Theo đánh giá của WHO, số ca mắc mới COVID-19 tại châu Âu đang tăng theo chiều hướng “đặc biệt lo ngại”.

Thống kê của WHO chỉ ra tổng số ca mắc COVID-19 của châu Âu (thời điểm đầu tháng 11 là khoảng 78 triệu ca) đang vượt tổng số ca ở các khu vực khác gồm Đông và Nam Á, Trung Đông, Tây Thái Bình Dương và châu Phi cộng lại. Chỉ trong vòng 4 tuần (từ khoảng 4/10-4/11), tỷ lệ gia tăng các ca nhiễm, theo WHO, tới… 55%. Tình trạng gia tăng số ca mắc mới COVID-19 được ghi nhận ở tất cả các lứa tuổi. WHO nhận định: châu Âu đang trở lại là tâm dịch của thế giới.

Một tuần sau đó, sự căng thẳng trong diễn biến dịch bệnh tại châu Âu không những không suy giảm mà tiếp tục trở nên phức tạp hơn. Báo cáo của WHO cho biết gần 2/3 số ca mắc COVID-19 mới trong khoảng thời gian trung tuần tháng 11/2021 - khoảng 1,9 triệu trường hợp - là ở châu Âu.

Một số quốc gia châu Âu thậm chí đối mặt với làn sóng dịch thứ tư hoặc thứ năm. Ngày 15/11, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ đã thêm 3 nước châu Âu là CH Czech, Hungary và Iceland vào danh sách các điểm đến có nguy cơ “rất cao” (cấp 4, cấp cao nhất).

chau au lai mot mua giang sinh buon hinh 1

Chợ Giáng sinh tại Áo dành cho những người đã tiêm vaccine hoặc hồi phục sau khi mắc COVID-19. Ảnh: Getty Images

Bản thân nhiều quốc gia châu Âu cũng đã áp đặt lệnh phong tỏa trở lại. Sau khi số ca nhiễm tăng 134% trong hai tuần qua, Chính phủ Áo đã áp lệnh phong tỏa với những người từ 12 tuổi trở lên chưa tiêm đủ liều vắc-xin COVID-19.

Nhiều chuyên gia cho rằng sẽ là không quá lời nếu họ đang lo ngại về cái gọi là “mùa đông đại dịch thứ hai”. Rõ ràng, không còn là quan ngại nữa, mà là một thực tế khi làn sóng dịch mới đang đe dọa sự phục hồi kinh tế và kỳ nghỉ Giáng sinh trên toàn châu Âu.

Một mùa Noel và đón năm mới chắc chắn cũng thể không tưng bừng như lệ thường xưa kia. Trước mắt, một số nơi, đã có những động thái nhất định. Đơn cử như thành phố Utrecht của Hà Lan năm nay đã hủy bỏ lễ hội đón ông già Noel truyền thống.

Sự cảnh báo đáng giá đối với các khu vực khác trên thế giới

Theo quan chức WHO, thảm cảnh của châu Âu ngày hôm nay phải là sự cảnh báo đáng giá dành cho các khu vực khác trên thế giới.

Theo WHO, nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện nay là tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 thấp, khả năng miễn dịch suy giảm ở những người được tiêm sớm và sự chủ quan ngày càng tăng của người dân trong các biện pháp giãn cách xã hội và các quy định phòng dịch đã đẩy châu Âu vào tình cảnh hiện nay.

“Vaccine đang thực hiện những gì đã cam kết: ngăn ngừa tình trạng bệnh nặng và đặc biệt là giảm nguy cơ tử vong. Nhưng vaccine là tài sản mạnh mẽ nhất của chúng ta chỉ khi được sử dụng cùng với các biện pháp phòng ngừa dịch” - Giám đốc khu vực châu Âu của WHO, ông Hans Kluge nhận định.

Cũng theo Giám đốc khu vực châu Âu của WHO, châu Âu cần tăng cường chương trình tiêm vắc-xin, bao gồm tiêm cho thanh thiếu niên và áp dụng mũi thứ ba đối với các nhóm rủi ro. Các biện pháp giãn cách xã hội và y tế công cộng cũng đóng vai trò quan trọng không kém. “Những biện pháp phòng dịch không khiến con người đánh mất tự do mà thực chất đảm bảo tự do cho chính họ” - Giám đốc khu vực châu Âu nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, lộ trình trở lại cuộc sống bình thường mới của châu Âu gặp khó bởi chính việc vẫn còn nhiều người dân tại châu lục này không chịu tiêm, nhất là tại Trung và Đông Âu. Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Âu cho biết chỉ khoảng 76% người trưởng thành ở Liên minh châu Âu (EU) và 65% dân số khối này đã tiêm đủ liều vắc xin COVID-19.

Những gì đang diễn tiến tại Bồ Đào Nha, nơi đang được coi là “điểm sáng” của “bản đồ dịch COVID-19” châu Âu hoàn toàn có thể là tấm gương để các quốc gia khác soi chiếu mình vào đó. Bồ Đào Nha hiện là một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng nhiều nhất thế giới, với khoảng 98% người dân đủ điều kiện đã được tiêm vắc-xin COVID-19. Tại nước này, không có câu chuyện do dự trước vắc-xin và tiêm chủng đã trở thành một thủ tục y tế thông thường kể cả với trẻ em.

Hà Trang

Tin khác

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

(CLO) Các quan chức Israel và Mỹ cho biết hầu hết tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (UAV) mà Iran phóng vào Israel hôm 13/4 đều bị đánh chặn, cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa đa lớp đáng gờm của hai đối tác đồng minh.

Tiêu điểm Quốc tế
Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

(CLO) Ghép tạng có thể cứu được mạng sống, nhưng cũng có thể gây ra những thay đổi sâu sắc về tính cách, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy.

Tiêu điểm Quốc tế
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

(NB&CL) Thụy Sĩ và Ukraine đang mong đợi 80 - 100 quốc gia sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên dự kiến diễn ra tại thành phố Lucerne, Thụy Sĩ, vào ngày 16 và 17/6 tới. Nhưng giữa mong đợi và hiện thực luôn là khoảng cách, nhất là với một vấn đề nan giải như cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế