Chạy đua vũ khí siêu thanh có thể dẫn đến 'sai lầm quân sự' từ Trung Quốc, Mỹ và Nga

Chủ nhật, 31/10/2021 14:42 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các chuyên gia an ninh cảnh báo, cuộc chạy đua leo thang giữa Trung Quốc, Mỹ và Nga về vũ khí siêu thanh làm tăng nguy cơ đánh giá sai, qua đó có thể dẫn đến xung đột quân sự đáng tiếc giữa các cường quốc.

Gần đây, Mỹ đã báo động về việc Trung Quốc đã thực hiện hai cuộc thử nghiệm vũ khí, có thể di chuyển với tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh, lần lượt vào tháng 7 và tháng 8 năm nay. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bác bỏ và nói rằng các hoạt động này là “các chuyến bay thử nghiệm định kỳ” nhằm mục đích tái chế tàu vũ trụ để giảm chi phí thăm dò.

chay dua vu khi sieu thanh co the dan den sai lam quan su tu trung quoc my va nga hinh 1

Mỹ đang đầu tư nhiều hơn cho vũ khí siêu thanh, do những tiến bộ trong công nghệ này của Nga và Trung Quốc - Ảnh: Raytheon

Tướng quân đội Mỹ Mark Milley cho biết các cuộc thử nghiệm là “rất đáng quan ngại” và là một “khoảnh khắc của Sputnik” thứ hai. Gregory Hayes, giám đốc điều hành của nhà thầu quốc phòng Raytheon, còn cho biết chính phủ Mỹ đã “đi sau” nhiều năm so với Trung Quốc trong việc phát triển công nghệ siêu thanh.

Trung Quốc đã thử nghiệm tên lửa siêu thanh đầu tiên vào năm 2014, trong khi Nga tham gia cuộc đua vào năm 2016 với hai vụ thử nghiệm phương tiện bay siêu thanh có tên Avangard. Kể từ đó, Bắc Kinh đã thực hiện một số vụ thử thành công tên lửa đạn đạo tầm trung được thiết kế để phóng các phương tiện bay siêu thanh.

Theo báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ, nước này đã tích cực phát triển vũ khí siêu thanh từ đầu những năm 2000, trong khuôn khổ chương trình tấn công toàn cầu khẩn cấp, mặc dù kinh phí tương đối hạn chế.

Tuy nhiên, cả Lầu Năm Góc và Quốc hội Mỹ đều tỏ ra ngày càng quan tâm đến việc phát triển và triển khai các hệ thống siêu thanh, một phần vì sự phát triển nhanh chóng của Nga và Trung Quốc ở công nghệ này. Yêu cầu ngân sách mới nhất của Lầu Năm Góc dành cho nghiên cứu siêu âm là 3,8 tỷ USD, tăng so với mức 3,2 tỷ USD của năm ngoái.

Zhao Tong, một thành viên cấp cao trong chương trình chính sách hạt nhân của Tổ chức Carnegie vì Hòa bình Quốc tế có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết cuộc chạy đua vũ trang siêu thanh đã bắt đầu.

Ông nói: “Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào công nghệ này, còn Mỹ nghi ngờ ý định của Trung Quốc và cảm thấy bị đe dọa… Điều đó cũng có thể thúc đẩy Mỹ tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa của mình”.

Zhao cho biết thêm việc Trung Quốc báo cáo thử nghiệm vũ khí siêu thanh có khả năng hạt nhân đã làm dấy lên lo ngại ở Mỹ. Trước đó, một báo cáo của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ vào tháng 07/2021 xác định rằng, Trung Quốc đang xây dựng khoảng 250 hầm chứa tên lửa hạt nhân dưới lòng đất.

Trung Quốc nhấn mạnh chính sách hạt nhân “không sử dụng lần đầu” trong một tài liệu được phát hành trong tháng này và cho biết các quốc gia có vũ khí hạt nhân nên từ bỏ chính sách răn đe phủ đầu.

Tuy nhiên, Zhao cho biết việc Trung Quốc nhấn mạnh vào khả năng phản ứng nhanh có thể khiến giới lãnh đạo quân đội có ít thời gian hơn để phân tích thông tin, qua đó có thể gây ra đánh giá sai lầm và có thể đưa ra các xung đột quân sự đáng tiếc.

Theo báo cáo của Financial Times, nếu Trung Quốc phóng tên lửa siêu thanh có khả năng hạt nhân với hệ thống bắn phá quỹ đạo phân đoạn, điều đó có nghĩa là nước này có thể xuyên thủng các hệ thống phòng thủ của Mỹ.

Trong khi đó, Christopher Combs - giáo sư Dee Howard tại Đại học Texas - phân tích rằng tất cả các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) đều siêu thanh và nói chung đều nhanh hơn so với hệ thống tên lửa phòng thủ và máy bay chiến đấu hiện tại.

Hoàng Huy (Theo SCMP)

Bình Luận

Tin khác

Nga tấn công các nhà máy điện của Ukraine, vùng Belgorod tiếp tục bị pháo kích

Nga tấn công các nhà máy điện của Ukraine, vùng Belgorod tiếp tục bị pháo kích

(CLO) Centrenergo, công ty sản xuất điện của Ukraine, cho biết trong một tuyên bố trên trang web của mình: Nhà máy nhiệt điện Zmievskaya đã bị phá hủy ở vùng Kharkiv, Ukraine.

Thế giới 24h
Thủ tướng Ba Lan cảnh báo châu Âu đang trong thời kỳ 'tiền chiến'

Thủ tướng Ba Lan cảnh báo châu Âu đang trong thời kỳ 'tiền chiến'

(CLO) Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cảnh báo rằng châu Âu đang ở “thời kỳ tiền chiến tranh” dù vẫn còn “một chặng đường dài phía trước”.

Thế giới 24h
Nga đề nghị các cường quốc ngừng 'bóp nghẹt' Triều Tiên

Nga đề nghị các cường quốc ngừng 'bóp nghẹt' Triều Tiên

(CLO) Nga hôm thứ Sáu (29/3) cho biết các cường quốc cần một cách tiếp cận mới với Triều Tiên, thay vì tìm cách “bóp nghẹt” quốc gia này.

Thế giới 24h
Tổng thống Zelenskyy báo cáo thu nhập tăng vào năm 2022

Tổng thống Zelenskyy báo cáo thu nhập tăng vào năm 2022

(CLO) Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hôm thứ Sáu tuyên bố thu nhập của ông trong năm 2022 đã tăng lên 12,42 triệu hryvnia (306.000 USD) từ mức 3,7 triệu hryvnia, với mức tăng này là do tiền thuê nhà và việc ông bán một số trái phiếu chính phủ.

Thế giới 24h
Tajikistan bắt giữ 9 người liên quan đến vụ khủng bố ở Moscow

Tajikistan bắt giữ 9 người liên quan đến vụ khủng bố ở Moscow

(CLO) Tajikistan đã bắt giữ 9 người liên quan đến vụ tấn công khủng bố tuần trước tại nhà hát Crocus City Hall ở ngoại ô Moscow.

Thế giới 24h