Châu Phi bị tụt lại phía sau trong việc tiêm vaccine COVID-19

Thứ tư, 22/09/2021 09:08 AM - 0 Trả lời

(CLO) Châu Phi đang bị tụt lại phía sau trong công cuộc tiêm vaccine COVID-19, khi chỉ 3,6% dân số đã tiêm phòng trong khi tỷ lệ này ở châu Âu là hơn 60%.

Sự kiện: COVID-19

Thống kê cho thấy, mặc dù sự bùng phát của biến thể Delta đã khiến số ca bệnh gia tăng ở châu Phi, song châu lục này không ghi nhận tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do COVID-19 cao như ở nhiều nước châu Âu. Châu Phi với 1,3 tỷ dân đã ghi nhận gần 8,2 triệu ca mắc và 206.000 ca tử vong, trong khi ở châu Âu, đã có 1,2 triệu người mắc COVID-19 thiệt mạng.

chau phi bi tut lai phia sau trong viec tiem vaccine covid 19 hinh 1

Chỉ có khoảng 2% lượng vaccine COVID-19 trên thế giới được cung cấp đến châu Phi chỉ. Ảnh: CNN

Tuy nhiên, châu Phi đang bị tụt lại phía sau trong cuộc đua tiêm chủng ngừa COVID-19. Cho đến nay, gần 6 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 đã được phân phối trên toàn cầu, song chỉ 2% trong số này đến được châu Phi. Chỉ 3,6% dân số đủ điều kiện tiêm chủng ở châu lục này đã tiêm phòng trong khi tỷ lệ trung bình này ở châu Âu là hơn 60%.

Các nước châu Phi có thể tiếp cận vaccine bằng cách mua trực tiếp từ hãng sản xuất hoặc được các nước giàu viện trợ thông qua cơ chế COVAX. Bên cạnh đó, Nhóm đặc trách mua sắm vaccine COVID-19 (AVATT) của Liên minh châu Phi (AU) cũng mua vaccine cho các nước thành viên. Tuy nhiên, cả COVAX và AVATT đều bị hạn chế bởi các nước sản xuất vaccine, trong đó có Ấn Độ.

Theo số liệu của UNICEF, Mỹ đến nay là nước viện trợ vaccine nhiều nhất, với 31,5 triệu liều, tiếp đó là đến Trung Quốc với 6,8 triệu liều, Anh 5,3 triệu liều và Pháp với 4,5 triệu liều.

Ấn Độ đã ngừng xuất khẩu vaccine của hãng AstraZeneca khi nước này đương đầu với làn sóng dịch bệnh nghiêm trọng vào đầu năm nay. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất vaccine cũng dành ưu tiên cho các hợp đồng song phương với từng nước riêng rẽ, khiến cho các nước châu Phi lúc nào cũng là những nước cuối cùng. Điều này có nghĩa nhiều quốc gia châu Phi ngày càng phụ thuộc vào vaccine do các nước giàu viện trợ. Tuy nhiên, những nước này chỉ viện trợ cho những nước nghèo khi dư thừa vaccine.

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), khoảng 57 triệu liều vaccine đã được các chính phủ và công ty ty nhân viện trợ cho các nước châu Phi, chiếm khoảng 3/4 trong tổng số 77,5 triệu liều mà các nước này cam kết.

Các nước phương Tây cũng đã cam kết tặng vaccine cho châu Phi. Hồi tháng 6 vừa qua, Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã cam kết viện trợ hàng trăm triệu liều vaccine cho các nước nghèo hơn, song phần lớn số vaccine theo cam kết vẫn chưa được phân phối tới các nước nghèo.

Trước đó, ngày 14/9, AU tuyên bố các nước châu Phi muốn mua vaccine phòng COVID-19 hơn chờ đợi vaccine viện trợ. Trong một phát biểu tại trụ sở WHO tại Geneva, đặc phái viên AU Strive Masiyiwa đã hối thúc các quốc gia sản xuất dược phẩm dỡ bỏ các rào cản xuất khẩu vaccine để tạo điều kiện cho châu Phi có thể tự giải quyết tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine phòng COVID-19 trong bối cảnh các nước giàu đã sẵn có nguồn cung vaccine này.

Trả lời phỏng vấn gần đây của hãng tin AFP, Giám đốc điều hành của Ngân hàng Thế giới (WB) Axel van Trotsenburg nhấn mạnh, tình trạng thiếu vaccine phòng COVID-19 ở châu Phi là điều “không thể chấp nhận được”.

Ông Axel van Trotsenburg nêu rõ, cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để hỗ trợ châu Phi trong việc tiếp cận vaccine, qua đó giúp tăng tỷ lệ tiêm chủng. WHO cho biết đang thúc đẩy việc phân phối vaccine cho khu vực này thông qua cơ chế COVAX, cũng như hỗ trợ mua trực tiếp vaccine từ các nhà sản xuất.

Hiện các nhà vận động đã kêu gọi các hãng dược phẩm bãi bỏ bản quyền vaccine ngừa COVID để các nước nghèo có thể tự sản xuất vaccine, điều mà đến nay, chưa có hãng dược phẩm nào đồng ý.

Trong bối cảnh đó, các chuyên gia hy vọng rằng cuộc họp bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc trong tuần này sẽ giải quyết bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine hiện nay đang khiến nhiều quốc gia ở châu Phi bị tụt lại đằng sau.

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

(CLO) Ngày 25/4, Đoàn công tác của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương do Phó Trưởng ban Thường trực điều hành Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương Trần Huy Dụng làm trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Hưng Yên về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của tỉnh.

Sức khỏe
Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

(CLO) Trẻ nhập viện Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng co giật, nôn nhiều, rối loạn ý thức, da xanh tái.

Sức khỏe
Bộ Y tế thông tin về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế với người thuộc diện được hỗ trợ

Bộ Y tế thông tin về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế với người thuộc diện được hỗ trợ

(CLO) Mới đây, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; BHXH Việt Nam về vướng mắc trong triển khai thi hành Nghị định 75/2023/NĐ-CP.

Sức khỏe
Cắt môi trái tim, cô gái 25 tuổi nhiễm trùng nặng, biến dạng môi

Cắt môi trái tim, cô gái 25 tuổi nhiễm trùng nặng, biến dạng môi

(CLO) Cắt môi trái tim tại một cơ sở thẩm mỹ tư nhân kém chất lượng, cô gái 25 tuổi ở Hà Nội bị nhiễm trùng nghiêm trọng gây biến dạng môi.

Sức khỏe
TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

(CLO) Sở Y tế TP HCM đã phát hiện và xử lý nghiêm hộ kinh doanh chuyên tắm hơi, massage… ngang nhiên quảng cáo là phòng khám thuộc hệ thống thẩm mỹ viện Hàn Quốc chuyên điều trị giãn tĩnh mạch bằng công nghệ cao độc quyền.

Sức khỏe