Sáu họa sĩ xứ Đông hội ngộ Thăng Long

Thứ sáu, 15/03/2019 07:46 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhóm sáu họa sĩ Hải Dương vừa cho ra mắt các tác phẩm mới của mình trong triển lãm chung mang tên “Mộng mị”.

Sự kiện: hoạ sĩ

Giáo sư Bùi Quang Thắng, - Giám đốc nghệ thuật Vicas Art Studio (áo đen) và sáu họa sĩ tại buổi khai mạc

Giáo sư Bùi Quang Thắng, - Giám đốc nghệ thuật Vicas Art Studio (áo đen) và sáu họa sĩ tại buổi khai mạc "Mộng mị". Ảnh: Tử Hưng.

Sáu họa sĩ gồm Phan Đình Tùng, Nguyễn Hùng Cường, Vũ Văn Long, Văn Trọng, Nguyễn Tiến Quân và Phùng Văn Tuệ học cùng nhau và hiện đều là giáo viên mỹ thuật ở các trường phổ thông tại Hải Dương.

Giáo sư Bùi Quang Thắng - Giám đốc nghệ thuật của Vicas Art Studio nói: Cách đây 6 tháng, nhóm họa sỹ từ Hải Dương này có đề nghị tôi làm cho họ một triển lãm tại vicas art studio, tôi có nói với họ: “Tôi rất sẵn lòng nhưng với điều kiện là các bạn phải cho công chúng thấy sự đổi mới của chính mình về tư duy và phong cách nghệ thuật”.

Khi chọn tranh để làm triển lãm này, tôi rất bất ngờ bởi sự lột xác của các họa sỹ, tất cả 6 họa sỹ, mỗi người một vẻ, đều thể hiện các tác phẩm của mình bằng phong cách biểu hiện hoặc biểu hiện trừu tượng, rất mới mẻ và đa dạng. Bất ngờ hơn nữa là chủ đề sáng tác của các tác giả lại rất gần nhau, đó là những kỷ niệm xa xưa trong ký ức cá nhân, những câu chuyện thoại huyền của loài người, những con người, cảnh tượng trong những giấc mơ... Tất cả dường như đều đắm mình trong thế giới tưởng tượng, vì thế tôi lấy trạng thái chung nhất của họ để đặt tên cho triển lãm: MỘNG MỊ”.

Báo Công luận

"Bên đầm". Tác giả: Phạm Đình Tùng.

Phạm Đình Tùng thả trí tưởng tượng của mình với những huyền thoại của loài người, đó là “Vườn địa đàng”, là chốn “Thiên thai”. Lần đầu tiên trong đời anh phóng cọ lên một tấm toan to (150x350 cm) nhưng không bị chùn tay. Sự hòa quện giữa các vệt màu, sự ẩn hiện của hình gây nên hiệu quả thị giác lạ (độ nhòe) và chính vì thế nó tải được các nội dung huyền ảo. Có cảm giác rằng, với cách vẽ như thế này thì tranh càng to anh vẽ càng hay.

Báo Công luận

"Phù thủy", tác giả: Nguyễn Hùng Cường.

Nguyễn Hùng Cường làm những tác phẩm về những gương mặt của những người không quen, có thể đó là những người mà anh đã gặp họ thoáng qua đâu đó ở ngoài đời, cũng có thể là sự ám ảnh của những gương mặt mà anh thấy ở trong mơ. Tranh cũng như phù điêu (sơn mài trên gỗ) về các gương mặt “người dưng” ấy hay những tay phù thủy trong trí tưởng tượng được làm theo cách bóp méo, dị dạng, ma mỵ nhưng không vì thế mà chúng làm cho người xem có cảm giác xa lạ, sợ hãi mà ngược lại, rất đời thường và thân quen.

Trò chuyện với tôi, họa sĩ Nguyễn Hùng Cường nói: Các họa sĩ tỉnh lẻ như anh ở Hải Dương có một thiệt thòi là môi trường giao lưu văn hóa hẹp, tuy vậy, trong hoạt động nghệ thuật, có khi đó lại là một môi trường hoàn hảo để sáng tạo. Sự cô đơn của người nghệ sĩ nhiều khi lại tạo ra “vô chiêu” - thứ khiến cho thiên hạ phải bàng hoàng, thán phục.

Báo Công luận

"Giấc mơ", tác giả: Vũ Văn Long.

Vũ Văn Long vẽ những giấc mơ của mình bằng cả tranh trừu tượng lẫn tranh biểu hiện. Phụ nữ, tính dục là hình tượng lặp lại trong những giấc mơ của anh ấy: Tiên nga tắm, cơ thể nữ giới trần truồng cứ hiện lên chập chờn trong tranh anh, dù đó là trong giấc mơ đẹp hay ác mộng.

Báo Công luận

"Cô gái ngồi chải tóc", tác giả: Văn Trọng.

Văn Trọng tham gia triển lãm này bằng những bức tranh vẽ về phụ nữ. Anh không vẽ chiêm bao mà là sự phóng chiếu những ước muốn dục tính: Những bộ ngực phồn thực và làn da óng ả của những người đàn bà luôn là tâm điểm trong tranh của anh. Cái hay trong bộ tranh đàn bà này của Văn Trọng mà tôi cảm nhận được là sự xung đột tâm lý giữa một bên là mơ ước dục tính trực diện của một người nghệ sỹ và một bên là sự rụt rẻ, yếu bóng vía của một con người xã hội.

Sơn mài của Nguyễn Tiến Quân.

Sơn mài của Nguyễn Tiến Quân.

Mỗi bức tranh của Nguyễn Tiến Quân là một kỷ niệm xa, mờ về một nơi chốn, một người tình cũ. Anh vẽ sơn mài nhưng lại theo phong cách biểu hiện, một sự đột phá đối với chính anh ấy. Tôi cho rằng, ở trường hợp này, không chất liệu nào thể hiện đề tài này thích hợp hơn là sơn mài: Sự ẩn hiện, đan xen giữa các lớp màu, giữa màu sắc với những đường cong thân thể đàn bà, lại được điểm thêm những bông hoa bưởi sẽ cho người xem cảm giác mơ màng, lãng mạn.

Phùng Văn Tuệ là một khác biệt trong nhóm nghệ sỹ Hải Dương. Anh chỉ đắm đuối và mộng mỵ với màu sắc. Tranh của anh là một sự kết hợp khéo léo giữa biểu hiện trừu tượng và tối giản: Những modul hình của anh được kết nối với nhau tạo nên những mảng màu lớn, tạo ấn tượng thị giác tức thì và cảm tính.

Mộng mị” thực sự là một triển lãm có chất lượng nghệ thuật cao và rất đáng chiêm ngưỡng.

Tử Hưng

Tin khác

Du khách thích thú khám phá 'thủy cung không nước' tại Hà Nội

Du khách thích thú khám phá 'thủy cung không nước' tại Hà Nội

(CLO) Thủy cung không nước - Waterless Aquarium (Trung tâm thương mại Aeon Mall Hà Đông, Hà Nội) ứng dụng công nghệ để mô phỏng sinh vật biển, mang đến cho du khách trải nghiệm thú vị về một thế giới đại dương đầy màu sắc.

Đời sống văn hóa
Thừa Thiên Huế: 4 ngày nghỉ lễ tổng doanh thu ngành du lịch ước đạt 170 tỷ đồng

Thừa Thiên Huế: 4 ngày nghỉ lễ tổng doanh thu ngành du lịch ước đạt 170 tỷ đồng

(CLO) Thừa Thiên Huế đón khoảng 110.000 khách du lịch đến địa phương, tổng lượng khách đã đặt phòng lưu trú ước đạt 58.000 lượt (trong đó có khoảng 43.000 khách nội địa và 15.000 khách quốc tế), tổng doanh thu ước đạt 170 tỷ đồng.

Đời sống văn hóa
Đặc sắc lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui của người Jrai

Đặc sắc lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui của người Jrai

(CLO) Nghi lễ cúng cầu mưa Yang Pơtao Apui diễn ra trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang, được phục dựng nguyên bản theo phong tục của người Jrai bản địa.

Đời sống văn hóa
A Huynh và hành trình chế tác cây đàn đá của người Ja Rai

A Huynh và hành trình chế tác cây đàn đá của người Ja Rai

(NB&CL) Dù không trải qua một trường lớp âm nhạc nào nhưng bằng tài năng thiên bẩm cùng với niềm đam mê cháy bỏng về các loại nhạc cụ cổ xưa của người Ja Rai, Nghệ nhân Ưu tú A Huynh ở Kon Tum đã kiên trì mày mò, tự nghiên cứu và chế tác thành công đàn đá, loại cụ kỳ lạ nhất của người Tây Nguyên, cũng là thứ nhạc cụ cổ xưa nhất của loài người.

Đời sống văn hóa
Du khách hào hứng trải nghiệm không gian phố đi bộ Tam Đảo

Du khách hào hứng trải nghiệm không gian phố đi bộ Tam Đảo

(CLO) Hàng nghìn khách du lịch hòa mình vào không gian phố đi bộ đầu tiên ở thị trấn Tam Đảo, tham dự các chương trình vui chơi giải trí, thưởng thức âm nhạc và ẩm thực đường phố...

Đời sống văn hóa