(CLO) Chiến sự Nga - Ukraine vừa đánh dấu cột mốc tròn 2 năm vào ngày 24/2. Cuộc xung đột này không chỉ tạo ra tác động cực lớn tới địa chính trị châu Âu mà còn cho thấy nhiều bài học về tác chiến quân sự.
UAV đóng vai trò cực lớn
Cuộc xung đột tại Ukraine không phải lần đầu các thiết bị bay không người lái (UAV) được tung vào chiến trường. Nhưng đây có thể xem như màn đọ sức có quy mô lớn nhất về UAV trong các cuộc xung đột vũ trang hiện đại.
Những UAV mang theo tên lửa chống tăng giúp Ukraine chống lại một cách hiệu quả các phương tiện thiết giáp của Nga. Trong khi đó, UAV cỡ nhỏ mang theo lựu đạn giúp họ tấn công bộ binh Nga ngay cả khi đối phương nấp dưới chiến hào. Với hải quân, UAV cũng là vũ khí quan trọng để Ukraine tấn công các tàu chiến Nga.
Ukraine hồi đầu tháng này tuyên bố đã đánh chìm tàu đổ bộ Cesar Kunikov của Nga bằng Magura V5 - loại máy bay không người lái hải quân có khả năng mang theo 320 kg thuốc nổ.
Theo một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ, bằng chiến thuật sử dụng UAV kết hợp tên lửa đối hải, Ukraine đã đánh chìm, phá hủy hoặc làm hư hại ít nhất 20 tàu Hải quân Nga từ cỡ trung đến lớn và một tàu chở dầu treo cờ Nga ở Biển Đen.
Một trong những lý do khiến việc sử dụng máy bay không người lái của hải quân trở nên hiệu quả là vì Biển Đen, so với những nơi như Thái Bình Dương rộng lớn, là một không gian khép kín với các điểm tắc nghẽn dễ giám sát, Jerry Hendrix - một cựu chỉ huy hải quân đã nghỉ hưu và là thành viên cấp cao tại Viện Sagamore, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Indianapolis - cho biết.
Nhưng Nga cũng nhanh chóng điều chỉnh chiến lược của mình và lập tức lấy lại cán cân nhờ khả năng tự sản xuất số lượng cực lớn UAV. Họ đã phóng hàng nghìn máy bay không người lái - bao gồm cả mẫu Shahed do Iran thiết kế hiện được lắp ráp ở cả Iran và Nga - để nhắm mục tiêu vào các hệ thống phòng thủ đắt tiền do phương Tây cung cấp ở Ukraine.
Các lực lượng Nga cũng sao chép nhiều chiến thuật mà Ukraine từng áp dụng, bao gồm cả việc tiến hành các cuộc tấn công phối hợp quy mô lớn sử dụng nhiều loại UAV.
Đầu tiên, UAV tình báo, giám sát và trinh sát bay lơ lửng trên mặt đất để khảo sát chiến trường và xác định mục tiêu từ xa. Sau đó, chúng chuyển tiếp vị trí của kẻ thù cho các phi công điều khiển máy bay không người lái FPV bay thấp, có tính cơ động cao, có thể thực hiện các cuộc tấn công chính xác chống lại cả mục tiêu đứng yên và di chuyển, tất cả đều từ khoảng cách an toàn so với tiền tuyến.
Sau khi những chiếc FPV này loại bỏ các mục tiêu ban đầu, các phương tiện chiến đấu sẽ di chuyển qua các bãi mìn để bắt đầu cuộc tấn công mặt đất. Kể từ cuối năm 2022, Nga đã sử dụng kết hợp hai loại UAV sản xuất trong nước là Orlan-10 (giám sát) và Lancet (tấn công) để tiêu diệt mọi thứ từ hệ thống pháo binh có giá trị cao cho đến máy bay chiến đấu và xe tăng.
Ukraine đã vượt qua Nga về các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ngay từ đầu cuộc xung đột, nhưng nước này không có tổ hợp máy bay không người lái nào sánh được với bộ đôi UAV kể trên của Nga. Và họ cũng không thể so sánh được về khả năng sản xuất, cung cấp UAV với số lượng lớn và nhanh cho tiền tuyến như phía Nga. Và vì thế, cán cân đang nghiêng về Nga khá rõ trong cuộc chiến UAV hiện nay.
Giá trị của công nghệ cao
Theo Abhijit Singh, cựu chỉ huy hải quân Ấn Độ làm việc tại ORF – một viện nghiên cứu chính sách quốc tế của Ấn Độ, bài học chiến thuật thứ hai là dù pháo binh vẫn là một thành phần quan trọng của chiến tranh nhưng nó chỉ nguy hiểm hơn khi đạn dược dẫn đường chính xác được sử dụng trong các cuộc tấn công được lên kế hoạch kỹ lưỡng.
Điều đáng chú ý là các cuộc pháo kích của pháo binh Nga đã không xuyên thủng được hệ thống phòng thủ của Ukraine. Ngay cả khi các trung tâm chỉ huy và kiểm soát hoặc cơ sở hậu cần bị tấn công, thiệt hại vẫn ở mức tối thiểu và các cơ sở này nhanh chóng được khôi phục.
Ngược lại, Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) được Mỹ viện trợ cho Ukraine có thể bắn đạn dẫn đường bằng GPS lên tới 90 km với độ chính xác cực cao. HIMARS đã liên tục phá hủy các kho đạn, sở chỉ huy và các cây cầu then chốt của Nga, giúp Ukraine đã có thể thực hiện các cuộc tấn công từ khoảng cách an toàn, tránh được đòn phản công của đối thủ.
Tương tự như vậy là việc kết nối với hệ thống internet. Sau khi Moscow đóng cửa mạng liên lạc vệ tinh Viasat với Ukraine, các vệ tinh thương mại của tỷ phú Elon Musk đã bước vào lấp kín lỗ hổng đó. Trong vòng một tuần sau khi quân đội Nga vượt biên giới, Ukraine đã có quyền truy cập vào các dịch vụ internet trên không gian của Starlink và hàng trăm thiết bị đầu cuối đã tràn vào nước này.
Starlink đã được sử dụng kể từ đó ở Ukraine, không chỉ để giúp người dân và chính phủ nước này kết nối với thế giới bên ngoài, giúp nền kinh tế hoạt động mà còn để hỗ trợ các lực lượng quân sự. Mạng lưới này cung cấp thông tin liên lạc quân sự cũng như hướng dẫn cho máy bay không người lái và tên lửa của Ukraine. Và do cấu hình của Starlink, bao gồm hàng nghìn vệ tinh ở quỹ đạo thấp của Trái đất sử dụng ăng-ten nhỏ và tín hiệu được mã hóa, cho đến nay các nỗ lực gây nhiễu của Nga phần lớn đã thất bại.
Một ví dụ khác là cuộc chiến trên bầu trời. Với lực lượng không quân mạnh hơn hẳn, Nga dễ dàng áp đảo Ukraine trong những ngày đầu của cuộc xung đột. Có những thời điểm, Ukraine gần như không thể xuất kích để tránh đối đầu trực diện với các phi đội chiến đấu cơ đông đảo của đối phương.
Thay vì lao vào các cuộc không chiến, Ukraine đã sử dụng tên lửa đất đối không để bảo vệ vùng trời. Chiến thuật này trở nên hiệu quả hơn khi Kiev được viện trợ nhiều vũ khí phòng không hiện đại từ phương Tây, chẳng hạn như các hệ thống Patriot tối tân của Mỹ cũng như sự hỗ trợ của NATO về viễn thám.
Theo người đứng đầu Lực lượng Không quân Mỹ tại châu Âu, Tướng James Hecker, các máy bay cảnh báo sớm như E-7 Wedgetail do Boeing sản xuất đang hoạt động thường xuyên trong khu vực để cung cấp “hình ảnh ISR [tình báo, giám sát và trinh sát] liên tục ở độ cao thấp” nơi máy bay không người lái và tên lửa thường bay cho Ukraine. Tướng Hecker cũng cho biết, tới nay đã có 75 máy bay của Nga bị bắn hạ trong cuộc xung đột.
Nỗi ám ảnh thiếu đạn
Trên mặt đất, sự phụ thuộc vào pháo binh của Ukraine vẫn không đổi trong năm nay và dự kiến sẽ tiếp tục trong tương lai gần. Nhưng thách thức hiện tại và tương lai có thể sẽ vẫn là bổ sung thêm những viên đạn 155mm cho các khẩu đội pháo của Kiev.
Mới tháng trước, NATO đã công bố một cặp thỏa thuận trị giá 1,2 tỷ USD cho hàng trăm nghìn viên đạn 155 mm, trong khi Quân đội Mỹ cũng đang tìm cách tăng cường sản xuất, với kế hoạch cung cấp 100.000 viên đạn pháo mỗi tháng vào cuối năm tài chính 2025.
Nhưng như thế là quá chậm và quá ít so với đòi hỏi ở chiến trường.
Theo các thống kê, Mỹ đã gửi tới Ukraine hơn 2 triệu quả đạn pháo 155 mm trong 2 năm qua. Các thành viên NATO ở châu Âu gần như cũng đã vét sạch kho đạn của mình để cung cấp cho Kiev. Nhưng đến nay, quân đội Ukraine vẫn đang khát đạn.
Điều này làm nổi bật một yếu tố then chốt: khả năng cung ứng đạn dược. Nga hiện vẫn có thể đáp ứng được đạn pháo cho nhu cầu ở tiền tuyến nhờ tăng sản lượng của các nhà máy trong nước và nhập khẩu từ một số đồng minh.
Nhưng các thành viên NATO tại châu Âu, sau nhiều năm không đầu tư cho công nghiệp quốc phòng ở quy mô đủ lớn vì “ỷ lại” Mỹ, đã không thể giúp Ukraine kịp thời lấp đầy khoảng trống đạn dược.
Đấy là chưa kể, sự tương thích của đạn cũng là một vấn đề. Hãy nhìn vào đạn pháo 155 mm là rõ nhất. Không như các lực lượng Nga vốn có đạn luôn được sản xuất theo một quy chuẩn duy nhất, các thành viên NATO sản xuất tới 14 loại đạn 155 mm khác nhau.
Dù hầu hết các loại đạn này đều có thể được bắn từ pháo của các quốc gia khác, nhưng các quy trình an toàn khác nhau có nghĩa là chúng có thể cần phải được kiểm tra trước khi khai hỏa an toàn.
Đô đốc Rob Bauer, một quan chức quân sự hàng đầu của NATO, cho biết những sai lệch trong cách thức hoạt động của hệ thống pháo binh của các thành viên khiến việc đạt được khả năng tương tác cần thiết trở nên khó khăn hơn.
Câu chuyện về đạn pháo 155 mm cho thấy, khoảng cách sự sẵn sàng chiến đấu của đôi bên lớn đến mức nào. Và khi cuộc xung đột bắt đầu vào năm thứ ba, có vẻ như chiến lược của Nga vẫn sẽ là khai thác sự khác biệt ấy. Họ tiếp tục đẩy lùi Ukraine từng km một, như cách họ vừa chiếm thị trấn chiến lược Avdiivka, đồng thời chờ Kiev cạn kiệt nguồn đạn dược cũng như mất dần sự ủng hộ chính trị trên toàn cầu, để tung ra đòn quyết định.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 23/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng. Khu vực Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi; riêng khu vực Tây Nguyên ngày 23/11 có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông.
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội thảo nghiệp vụ báo chí “Nâng cao chất lượng thông tin thời sự trên báo chí địa phương”.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Đề xuất áp thuế theo hàm lượng đường với nước ngọt; Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết; Bước đầu xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn…
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân và tổ chức như chuyển mục đích sử dụng đất; chia tách, hợp thửa... nếu phù hợp quy định thì vẫn được thực hiện theo quy định.
(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.
(CLO) Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 4 đối tượng về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.
(CLO) Sáng 22/11, tại khu nghỉ dưỡng Hoiana (huyện Duy Xuyên), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo công bố việc đăng cai Hội nghị Quốc tế về Du lịch Nông thôn lần đầu tiên của UN Tourism (tổ chức du lịch thế giới), diễn ra vào năm 2024 tại Quảng Nam.
(CLO) Những trích đoạn từ cuốn hồi ký sắp xuất bản của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đề cập đến mọi thứ, từ cuộc xung đột ở Ukraine cho đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
(CLO) Ngày 22/11, Thủ tướng Viktor Orban cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm Hungary, đồng thời đảm bảo rằng lệnh bắt giữ ông Netanyahu của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) sẽ "không được thực hiện".
(CLO) Nga tuyên bố các hệ thống phòng không hiện đại trên thế giới, bao gồm của Mỹ và châu Âu, không thể đánh chặn loại tên lửa đạn đạo mới Oreshnik mà nước này vừa phóng vào thành phố Dnipro ở miền trung Ukraine.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Tỷ phú Elon Musk, chủ sở hữu mạng xã hội X, đã chỉ trích dự luật của Úc, trong đó cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội và phạt các mạng xã hội lên tới 49,5 triệu AUD (32 triệu USD) đối với các vi phạm.
(CLO) Từ ngày 29/11/2024 tới đây, gần 50 triệu cổ phiếu của CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Mã: TNA) bị đình chỉ giao dịch sẽ chuyển sang sàn UpCom. Doanh thu Quý 3 của đơn vị giảm tới 95% gây thua lỗ nặng.
(CLO) Kết quả kinh doanh của Địa ốc Hoàng Quân tuy có cải thiện nhưng mới chỉ hoàn thành 26% mục tiêu cả năm. Trong khi lượng nợ vay gia tăng mạnh để bù đắp dòng tiền kinh doanh đang âm tới 1.185 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.
(CLO) Một ngày sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép, Ukraine đã bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào khu vực Bryansk, nằm cách 379 km về phía tây nam Moscow.
(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil đã ra tuyên bố của các nhà lãnh đạo vào thứ Hai (18/11), kêu gọi "hành động" giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng mà toàn cầu đang phải đối mặt, như xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu và các vấn đề lớn khác.
(CLO) Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Indonesia, gần 10 triệu người đã rời khỏi tầng lớp trung lưu của nước này kể từ năm 2019 cho đến nay.
(CLO) Trong nhiều năm, con người đã suy ngẫm về viễn cảnh tận thế của thế giới, gồm cả các nhà tiên tri, nhà khoa học vĩ đại cho đến các tổ chức nghiên cứu vũ trụ như NASA. Và không thể không lo lắng khi những nguy cơ mà họ đưa ra đều đang dần hiện hữu.
(CLO) Phó Tổng thống đắc cử JD Vance được coi là ứng cử viên sáng giá nhất để kế nhiệm ông Donald Trump với tư cách là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa vào năm 2028.
(CLO) Trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều lần cam kết sẵn sàng đàm phán với Nga nhằm hạ nhiệt những căng thẳng giữa hai quốc gia. Vậy quan hệ Nga - Mỹ sẽ có những thay đổi đáng kể dưới thời ông Trump tới đây?
(CLO) Có thể khẳng định rằng chưa bao giờ mối quan hệ Việt Nam - Mỹ tốt đẹp như hiện tại. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Vì thế, ngay cả với sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump cùng khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết”, thì bên cạnh những thách thức, một thời cơ lớn cho Việt Nam cũng sẽ được gợi mở.
(CLO) Từ chỗ thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 và hứng chịu vô số hậu quả, ông Donald Trump đã trở lại đỉnh cao quyền lực một cách ngoạn mục khi đánh bại bà Kamala Harris trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay.
(CLO) Quyết định của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khi sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Galant và bổ nhiệm cựu Ngoại trưởng Israel Katz thay thế ông đã đánh dấu một bước ngoặt bất ngờ trong nền chính trị nước này.