Chi ủng hộ chống thiên tai, Covid-19 được tính vào chi phí doanh nghiệp

Thứ năm, 05/11/2020 11:59 AM - 0 Trả lời

(CLO) Doanh nghiệp, tổ chức có khoản chi ủng hộ, tài trợ cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19, phòng chống thiên tai, lũ lụt được tính vào chi phí xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Bội chi ngân sách nhà nước năm 2021 được đề xuất là 343.670 tỷ đồng, tương đương 4% GDP điều chỉnh. Ảnh minh họa

Bội chi ngân sách nhà nước năm 2021 được đề xuất là 343.670 tỷ đồng, tương đương 4% GDP điều chỉnh. Ảnh minh họa

Đó là một trong những nội dung được nêu tại dự thảo nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 - nội dung đang được Quốc hội thảo luận tại hội trường và dự kiến được thông qua vào chiều 12/11.

Đồng thời, khoản chi phí này cũng sẽ được áp dụng đối với kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 và năm 2021.

Theo dự thảo nghị quyết, tổng số thu ngân sách nhà nước năm 2021 là 1.343.330 tỷ đồng; tổng số chi ngân sách nhà nước là 1.687.000 tỷ đồng.

Mức bội chi ngân sách nhà nước là 343.670 tỷ đồng, tương đương 4% tổng sản phẩm trong nước (GDP điều chỉnh), gồm: bội chi ngân sách trung ương là 318.870 tỷ đồng, tương đường 3,7%GDP điều chỉnh. Bội chi ngân sách địa phương là 24.800 tỷ đồng, tương đương 0,3% GDP điều chỉnh.

Tổng mức vay của ngân sách nhà nước năm 2021 theo dự thảo nghị quyết là 608.569 tỷ đồng.

Phát biểu tại phiên họp tổ của Quốc hội hôm 2/11, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, với dự tính kinh tế có thể còn khó khăn trong vài ba năm tới, trong điều kiện cần tăng nguồn lực cho đầu tư phát triển, Bộ Tài chính đã chủ động xây dựng phương án, đề xuất đưa bội chi năm 2021 lên 5% GDP, tương ứng 4% GDP đã điều chỉnh.

Theo đó, đã có 109.000 tỷ đồng tăng thêm dành cho đầu tư. Tuy nhiên, tổng chi NSNN năm 2021 vẫn giảm khoảng 58.000 - 60.000 tỷ đồng so với năm 2020, do đó vẫn phải “thắt lưng buộc bụng” trong chi thường xuyên.

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, từ kinh nghiệm thực tế những năm 2012 - 2014, giai đoạn kinh tế đi lên sau khó khăn thì tăng thu nội địa chỉ bằng một nửa mức tăng GDP danh nghĩa (gồm GDP thực tế cộng với lạm phát, tức là nếu GDP tăng 6%, lạm phát 4% thì tăng GDP danh nghĩa là 10%).

Ông Đinh Tiến Dũng  nhận định, điều này chắc chắn lặp lại trong thời gian tới, bởi 93 - 94% doanh nghiệp của chúng ta là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, nên phải có thời gian dài để phục hồi.

Thế Vũ

Tin khác

Bắc Ninh: 100% các đơn vị, doanh nghiệp đạt “Công sở văn hóa”

Bắc Ninh: 100% các đơn vị, doanh nghiệp đạt “Công sở văn hóa”

(CLO) Đó là một trong những khẳng định của Bí thư Đảng ủy Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Mạnh Hùng về việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Doanh số bán xe điện và hybrid sắp tăng lên kỷ lục toàn cầu mới

Doanh số bán xe điện và hybrid sắp tăng lên kỷ lục toàn cầu mới

(CLO) Theo dự báo từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), doanh số bán ôtô điện và plug-in hybrid (xe điện lai) sẽ đạt kỷ lục toàn cầu mới vào năm 2024 bất chấp tốc độ tăng trưởng chậm lại ở một số thị trường.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty niken lớn nhất thế giới sắp chuyển một phần sản xuất sang Trung Quốc

Công ty niken lớn nhất thế giới sắp chuyển một phần sản xuất sang Trung Quốc

(CLO) Trong cuộc phỏng vấn với Interfax, Giám đốc điều hành gã khổng lồ khai thác mỏ Norilsk Niken (Nga), Vladimir Potanin cho biết công ty sẽ chuyển một số hoạt động sản xuất luyện đồng sang Trung Quốc sau áp lực trừng phạt của phương Tây.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

(CLO) Ngày 22/4, tại TP HCM, Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL, mã cổ phiếu: OIL) đã tổ chức gặp mặt các cổ đông lớn và nhà đầu tư trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyên Italy và Pháp nên cắt giảm chi tiêu nhanh hơn kế hoạch hiện tại để kiểm soát nợ trong khi Đức nên nới lỏng hầu bao của mình để vực dậy tăng trưởng kinh tế.

Thị trường - Doanh nghiệp