Chiến thắng Điện Biên Phủ- 67 năm, mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử

Thứ sáu, 07/05/2021 11:20 AM - 0 Trả lời

(CLO)“Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã, đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định như vậy về chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tại Tỉn Keo, xã Phú Đình, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên , Chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với các đồng chí trong Bộ Chính trị thông qua chủ trương, kế hoạch tác chiến Đông – Xuân (1953 – 1954), Quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, ngày 6/12/1953. Ảnh: T.L

Tại Tỉn Keo, xã Phú Đình, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên , Chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với các đồng chí trong Bộ Chính trị thông qua chủ trương, kế hoạch tác chiến Đông – Xuân (1953 – 1954), Quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, ngày 6/12/1953. Ảnh: T.L

Từ “Con đường khó và quyết tâm kháng chiến”

"Cuối năm 1946, thực dân Pháp hòng đặt ách nô lệ lên vai nhân dân ta một lần nữa. Chúng cố gây ra chiến tranh. Trước tình hình ấy, nhân dân ta chỉ có thể chọn một con đường: Hoặc nhượng bộ cho địch để rồi làm thân trâu ngựa; đó là con đường dễ dàng, như lăn xuống dốc. Hoặc quyết tâm kháng chiến để giữ lấy độc lập, tự do; con đường này rất gian khổ, như trèo núi cao. Nhân dân ta đã chọn con đường khó và quyết tâm kháng chiến”

Thực vậy, đúng như nhìn nhận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân ta “đã chọn con đường khó và quyết tâm kháng chiến”

Đầu năm 1953, khi kế hoạch Navarre được Hội đồng Quốc phòng Pháp thông qua, thực dân Pháp tiếp tục mở các cuộc hành quân đánh phá, bắt lính và đưa thêm nhiều đơn vị quân viễn chinh vào Đông Dương, nước Pháp tràn trề quyết tâm giành lại thế chủ động trên chiến trường Đông Dương, tìm “lối thoát danh dự” dứt điểm cuộc chiến tranh. Tình thế đó buộc phía ta phải hành động.

Hội nghị lần thứ tư Trung ương Đảng họp tháng 1/1953 cũng đề ra phương châm đánh giặc: “Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, đánh chắc thắng”. Bộ Chính trị nhấn mạnh phương châm hành động là “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”, nguyên tắc chỉ đạo tác chiến là: “Tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta; đánh chắc thắng, đánh tiêu diệt; chọn nơi địch sơ hở mà đánh, chọn nơi địch tương đối yếu mà đánh”, giữ vững chủ động, kiên quyết buộc địch phải phân tán…”.

Từ cuối tháng 9/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Nghị quyết thông qua kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954. Mở đầu kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954, ta chủ động mở các cuộc tiến công lên Tây Bắc, Trung Lào, Hạ Lào, Bắc Tây Nguyên, lấy Tây Bắc làm hướng chính. Tháng 11/1953, Đại đoàn 316 được lệnh tiến công lên Tây Bắc, giải phóng Lai Châu, phần đất cuối cùng còn lại ở Tây Bắc nằm trong tay quân đội Pháp. Ngày 3/12/1953, Navarre hạ quyết tâm xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh và quyết định: Tiếp nhận giao chiến với quân chủ lực của Việt Minh ở Tây Bắc, lấy căn cứ thung lũng Điện Biên Phủ làm trung tâm.

Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ với bí danh Trần Đình, nhất trí thông qua phương án tác chiến của Tổng Quân ủy, cử Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Bí thư kiêm Tổng tư lệnh mặt trận.

Ngày 22/12/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh trao cờ “Quyết chiến quyết thắng” cho quân đội, động viên các đơn vị thi đua giết giặc lập công, hoàn thành cho kỳ được Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy, toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”.

Tới 56 ngày đêm “gan không núng, chí không mòn”

Thấm nhuần lời dặn của Hồ Chủ tịch, quân dân Việt Nam bước vào chiến dịch Điện Biên Phủ với khí thế quyết chiến quyết thắng. Ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ chính thức bắt đầu.

Xe đạp thồ vận chuyển vũ khí lương thực và nhu yếu phẩm tiếp tế cho các chiến sĩ ở mặt trận. Ảnh: T.L

Xe đạp thồ vận chuyển vũ khí lương thực và nhu yếu phẩm tiếp tế cho các chiến sĩ ở mặt trận. Ảnh: T.L

Phía ta mở ba đợt tiến công vào Điện Biên Phủ. Đợt một của chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn ngày 13/3/1954 và kết thúc vào ngày 17/3/1954. Trong đợt tấn công mở màn này, quân ta tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam - một trong những cụm cứ điểm mạnh nhất của Pháp nằm phía Đông Bắc Tập đoàn cứ điểm và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt và bắt sống hơn 2.000 tên địch, phá hủy 25 máy bay, xóa sổ một trung đoàn, uy hiếp sân bay Mường Thanh; Tư lệnh pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ đã dùng lựu đạn tự sát vì bất lực trước pháo binh của ta.

Dân công, thanh niên xung phong mở đường vào Điện Biên Phủ. Ảnh: T.L

Dân công, thanh niên xung phong mở đường vào Điện Biên Phủ. Ảnh: T.L

Giai đoạn 2 từ ngày 30/3 đến ngày 30/4/1954 là đợt tiến công dai dẳng, dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào. Đặc biệt tại đồi C1 ta và địch giằng co nhau tới 20 ngày, đồi A1 giằng co tới 30 ngày. Tuy nhiên, sau đợt tấn công, khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm bắn các loại súng của ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần cao độ.

Kéo pháo vượt núi tiếp cận chiến trường Điện Biên Phủ. Ảnh: T.L

Kéo pháo vượt núi tiếp cận chiến trường Điện Biên Phủ. Ảnh: T.L

Giai đoạn 3 từ ngày 1/5 đến ngày 7/5/1954, quân ta đánh chiếm các cứ điểm phía Đông và mở đợt tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Đỉnh điểm là vào hồi 17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954, ta chiếm Sở chỉ huy của địch, tướng Đờ Cát cùng toàn bộ Bộ tham mưu và binh lính tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ phải ra hàng. Lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” của quân đội ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch. Ngay trong đêm đó quân ta tiếp tục tấn công, phân khu Nam, đánh địch tháo chạy về Thượng Lào, đến 24 giờ cùng ngày toàn bộ quân địch đã bị bắt làm tù binh.

Như vậy, sau 56 ngày đêm chiến đấu, vượt qua muôn vàn gian khổ, “gan không núng, chí không mòn,”  Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, bắt sống tướng chỉ huy Đờ Cát, kết thúc thắng lợi Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Và sự ngỡ ngàng, chấn động của thế giới

Tướng De Castries cùng toàn bộ Bộ tham mưu bị bắt sống. Ảnh: T.L

Tướng De Castries cùng toàn bộ Bộ tham mưu bị bắt sống. Ảnh: T.L

"Ba chữ Điện Biên Phủ đã làm cho tiếng tăm dân tộc Việt Nam ta lừng lẫy khắp năm châu. Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, một đế quốc hùng mạnh đã bị nhân dân một nước thuộc địa đánh cho tan tành tả tơi và phải cút về nước.

Ngoài việc đánh đuổi thực dân, kinh nghiệm kháng chiến thắng lợi nói chung và Điện Biên Phủ nói riêng, có hai ý nghĩa to lớn: - Nó đã khuyến khích các nhân dân bị áp bức ở Á-Phi nổi dậy chống chủ nghĩa thực dân, giành giải phóng dân tộc. - Nó chứng tỏ rằng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chính phủ ta và nhân dân ta đoàn kết nhất trí thì khó khăn gì cũng khắc phục được, công việc to lớn mấy cũng làm được. Sự nghiệp cách mạng và kháng chiến như vậy, công cuộc xây dựng nước nhà tiến dần lên chủ nghĩa xã hội cũng như vậy...

Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã, đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn...".

Lá cờ

Lá cờ "Quyết chiến, quyết thắng" tung bay trên nóc hầm De Castres. Ảnh: T.L

Đúng như những nhận định ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thế giới đã thực sự chấn động, ngỡ ngàng trước “ba chữ Điện Biên Phủ”. “Điện Biên Phủ thất thủ gây nỗi kinh hoàng khủng khiếp. Đó là một trong những thảm bại lớn nhất của phương Tây, báo trước sự sụp đổ của các đế quốc thuộc địa và sự cáo chung của một nền cộng hòa. Tiếng sấm Điện Biên Phủ vẫn hãy còn vang vọng”- nhà sử học Pháp Jules Roy sau này thừa nhận.

“Chiến thắng Điện Biên Phủ cho thấy “một nước châu Á nhỏ bé đã đánh bại một cường quốc thực dân châu Âu hùng mạnh” và là “động lực to lớn cho phong trào giải phóng dân tộc trên khắp thế giới”- tờ Frontline của Ấn Độ bình luận.

Và trên hết, nói như một nhà thơ người Haiti: “Tinh thần Điện Biên Phủ ngày nay là ánh đèn pha chiếu rọi cho hàng triệu người bị áp bức trên toàn thế giới.

Hà Nguyễn

Tin khác

Phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

Phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

(CLO) Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 – 06/01/2026). Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Vương Đình Huệ dự chỉ đạo buổi Lễ.

Tin tức
Hoạt động giám sát được tăng cường và đổi mới, ngày càng linh hoạt, sát thực tiễn

Hoạt động giám sát được tăng cường và đổi mới, ngày càng linh hoạt, sát thực tiễn

(CLO) Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Tin tức
Quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất vũ khí hóa học

Quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất vũ khí hóa học

(CLO) Mới đây, Văn phòng Chính phủ cho biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.

Tin tức
Đầu tư sớm nhất các tuyến cao tốc quy mô 2 làn xe, thiếu làn dừng khẩn cấp và trạm dừng nghỉ

Đầu tư sớm nhất các tuyến cao tốc quy mô 2 làn xe, thiếu làn dừng khẩn cấp và trạm dừng nghỉ

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương báo cáo về phương án đầu tư, nâng cấp tuyến cao tốc phân kỳ; trong đó, có giải pháp cụ thể để đầu tư sớm nhất đối với các tuyến đường bộ cao tốc quy mô 2 làn xe, các tuyến đường bộ cao tốc thiếu làn dừng khẩn cấp, thiếu trạm dừng nghỉ....

Tin tức
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao: Mọi hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao: Mọi hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế

(CLO) Chiều 28/3, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về bình luận của Việt Nam trước những va chạm mới đây giữa tàu Trung Quốc và tàu tiếp tế của Philippines ở Bãi Cỏ Mây.

Tin tức