(NB&CL) Kinh tế số được ví như cuộc cách mạng của thời đại mới, những quốc gia muốn tăng trưởng không thể tách rời xu hướng này. Các chuyên gia gợi mở “chìa khóa” để TP.HCM bứt tốc, tạo động lực cho nền kinh tế số của cả nước.
TP.HCM hoàn toàn có thể trở thành “viên ngọc xanh” trong kinh tế số
Trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia, kinh tế số đang trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu. Tại Diễn đàn kinh tế 2022, nhiều chuyên gia cho rằng, TP.HCM hoàn toàn có thể trở thành “viên ngọc xanh” trong kinh tế số của đất nước.
Theo TS. Huỳnh Thanh Điền (giảng viên Đại học Nguyễn Tất Thành), yếu tố quan trọng để đánh giá một quốc gia có triển vọng hay không là tốc độ tăng trưởng kinh tế. Ông chỉ ra, mỗi thời kỳ sẽ có những bước ngoặt để bứt phá khác nhau. Ở thập kỷ 60-70, Nhật Bản tăng trưởng nhờ vào công nghiệp nặng, sau này là điện tử, công nghệ thông tin. Còn hiện nay, giữa cuộc cách mạng 4.0, công nghệ số, kinh tế số là vấn đề then chốt để tăng trưởng.
TS. Huỳnh Thanh Điền, giảng viên Đại học Nguyễn Tất Thành – Nguồn: NVCC
“Kinh tế số được ví như cuộc cách mạng của thời đại mới, những quốc gia muốn tăng trưởng không thể tách rời xu hướng này. TP.HCM có rất nhiều nền tảng về thời cơ, tiềm năng phát triển để hoà quyện vào xu hướng kinh tế số của thế giới như: dân số trẻ, thị trường tiêu thụ nội địa lớn, tốc độ tăng trưởng thu nhập của người dân ở tốp nhanh…”, TS. Huỳnh Thanh Điền nêu.
Bên cạnh đó, TP.HCM còn là trung tâm thương mại, tài chính và sản xuất công nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Việt Nam, đóng góp rất lớn vào xuất khẩu của cả nước. Đặc biệt, Khu công nghệ cao (TP. Thủ Đức) quy tụ nhiều doanh nghiệp đi đầu trong chuyển đổi số của thế giới đến đầu tư.
Song, bên cạnh những thuận lợi, “đầu tàu” kinh tế của cả nước vẫn còn những hạn chế nhất định. Đầu tiên, TS. Huỳnh Thanh Điền chỉ ra việc trình độ dân trí của người lao động chưa cao. Nhân lực biết sử dụng công nghệ số của thành phố vẫn còn hạn chế, khiến doanh nghiệp khó thực hiện hóa ý tưởng kinh doanh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, phi chính thức vẫn còn nhiều, quản trị vẫn còn chưa bài bản, khó áp dụng công nghệ số.
PGS.TS Trần Hùng Sơn (Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM) đồng quan điểm rằng trọng tâm của phát triển kinh tế số chủ yếu sẽ liên quan đến nguồn nhân lực. Theo ông Sơn, song song với các đề án chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, TP.HCM cần có đề án quy hoạch phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế số đến năm 2030. Trong đó, cần có chương trình tái cấu trúc hệ thống các cơ sở đào tạo nghề nghiệp do thành phố quản lý.
Bên cạnh đó, thành phố nên ưu tiên quy hoạch và phân bổ ngân sách đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng chuyển đổi số tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khoa học - công nghệ.
Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền cần xây dựng sandbox (khung pháp lý thí điểm) cho những khởi nghiệp và sáng kiến công nghệ mới ở TP.HCM. Bởi, đây là mô hình có tính linh hoạt và có cách tiếp cận mới nhằm đáp ứng sự phát triển và nhu cầu đổi mới sáng tạo. PGS.TS Trần Hùng Sơn nhấn mạnh, những đề xuất này không chỉ cho mục tiêu phát triển kinh tế số đến năm 2025 mà còn đặt trong tầm nhìn dài hạn.
Chuyển đổi số tại TP.HCM vẫn còn trong giai đoạn sơ khởi
Đến từ nền kinh tế phát triển bậc nhất về chuyển đổi số - Mỹ - chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu đánh giá: “Chuyển đổi số ở Việt Nam, đặc biệt ngay tại TP.HCM vẫn còn trong giai đoạn sơ khởi. Chưa thể tự hào tiến trình chuyển đổi số của chúng ta đã đến giai đoạn trưởng thành”.
TP.HCM được kỳ vọng sẽ trở thành “viên ngọc xanh” trong kinh tế số của đất nước.
Kỳ vọng kinh tế số TP.HCM đóng góp 25% GRDP năm 2025Nội dung xuyên suốt trong Chỉ thị 17-CT/TU về đẩy mạnh công tác chuyển đổi số và xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên ký ban hành là việc chuyển đổi số phải được thực hiện mạnh mẽ trên các lĩnh vực và thúc đẩy phát triển kinh tế số. TP.HCM phấn đấu đến năm 2025, kinh tế số đóng góp khoảng 25% tổng sản phẩm nội địa (GRDP) trên địa bàn.
Để hiện thực hóa điều này, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố quán triệt, nâng cao nhận thức, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, tạo lập, tích hợp và khai thác hiệu quả các dữ liệu để phục vụ công tác phòng chống dịch, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội và quản trị TP.HCM theo hướng hiện đại.
Các đầu việc được nhắc tới gồm hoàn thiện thể chế, tạo môi trường pháp lý cho chuyển đổi số; tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trên các lĩnh vực gắn với bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong môi trường số…
Cùng với đó, khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực thông tin, truyền thông, khoa học công nghệ tích cực đầu tư, tham gia vào quá trình chuyển đổi số.
Thực tế, dù có nhiều công ty tham gia vào quá trình chuyển đổi số, song ông Hiếu cho rằng việc triển khai vẫn còn từng phần thay vì mang tính tổng thể. Chỉ một vài doanh nghiệp lớn chuyển đổi số, các doanh nghiệp nhỏ vẫn rất thủ công. Hay những mảng về quảng cáo, giao hàng… được chú trọng, trong khi công tác quản trị, kế toán, vận hành nội bộ vẫn chưa có sự chuyển đổi mạnh mẽ.
Ngành hải quan, ngân hàng và giao thông vận tải được TS. Nguyễn Trí Hiếu nhìn nhận đang chuyển đổi số mạnh mẽ nhất, vì có lượng giao dịch lớn. Trong khi đó, nông nghiệp lại đang chuyển đổi số rất chậm từ khâu trồng cấy, chăn nuôi cho đến phân phối, giao dịch…
Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu – Nguồn: NVCC
Để việc chuyển đổi số được diễn ra đồng bộ, vị chuyên gia kinh tế cho rằng cần phải mang tầm quốc gia. Tất cả thủ tục hành chính, vấn đề về thuế, xử lý công việc tại các cơ quan chức năng… phải chuyển đổi số mạnh mẽ mới tạo ra động lực cho nền kinh tế.
“Chuyển đổi số có 3 trụ cột chính gồm chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, nói đơn giản là con người, thể chế và công nghệ. 3 trụ cột này vững chắc sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam hướng tới một nền kinh tế số”, ông Hiếu nhấn mạnh.
Bên cạnh sự đầu tư hạ tầng và dẫn dắt của chính quyền địa phương, các chuyên gia cho rằng rất cần sự chung tay đóng góp của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách từ Trung ương, các bài học kinh nghiệm quý báu từ các doanh nghiệp, địa phương và các tổ chức quốc tế để đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả.
Cùng với đó, kinh tế số còn đòi hỏi tinh thần dám nghĩ dám làm, đổi mới sáng tạo tìm kiếm cơ hội kinh doanh của các doanh nhân. Triển khai hiệu quả chuyển đổi số, kinh tế số là một trong những cơ hội quan trọng giúp TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung đi tắt, đón đầu, phát triển nhanh chóng, sánh vai với các nước trong khu vực và thế giới.
(CLO) Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 300 triệu đồng.
(CLO) UBND TP Hà Nội quyết định thành lập Tổ công tác đánh giá Hồ sơ đăng ký thực hiện 02 Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội (NƠXH) Tiên Dương 1 và xây dựng Khu nhà ở xã hội Tiên Dương 2, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính mong muốn Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa) ra đời phải là khu công nghiệp thông minh, hiện đại và bền vững, hình thành các hệ sinh thái công nghiệp - đổi mới sáng tạo - đô thị - dịch vụ - công nghệ cao; đảm bảo phát triển hài hòa với cộng đồng, hạ tầng cơ sở và phát triển kinh tế tri thức cho địa phương.
(CLO) Về thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị Quảng Ninh tiếp tục chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương trên tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng" trong công tác tinh gọn, sắp xếp bộ máy.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Ngày 2/4, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương, Sở này vừa ban hành thông báo công khai kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 (đợt 1) trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 3/4, Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ, sáng sớm sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.
(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.
(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,
(CLO) Tin từ Cục Đường sắt (Bộ Xây dựng), dự kiến sẽ có 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.
(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) quyết định mời trọng tài FIFA người Malaysia điều hành trận đấu giữa CLB Hà Nội và Đông Á Thanh Hóa tại vòng 17 LPBank V.League 2024/25, dù trận đấu này có sự hỗ trợ của công nghệ VAR.
(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.
(CLO) Đại diện của Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM cho biết: Các doanh nghiệp niêm yết báo cáo tài chính có cải thiện hơn khi công bố thông tin đầy đủ thu nhập của hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ủy ban kiểm tra.
(CLO) Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, quyết liệt tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt 8% trở lên.
(CLO) Gần đây, Bộ Tài chính nhận được thông tin phản ánh trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính “thu hồi tiền” cho các nạn nhân bị lừa đảo qua mạng.
(CLO) IMF vừa phê duyệt khoản vay 400 triệu USD cho Ukraine, nâng tổng hỗ trợ lên 10,1 tỷ USD, trong bối cảnh kinh tế nước này dự báo tăng trưởng chậm.