Chiến tranh Nga – Ukraine làm tổn thương nền kinh tế khốn đốn của Zimbabwe

Thứ sáu, 25/03/2022 06:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tác động của chiến tranh đang ảnh hưởng nặng nề đến các quốc gia đang phát triển như Zimbabwe khi nguồn cung cấp nhiên liệu hay thực phẩm đều bị gián đoạn.

Giá nhiên liệu, bánh mì tăng cao dẫn đến lạm phát không kiểm soát

Phillip Kambamura, 32 tuổi, không thể tin được rằng anh vừa đổ xăng cho chiếc taxi của mình với giá 1,67 USD/lít vào đầu tháng 3 ở Mutare, thành phố lớn thứ ba của Zimbabwe, tăng 23 xu trước khi chiến tranh Nga-Ukraine bắt đầu.

Kambamura lái chiếc taxi của mình quanh bán kính 40km thành phố Mutare, gần biên giới giữa Zimbabwe và Mozambique.

Đây là lần tăng giá nhiên liệu thứ 2 trong một tuần và Cơ quan Điều tiết Năng lượng Zimbabwe (ZERA) lấy lý do chiến tranh ở Đông Âu là nguyên nhân chính.

chien tranh nga ukraine lam ton thuong nen kinh te khon don cua zimbabwe hinh 1

Giá thực phẩm và nhiên liệu cao làm người dân ở Zimbabwe khốn đốn. (Nguồn: Waldo Swiegers / Bloomberg).

Kambamura, ông bố 2 con sống ở Dangamvura, một khu ngoại ô có mật độ dân số cao ở Mutare, cho biết mặc dù Chính phủ đã tạm dừng việc tăng giá nhưng chúng vẫn ở mức “cắt cổ”. Với mức giá này, “hoạt động kinh doanh taxi đang không có lãi”, anh nói thêm.

Nhưng chiến tranh đang ảnh hưởng đến nhiều mặt hàng khác chứ không chỉ nhiên liệu. Với việc Nga và Ukraine xuất khẩu khoảng 1/4 tổng lượng lúa mì của thế giới, mức giá của mặt hàng thiết yếu này cũng tăng trên toàn cầu kể từ khi bắt đầu cuộc gây hấn.

Cơn sóng tăng giá cũng đang ảnh hưởng nặng nề đến các quốc gia đang phát triển như Zimbabwe khi nguồn cung các sản phẩm này bị gián đoạn cả do chiến tranh và các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt từ đó đối với Nga và một số đồng minh của nước này.

Đối với Zimbabwe, tình hình còn tồi tệ hơn khi nước này phụ thuộc rất nhiều vào các quốc gia phương Đông bao gồm Nga, Trung Quốc, Belarus và Singapore để buôn bán và nhập khẩu ít nhất một nửa lượng lúa mì từ Nga. Nhưng với giá lúa mì tăng gần 15% vào đầu tháng 3 từ 595 USD lên 682 USD/tấn, người dân phải trả nhiều tiền hơn để mua bánh mì.

Giá nhiên liệu và bánh mì tăng cao đã gây ra làn sóng tăng giá các mặt hàng cơ bản trên khắp đất nước, làm tồi tệ thêm tình hình của nhiều người Zimbabwe vốn đang phải vật lộn với tình trạng nghèo đói lan rộng trong bối cảnh lương trì trệ, lạm phát không kiểm soát do quản lý kinh tế kém cỏi và tham nhũng của Chính phủ Tổng thống Mnangagwa.

Xung đột Nga – Ukraine làm chậm mức tăng trưởng vốn đã trì trệ

Theo cập nhật kinh tế và xã hội của Ngân hàng Thế giới, 7,9 triệu người ở Zimbabwe rơi vào cảnh nghèo cùng cực trong thập kỷ qua và đang sống dưới mức nghèo đói về lương thực khi phải trang trải 29,80 USD/người/tháng.

Hơn 5 triệu người Zimbabwe tương đương 1/3 dân số ở các khu vực nông thôn và thành thị không có đủ lương thực để ăn hàng ngày từ tháng 1 đến tháng 3/2022.

“Với giá dầu cao hơn, Zimbabwe sẽ cần thêm đồng đô-la Mỹ để nhập khẩu nhiên liệu”, ông Tinashe Manzungu, Chủ tịch Phòng Thương mại Quốc gia Zimbabwe cho biết.

Theo Bộ Tài chính nước này, lạm phát trung bình hàng năm ở Zimbabwe dự kiến sẽ giảm từ mức 94,6% vào năm 2021 xuống 32,6% vào năm 2022 và 17,5% vào năm 2023.

Cả Ngân hàng Thế giới và chính phủ Zimbabwe đều dự báo mức tăng trưởng hơn 5%, đây là thông tin đáng hoan nghênh sau một năm suy thoái sâu và hai năm vượt qua đại dịch, nhưng các nhà kinh tế cảnh báo xung đột Nga-Ukraine tiếp tục sẽ kéo lùi những con số này.

“Các mặt hàng nhập khẩu chính của Zimbabwe là nhiên liệu và ngũ cốc. Sự gia tăng chi phí này sẽ làm tăng hóa đơn nhập khẩu của chúng tôi và gây áp lực nghiêm trọng lên lạm phát, dẫn đến việc tăng giá của hầu hết các mặt hàng”, nhà kinh tế độc lập Vince Musewe nói với tờ Al Jazeera.

Những người kinh doanh như Kudakwashe Mapurada, người điều hành một cửa hàng tạp hóa nhỏ ở Chikanga, một vùng ngoại ô có mật độ dân số cao ở thành phố Mutare, đã tăng giá bột ngô, đường và dầu ăn nhằm bảo vệ lợi nhuận nhỏ của mình.

“Những người bán buôn đã tăng giá các mặt hàng này với lý do chi phí phân phối tăng. Tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc tăng giá hàng hóa với tỷ lệ phần trăm nhỏ hơn”, Mapurada nói khi đứng sau quầy trong cửa hàng tạp hóa của mình tại một trung tâm mua sắm ở Chikanga.

Stevenson Dhlamini, một giảng viên kinh tế ứng dụng tại Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia ở Bulawayo, thành phố lớn thứ hai Zimbabwe, cho biết việc tăng giá nhiên liệu đã làm cho chi phí sản xuất trong toàn bộ chuỗi cung ứng tăng lên, giá vé phương tiện giao thông công cộng cũng như giá bánh mì và bột mì cao hơn.

Ông nói: “Tất cả những điều này đã làm xói mòn thu nhập trung bình của người dân và làm giảm mức sống ở Zimbabwe”.

Mối quan hệ Nga – Zimbabwe

Trong những năm qua, Nga cũng đã tăng cường đầu tư vào Zimbabwe, đặc biệt là trong lĩnh vực khai khoáng và năng lượng. Các nhà kinh tế lo ngại rằng hàng loạt các biện pháp trừng phạt đối với Nga có thể gây ảnh hưởng đến các quốc gia châu Phi như Zimbabwe có các thỏa thuận bảo hộ đầu tư song phương và khuyến khích với Nga, đặc biệt là về khai thác năng lượng và dầu mỏ.

Chủ tịch Phòng Thương mại Quốc gia Zimbabwe – ông Manzungu cảnh báo: “Các biện pháp trừng phạt đối với Nga có thể ảnh hưởng đến một số khoản đầu tư của Nga vào Zimbabwe. Một thỏa thuận năm 2019 giữa Công ty Kim cương hợp nhất Zimbabwe thuộc sở hữu nhà nước và Công ty Alrosa của Nga, nhà sản xuất kim cương thô lớn nhất thế giới để cùng khai thác kim cương ở Zimbabwe cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Trong khi cuộc gây hấn vẫn đang diễn ra ở Ukraine và những tác động của nó tiếp tục ảnh hưởng đến các quốc gia nhỏ hơn cách xa hàng dặm, tài xế taxi Kambamura vẫn đang chờ Chính phủ ngăn chặn việc tăng giá nhiên liệu không ngừng.

Anh nói: “Tôi chỉ hy vọng Chính phủ sẽ can thiệp và cắt giảm giá nhiên liệu”.

Cuối tuần qua, Chính phủ Zimbabwe đã thực hiện một đợt cắt giảm và hạ giá xăng xuống 1,59 USD/lít và dầu diesel xuống 1,60 USD/lít, nhưng điều đó không thể làm cho cuộc sống của Kambamura trở nên dễ chịu hơn.

Sơn Tùng (Theo Al Jazeera)

Bình Luận

Tin khác

Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình trong chuyến công tác xúc tiến đầu tư tại CHLB Đức, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận làm trưởng đoàn đã tới thành phố Frankfurt, CHLB Đức và có buổi làm việc với Tập đoàn Heraeus.

Kinh tế vĩ mô
Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

(CLO) Ngày 28/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Ninh Bình năm 2023 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Chương trình năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản) triển khai đầu tư vào Hà Nam

Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản) triển khai đầu tư vào Hà Nam

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Nhật Bản, ngày 28/3, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thuỷ và đoàn công tác tỉnh Hà Nam đã đến thăm và làm việc với Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Thái Bình tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Đức

Tỉnh Thái Bình tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Đức

(CLO) Từ ngày 25/3 - 28/3, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận làm trưởng đoàn đã có chuỗi hoạt động xúc tiến đầu tư tại thành phố Hannover, Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức.

Kinh tế vĩ mô
Tại Việt Nam, từ Trung ương tới địa phương đang “xây tổ đón đại bàng”

Tại Việt Nam, từ Trung ương tới địa phương đang “xây tổ đón đại bàng”

(CLO) Không chỉ Trung ương, nhiều địa phương thực hiện chiến lược “xây tổ đón đại bàng”, điều này đã và đang tạo ưu thế đưa Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới. 

Kinh tế vĩ mô