Chiến sự Nga - Ukraine tròn 2 năm: Kiev chuyển từ tấn công sang phòng thủ

Thứ bảy, 24/02/2024 17:54 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau hai năm xung đột Nga - Ukraine bùng nổ, Kiev đang buộc phải áp dụng chiến lược phòng thủ chặt chẽ hơn do thiếu quân và đạn dược trước sức mạnh quân sự bền bỉ của Nga.

"Phòng thủ trước, tấn công sau"

Hai năm sau khi lực lượng Nga tiến vào lãnh thổ, Ukraine đã chính thức áp dụng chiến lược mới tập trung vào phòng thủ. Trong bài phát biểu ngày 19/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy thừa nhận tình hình ở tiền tuyến đang "cực kỳ khó khăn".

Việc rút quân gần đây khỏi thị trấn Avdiivka phía đông cho thấy thế trận phòng thủ mới của Kiev. Sau nhiều tháng giao tranh ác liệt, Bộ Tổng tham mưu Ukraine đã đưa ra lựa chọn rút lui chiến thuật.

Quyết định này đã mang lại một chiến thắng mang tính biểu tượng cho Điện Kremlin nhưng cũng giúp hàng nghìn binh sĩ Ukraine bảo toàn tính mạng. Quyết định này hoàn toàn trái ngược với chiến thuật tổng lực từng thấy trong trận chiến đẫm máu Bakhmut vào tháng 5 năm ngoái.

Theo nguồn tin cấp cao của Ukraine, kể từ thất bại trong cuộc phản công mùa hè năm ngoái của Kiev khiến ông Valerii Zaluzhnyi mất chức Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, không còn thời gian cho các cuộc diễn tập lớn nhằm tìm ra kẽ hở trong chiến lược của Nga.

"Chúng tôi đã chuyển từ chiến dịch tấn công sang phòng thủ", tân Tổng tư lệnh quân đội nước này, Tướng Oleksandr Syrsky, thừa nhận trong cuộc phỏng vấn được phát sóng ngày 13/2.

Thật khó để đưa ra lựa chọn khác cho quân đội Ukraine. Trong nhiều tháng, Kiev đã phải đối mặt với tuyến phòng thủ kiên cố của Nga gồm các chiến hào, trụ bê tông và bãi mìn kéo dài từ 15 đến 20 km, ngăn không cho bất kỳ phương tiện bọc thép nào xuyên qua.

"Sự thay đổi lãnh đạo đòi hỏi các lực lượng vũ trang Ukraine phải dành thời gian tổ chức lại, định hướng lại cơ cấu, hành động để phù hợp với kế hoạch của Tổng tư lệnh mới. Quay trở lại chiến lược phòng thủ hơn trong thời gian ngắn có thể giúp đạt được sự tái tổ chức này", Nicolo Fasola, chuyên gia về các vấn đề quân sự Nga tại Đại học Bologna (Ý), cho biết.

Ông Guillaume Lasconjarias, một nhà sử học quân sự và giảng viên tại Đại học Sorbonne của Pháp, lưu ý: "Mùa hè năm 2023 đánh dấu bước ngoặt sau khi Ukraine giành lại được một số vùng lãnh thổ từng bị Nga chiếm đóng. Các tuyến phòng thủ sâu của Nga đã làm kiệt sức cuộc phản công của Ukraine. Lực lượng Nga vẫn còn những kẽ hở và vấn đề về chỉ huy, nhưng họ học hỏi rất nhanh và không bao giờ nên đánh giá thấp khả năng thích ứng của họ".

Cuộc khủng hoảng đạn dược

Tại chiến trường Ukraine, việc sử dụng ồ ạt máy bay không người lái cũng đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động tấn công. Những "con mắt" này được bố trí dọc theo chiến tuyến của cả hai bên, khiến chiến trường giờ đây gần như có thể nhìn xuyên thấu, dẫn đến việc các cuộc tấn công bất ngờ trở nên lỗi thời và không còn phù hợp.

Kết quả, chiến tuyến rơi vào thế bế tắc và dường như không bên nào có thể khuất phục được đối thủ. Vào tháng 11 năm ngoái, ông Zaluzhnyi thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn: "Như trong Thế chiến thứ nhất, chúng ta đã đạt đến trình độ công nghệ đến mức chúng ta thấy mình đang đi vào ngõ cụt".

Tình trạng thiếu đạn dược đáng báo động cũng buộc Kiev phải có lập trường thận trọng hơn. Trong cuộc xung đột này, hàng trăm nghìn quả đạn pháo được mỗi đội quân bắn ra mỗi tháng. Theo các chuyên gia quân sự, "tỷ lệ bắn" - thước đo sự khác biệt về tốc độ bắn pháo giữa kẻ thù - hiện là 1/10 nghiêng về Nga.

chien su nga  ukraine tron 2 nam kiev chuyen tu tan cong sang phong thu hinh 1

Một quân nhân Ukraine bị thương nặng đến điểm sơ tán sau khi được đưa khỏi Avdiivka vào ngày 20 tháng 2 năm 2024. Ảnh: Narciso Contreras

"Quân Nga vẫn luôn có lợi thế hơn về khối lượng hỏa lực", ông Lasconjarias giải thích. "Trong truyền thống quân sự Nga - Liên Xô, pháo binh là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc định hình chiến trường. Đối mặt với loại pháo lớn và đa dạng này, quân Ukraine có những khẩu pháo chính xác hơn, chẳng hạn như Caesar của Pháp hay M777 của Mỹ. Nhưng họ có hai vấn đề: phải di chuyển thường xuyên hơn để tránh bị tiêu diệt, và do thiếu đạn, họ chỉ có thể bắn trả khi chắc chắn rằng có thể bắn trúng mục tiêu".

Trong khi đó, theo ông Fasola, nguồn lực của Ukraine ngày càng hạn chế. Hầu hết các thiết bị phức tạp viện trợ cho Kiev đều chưa được sử dụng hiệu quả. Lực lượng vũ trang Ukraine khó có thể sử dụng những nguồn lực này một cách hiệu quả như quân đội phương Tây do thiếu huấn luyện chuyên sâu.

Binh lính thiệt mạng, lực lượng ngày càng mỏng 

Cùng với kho đạn dược ngày càng thiếu thốn do nguồn viện trợ từ Mỹ bị gián đoán, lực lượng nhân sự sụt giảm cũng là một trong những vấn đề lớn khác của quân đội Ukraine. Theo một tài liệu được giải mật gửi tới Quốc hội Mỹ, Kiev đã phải chịu thiệt hại ước tính khoảng 70.000 người chết và 120.000 người bị thương trong 2 năm quá, dù con số thực tế có thể còn cao hơn nhiều.

"Do đó trong năm 2024, thách thức cho Ukraine là khôi phục lại tinh thần và thể lực của các lữ đoàn đang kiệt sức. Bên cạnh đó, Ukraine cũng cần huy động những binh lính mới, đào tạo và đưa họ ra mặt trận. Điều này đặt ra câu hỏi về sự chấp nhận liên tục của công chúng đối với cuộc xung đột", ông Lasconjarias nhấn mạnh.

Để giải quyết vấn đề, Quốc hội Ukraine vào tháng Hai đã tán thành một dự thảo luật tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyển quân. Dự thảo này đã gây ra một cuộc tranh cãi trong công chúng vào thời điểm mà xung đột đang bế tắc, sự trì trệ trên mặt trận và sự bất ổn về hỗ trợ từ phương Tây.

Những vấn đề trên không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần của cả quân đội mà còn khiến người dân sợ nhập ngũ sẽ là "tấm vé một đi không trở lại". Ông Zelenskyy sẽ phải tìm cách thoát khỏi giai đoạn đi xuống này để bảo vệ sự đoàn kết dân tộc, điều thường được các đối tác phương Tây của ông ca ngợi.

Chiến lược và mục tiêu sắp tới

Trong thời gian củng cố lại tiềm năng tấn công, quân đội Ukraine trong những tháng tới sẽ cố gắng bảo toàn lực lượng và đạn dược. Ngoài việc giữ thế phòng thủ, Ukraine có thể sẽ tiếp tục các cuộc phản công chớp nhoáng và đi sâu vào cơ sở hạ tầng hậu cần, đặc biệt là ở các khu vực biên giới Bryansk và Belgorod của Nga, cũng như ở Bán đảo Crimea, với hy vọng làm suy yếu và gây rối hệ thống quân sự của Nga.

Mục tiêu chính của Kiev vẫn không thay đổi: Giành lại các vùng lãnh thổ bị Nga sáp nhập hoặc chiếm đóng, rơi vào khoảng từ 17 đến 18% lãnh thổ Ukraine.

Theo các nhà phân tích, chỉ có sự hỗ trợ ngày càng tăng từ phương Tây mới có thể giúp quân của tân Tổng tư lệnh Oleksandr Syrsky tiến lên một lần nữa. Song, một kịch bản như vậy vẫn còn mơ hồ khi Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ vẫn đang tranh cãi về gói viện trợ 60 tỷ USD, gói viện trợ lớn có thể là cuối cùng cho Ukraine trước khi nước Mỹ bước vào cuộc bầu cử vào tháng 11/2024.

Nhà nghiên cứu Andrea Kendall-Taylor tại Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) cho biết Moscow và Kiev đang "chạy đua để củng cố lại năng lực tấn công của mình. Nếu phương Tây không tung ra thêm các quỹ viện trợ, nếu Nga tiếp tục chiếm thế thượng phong, Moscow sẽ có cơ hội đạt được nhiều bước tiến hơn".

Dẫu vậy, theo các chuyên gia, Nga có thể tiếp tục cung cấp lực lượng và thiết bị ra tiền tuyến trong suốt cả năm, nhưng khó đạt được lợi ích hay lợi thế mang tính bước ngoặt nào, ít nhất là trong ngắn hạn.

Fasola dự đoán: "Tiền tuyến khó có thể thay đổi hoàn toàn. Trong vài tháng tới, Nga sẽ tiếp tục bào mòn dần quyền kiểm soát tiền tuyến của Ukraine... Tôi đoán rằng cuộc chiến sẽ tiếp tục giống như ngày nay, như một cuộc chiến tiêu hao chậm nhưng chắc chắn sẽ tiếp tục có lợi cho Nga".

Hoài Phương (theo France24)

Tin mới

Mức thuế 46% của Mỹ sẽ không áp dụng cho tất cả các mặt hàng của Việt Nam

Mức thuế 46% của Mỹ sẽ không áp dụng cho tất cả các mặt hàng của Việt Nam

(CLO) Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) cho biết: Mức thuế 46% của Mỹ sẽ không áp dụng cho tất cả các mặt hàng của Việt Nam đang xuất khẩu sang Mỹ.

Kinh tế vĩ mô
Cục Thuế sẽ kiểm tra tiến độ việc thực hiện gia hạn hàng loạt thuế, phí

Cục Thuế sẽ kiểm tra tiến độ việc thực hiện gia hạn hàng loạt thuế, phí

(CLO) Cục Thuế, Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các Chi cục Thuế về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước và gia hạn thời hạn nộp một số loại thuế, phí khác.

Kinh tế vĩ mô
Geely Coolray ưu đãi giá cao nhất gần 38 triệu đồng

Geely Coolray ưu đãi giá cao nhất gần 38 triệu đồng

(CLO) Người tiêu dùng mua mẫu xe Geely Coolray trong tháng 4/2025 sẽ được hưởng mức giảm giá quy đổi tương ứng với khoản hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ.

Xe
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 3/4, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.

Tin tức
Hải Dương: Phát động Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI

Hải Dương: Phát động Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI

(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành kế hoạch tổ chức xét và trao Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI (giai đoạn 2021-2025), nhằm tôn vinh những tác phẩm báo chí xuất sắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nghề báo
BYD Sealion 6 sắp chính thức ra mắt khách Việt

BYD Sealion 6 sắp chính thức ra mắt khách Việt

(CLO) Dự kiến mẫu xe hybrid BYD Sealion 6 sẽ chính thức ra mắt thị trường Việt Nam trong quý 2/2025, cạnh tranh cùng Ford Territory và Madza CX-5.

Xe
Phú Thọ: Dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ 2025

Phú Thọ: Dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ 2025

(CLO) Ngày 3/4, trong không khí trang nghiêm và thành kính hướng về cội nguồn dân tộc, tỉnh Phú Thọ đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân (núi Sim) và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ (núi Vặn), thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.

Đời sống văn hóa
An Phát Holdings (APH) đặt kế hoạch lãi 2025 giảm một nửa, doanh thu dự kiến “bốc hơi” 35%

An Phát Holdings (APH) đặt kế hoạch lãi 2025 giảm một nửa, doanh thu dự kiến “bốc hơi” 35%

(CLO) Dù vượt mục tiêu trong năm 2024, An Phát Holdings (APH) vẫn tỏ ra thận trọng khi trình kế hoạch kinh doanh 2025 với doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm mạnh. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế dự kiến chỉ đạt 60 tỷ đồng, giảm 50% so với năm trước, còn doanh thu hợp nhất dự kiến giảm tới 35%.

Kinh doanh - Tài chính
Tương bần Hưng Yên – Đặc sản mộc mạc đậm hồn quê

Tương bần Hưng Yên – Đặc sản mộc mạc đậm hồn quê

(CLO) Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km, làng Bần Yên Nhân (huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) từ lâu đã nổi danh với nghề làm tương truyền thống.

Công luận 24H
Hà Nội yêu cầu kiểm tra thông tin dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm

Hà Nội yêu cầu kiểm tra thông tin dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm

(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.

Tin tức
Miền Bắc nắng ấm trước khi đón không khí lạnh

Miền Bắc nắng ấm trước khi đón không khí lạnh

(CLO) Miền Bắc sẽ có hai ngày 3 - 4/4 nắng ấm trước khi đón không khí lạnh, nền nhiệt cao nhất 25 - 27 độ. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay ít mưa, trời nắng, riêng Đông Nam Bộ nắng nóng trở lại.

Công luận 24H
Dự án Nhà máy nước Hương Khê chậm tiến độ: Người dân mòn mỏi chờ nước sạch

Dự án Nhà máy nước Hương Khê chậm tiến độ: Người dân mòn mỏi chờ nước sạch

(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.

Điều tra
Cần sớm ban hành bộ tiêu chuẩn cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Cần sớm ban hành bộ tiêu chuẩn cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

(NB&CL) Theo nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nghiệp xây dựng Việt hiện đã làm chủ hoàn toàn công nghệ, biện pháp và thiết bị thi công hạng mục hầm, cầu, điều mong đợi lúc này là Nhà nước sớm ban hành bộ tiêu chuẩn thiết kế, thi công, nghiệm thu cũng như kiểm tra chất lượng vật liệu và hạng mục thi công.

Giao thông
Thụy Sĩ nói về luật pháp quốc tế sau khi bị Mỹ áp thuế cao

Thụy Sĩ nói về luật pháp quốc tế sau khi bị Mỹ áp thuế cao

(CLO) Chính phủ Thụy Sĩ hôm thứ Tư đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế cao hơn đối với quốc gia xuất khẩu này so với Liên minh châu Âu (EU).

Thế giới 24h
Điều tra vụ người phụ nữ đi xe đạp bị container cán tử vong

Điều tra vụ người phụ nữ đi xe đạp bị container cán tử vong

(CLO) Ngày 3/4, lực lượng chức năng huyện Củ Chi, TP HCM đang phối hợp điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ va chạm giữa container và người phụ nữ đi xe đạp trên đường Phan Văn Khải, huyện Củ Chi.

Giao thông
Cổ phiếu công nghệ lao dốc khi Mỹ áp thuế lên các 'công xưởng thế giới'

Cổ phiếu công nghệ lao dốc khi Mỹ áp thuế lên các 'công xưởng thế giới'

(CLO) Hôm 3/4, cổ phiếu các công ty công nghệ như Apple đã giảm mạnh sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế mới đối với các nước được ví như "công xưởng thế giới".

Báo chí - Công nghệ
Bình Luận

Tin khác

Cứu trợ thảm họa tại Myanmar: Cảm kích Việt Nam

Cứu trợ thảm họa tại Myanmar: Cảm kích Việt Nam

(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.

Tiêu điểm Quốc tế
'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.

Tiêu điểm Quốc tế
Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?

Tiêu điểm Quốc tế
Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?

Tiêu điểm Quốc tế
Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.

Tiêu điểm Quốc tế
Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.

Tiêu điểm Quốc tế
Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.

Tiêu điểm Quốc tế
Máy bay chở khách Trung Quốc quyết cạnh tranh với Boeing và Airbus

Máy bay chở khách Trung Quốc quyết cạnh tranh với Boeing và Airbus

(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.

Tiêu điểm Quốc tế
Chi tiêu quốc phòng, động lực mới cho nền kinh tế trì trệ của châu Âu?

Chi tiêu quốc phòng, động lực mới cho nền kinh tế trì trệ của châu Âu?

(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.

Tiêu điểm Quốc tế