Trao đổi nghiệp vụ giữa Báo Hải Dương và Báo Quảng Ngãi
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
Theo dõi báo trên:
Kể từ sau vụ tấn công của các chiến binh Hamas vào lãnh thổ Israel hôm 7/10 dẫn đến cái chết của hơn 1.300 người Israel, Tel Aviv đã liên tục tiến hành không kích đáp trả nhằm vào Dải Gaza, nơi Hamas đang kiếm soát, khiến hơn 3.000 người Palestine thiệt mạng.
Tổng thống Nam Phi, Cyril Ramaphosa (cầm cờ) tại một cuộc biểu tình bày tỏ sự ủng hộ với người Palestine. Ảnh: The Indian Express
Israel cũng cắt nguồn cung cấp thực phẩm, thuốc men, điện và nước đối với Dải Gaza, nơi có hơn 2 triệu người sống trên một khu vực rộng gần 400 km vuông. Mới nhất, Israel đã yêu cầu hơn 1 triệu cư dân ở phía bắc Dải Gaza sơ tán về phía nam “trong vòng 24 giờ” khi nước này chuẩn bị cho một cuộc tấn công trên bộ.
Trước những diễn biến này, nhiều nhà lãnh đạo tại Nam bán cầu - một thực thể địa chính trị mới nổi bao gồm các nước hậu thuộc địa và các nước đang phát triển - đã bày tỏ sự lo ngại và cả những quan điểm phản đối gay gắt với Israel.
Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi, trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ, Antony Blinken hôm Chủ nhật đã nói rằng: “Tôi khá lo ngại về phản ứng của Israel. Họ mở rộng quá mức quyền tự vệ và nó biến thành một hình phạt tập thể đối với 2,3 triệu người Palestine”.
Tổng thống Brazil, Luiz Inacio Lula da Silva, người tháng trước đã tự nhận mình là một trong những nhà lãnh đạo của Nam bán cầu, tuần trước thì kêu gọi nhanh chóng chấm dứt “sự điên rồ của chiến tranh”.
Ngoại trưởng Brazil, Mauro Vieira, mô tả rằng Chính phủ nước này đã "thất kinh khi nhận được tin lực lượng Israel kêu gọi tất cả dân thường - hơn một triệu người - sống ở phía Bắc Dải Gaza rời đi trong vòng 24 giờ".
Trong khi đó, Thủ tướng Malaysia, Anwar Ibrahim hôm thứ Hai cho biết các quan chức phương Tây đã nhiều lần gây áp lực buộc ông phải lên án Hamas. Ông nói với quốc hội nước mình: “Tôi đã trả lời rằng, về mặt chính sách, chúng tôi có mối quan hệ với Hamas từ trước và điều này sẽ tiếp tục”.
Tổng thống Nam Phi, Ramaphosa - một nhà hoạt động chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc – như đã đề cập ở phần đầu bài viết, khẳng định nước này sẽ ủng hộ người Palestine vì họ đã phải chống lại "sự chiếm đóng của Israel trong gần 75 năm".
Nhận xét của ông Ramaphosa và nhiều nhà lãnh đạo Nam bán cầu trái ngược hoàn toàn với sự ủng hộ kiên định của phương Tây, do Mỹ dẫn đầu, đối với Israel.
Bộ Ngoại giao Algeria hôm 15/10 bày tỏ quan ngại sâu sắc về các cuộc tấn công của Israel vào Gaza, cáo buộc nước này vi phạm luật nhân đạo quốc tế. Algeria cũng kêu gọi sự can thiệp quốc tế ngay lập tức để bảo vệ người dân Palestine, những người mà các quyền của họ được phía Algeria mô tả là “trọng tâm trong việc giải quyết cuộc xung đột”.
Chủ tịch Liên minh châu Phi (AU), Moussa Faki Mahamat trong một phát biểu với kênh Al Jareeza thì nhấn mạnh việc phủ nhận các quyền cơ bản của người dân Palestine là nguyên nhân chính dẫn đến căng thẳng hiện nay.
Indonesia, quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á, cũng kêu gọi chấm dứt ngay lập tức bạo lực để ngăn chặn thêm thương vong, đồng thời lập luận rằng việc Israel chiếm đóng các vùng lãnh thổ của người Palestine là nguyên nhân sâu xa của cuộc xung đột.
Thậm chí, ngay tại phương Tây, cũng có những quan điểm tương tự. Chẳng hạn, Ngoại trưởng Na Uy Anniken Huitfeldt mới đây chỉ trích việc phong tỏa toàn bộ Dải Gaza là “không thể chấp nhận được” và nhấn mạnh rằng quyền tự vệ của Israel phải tuân thủ luật pháp quốc tế.
Một cuộc bỏ phiếu gây tranh cãi của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hôm thứ Hai về một nghị quyết do Nga soạn thảo kêu gọi ngừng bắn nhân đạo và lên án bạo lực chống lại dân thường tại Dải Gaza càng nhấn mạnh sự chia rẽ như thế.
Nỗ lực của Nga đã được Trung Quốc, UAE, Gabon và Moziambique ủng hộ tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gồm 15 thành viên. Tuy nhiên, nghị quyết đã không thu được đủ 9 phiếu ủng hộ cần thiết. Mỹ, Anh, Pháp và Nhật Bản đã bỏ phiếu chống. Albania, Brazil, Ecuador, Ghana, Malta và Thụy Sĩ bỏ phiếu trắng.
Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc, Trương Quân bày tỏ sự tiếc nuối khi hội đồng không đạt được thỏa thuận ngừng bắn, đồng thời nói thêm rằng “các vấn đề nhân đạo không nên bị chính trị hóa và việc bảo vệ dân thường phải là ưu tiên hàng đầu của tất cả các bên”.
Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc, Vasily Nebenzya đổ lỗi cho “ý định ích kỷ của các nước phương Tây” là nguyên nhân dẫn đến thất bại này. Còn Đại sứ UAE nói rằng họ đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết này vì người dân Gaza đang "đau khổ vô cùng", và mô tả việc các thành viên Hội đồng bảo an không thể đoàn kết là điều đáng thất vọng.
Trong khi đó, cuộc bỏ phiếu về nghị quyết do Brazil soạn thảo đã hai lần bị trì hoãn trong vài ngày qua. Và đến hôm 19/10, khi cuộc bỏ phiếu diễn ra thì kết quả cũng vẫn phản ánh sự chia rẽ tại Hội đồng Bảo an: Mỹ bỏ phiếu chống, 12 thành viên bỏ phiếu ủng hộ, còn Nga và Anh bỏ phiếu trắng.
Bất chấp những bế tắc ở Hội đồng Bảo an, những nỗ lực để tháo gỡ ngòi nổ chiến tranh tại Dải Gaza vẫn đang được nhiều bên nỗ lực thực hiện. Nói chuyện với Ngoại trưởng Ả Rập Xê Út, Faisal bin Farhan Al-Saud, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh rằng Bắc Kinh vẫn tham gia liên lạc sâu với tất cả các bên để thúc đẩy lệnh ngừng bắn.
Hãng tin Tân Hoa Xã dẫn lời ông Vương cho biết, Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với các bên trong khu vực để đưa vấn đề Palestine trở lại đúng hướng của giải pháp hai nhà nước nhằm giải quyết vấn đề một cách toàn diện, công bằng và lâu dài. Ông Vương nói thêm rằng các hành động của Israel đã vượt ra ngoài khả năng tự vệ và sự trừng phạt tập thể của nước này đối với người dân ở Dải Gaza phải dừng lại.
Cuộc bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an LHQ về cuộc xung đột tại Dải Gaza đã không thể đạt được sự đồng thuận cần thiết. Ảnh: Reuters
Ấn Độ, vốn không xa lạ gì với các cuộc tấn công khủng bố và gần đây đã thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn với Washington, dù đã nhanh chóng bày tỏ tình đoàn kết với Israel nhưng cũng nhắc lại sự ủng hộ đối với giải pháp hai nhà nước.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ, Arindam Bagchi cho biết nước này “luôn ủng hộ... các cuộc đàm phán trực tiếp hướng tới việc thành lập... một nhà nước Palestine có chủ quyền, độc lập và khả thi”.
Mô tả quan điểm của Ấn Độ về vấn đề Palestine là “lâu dài và nhất quán”, ông Bagchi nói rằng chính phủ nước này mong muốn chứng kiến các cuộc đàm phán dẫn đến một nhà nước Palestine “sống trong các biên giới an toàn và được công nhận, sát cánh (và) hòa bình với Israel”.
Giải pháp hai nhà nước, dường như là điểm nhìn chung nhất mà nhiều quốc gia hướng đến khi đề cập tới vấn đề Israel - Palestine. Hay nói đúng hơn, đó là quyền cơ bản của các quốc gia, các dân tộc phải được tôn trọng.
Và, như thông điệp mà rất nhiều nhà lãnh đạo Nam bán cầu đề cập, chỉ khi nào những quyền ấy được đảm bảo một cách bình đẳng, thông qua con đường đàm phán hòa bình, thì bình yên mới thực sự tồn tại lâu bền với cả người Israel lẫn người Palestine.
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
(CLO) Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 300 triệu đồng.
(CLO) UBND TP Hà Nội quyết định thành lập Tổ công tác đánh giá Hồ sơ đăng ký thực hiện 02 Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội (NƠXH) Tiên Dương 1 và xây dựng Khu nhà ở xã hội Tiên Dương 2, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính mong muốn Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa) ra đời phải là khu công nghiệp thông minh, hiện đại và bền vững, hình thành các hệ sinh thái công nghiệp - đổi mới sáng tạo - đô thị - dịch vụ - công nghệ cao; đảm bảo phát triển hài hòa với cộng đồng, hạ tầng cơ sở và phát triển kinh tế tri thức cho địa phương.
(CLO) Về thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị Quảng Ninh tiếp tục chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương trên tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng" trong công tác tinh gọn, sắp xếp bộ máy.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Ngày 2/4, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương, Sở này vừa ban hành thông báo công khai kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 (đợt 1) trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 3/4, Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ, sáng sớm sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.
(CLO) Trưng bày “Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa - Tiền Giang 2025” giới thiệu hơn 200 hiện vật, trải đều trên các dòng gốm.
(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.
(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,
(CLO) Tin từ Cục Đường sắt (Bộ Xây dựng), dự kiến sẽ có 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.
(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.
(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.