Nghệ An: Công an xã giúp người dân nhận lại 100 triệu đồng
(CLO) Công an xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) vừa tiến hành xác minh, giúp chị Phan Thị Phong (sinh năm 1980) trú trên địa bàn nhận lại số tiền 100 triệu đồng do chuyển khoản nhầm.
Theo dõi báo trên:
Có đơn giản chỉ để câu view?
Trong những ngày qua, mạng xã hội sôi sục trước clip một cô gái trẻ ăn mặc hở hang cự cãi một bà vãi khi bà vãi này không cho cô gái trẻ vào chùa. Đặc biệt, cô gái trẻ này còn cố tình vào chùa và có những hành động, lời nói xúc phạm đến người lớn tuổi.
Clip nhanh chóng được chia sẻ rộng rãi trên mạng và tạo ra hàng ngàn ý kiến khác nhau. Đa số cư dân mạng đều lên án hành động ăn mặc hở hang đi vào chùa cũng như những hành vi vô lễ với người lớn tuổi của cô gái trẻ này. Những luồng tranh luận liên tục nổ ra về nhận thức cũng như lối sống của một bộ phận giới trẻ ngày nay khi du nhập văn hóa phương Tây, gây ra xung đột văn hóa, thậm chí, cũng đã có những tranh luận xung quanh như thế nào là tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, khi tự do đó bao gồm cả tự do ăn mặc không theo phép tắc, phật ở tại tâm.
Tuy nhiên, cũng rất nhanh chóng, bức ảnh thân mật giữa bà vãi và cô gái trẻ được cư dân mạng lan truyền trên mạng xã hội. Bức ảnh đã hé lộ sự thật của clip khi cư dân mạng vạch trần đây là một clip được dàn dựng. Lúc này, cả cộng đồng mạng lại được phen ngã ngửa ra khi biết mình đã..."ăn một cú lừa".
Clip dù được tạo ra với mục đích câu like nhưng việc không nói rõ từ đầu hoặc cố tình nhập nhằng giữa việc diễn xuất và quay trực tiếp chính là việc tạo ra tin giả.
Với tài diễn xuất xuất chúng, hai cô cháu nhà kia đã khiến công chúng mất khá nhiều thời gian để bình phẩm, phê phán thậm chí là lên án. Cuối cùng, thì clip này lại là một sản phẩm của nghệ thuật sắp đặt.
Nhiều người đánh giá clip trên như một dạng thông tin giả được lan truyền trên mạng, nó đem lại các kết quả tiêu cực không khác gì việc đăng tải tin giả.
Trong một môi trường mạng với đa dạng thông tin, những clip tiêu cực như trên có thể gây ảnh hưởng đến nhận thức, hành động của một bộ phận giới trẻ thậm chí tạo trào lưu làm clip với nội dung bịa đặt như vậy. Đồng thời, chùa là chốn linh thiêng, việc ăn mặc hở hang quay clip và đem những câu chuyện bịa đặt ra diễn tại nơi đây là hoàn toàn không phù hợp.
Trước đó, có một thời kỳ, hàng loạt những clip “giải cứu” người yếu thế do những dân giang hồ mạng đóng. Nội dung thường là giang hồ giúp đỡ một người yếu thế không quen biết, một đàn em đang bị bắt nạt. Những clip có nội dung như thế này thường rất thu hút sự quan tâm của công chúng nhất là công chúng trẻ. Chưa có thống kê nhưng chắc chắn nhiều bạn trẻ chọn cách ứng xử kiểu "anh hùng" như trong các clip dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật, bị xử lý nghiêm khắc.
Theo nhà báo Trần Anh Tú - Phó Tổng biên tập Tạp chí Thông tin & Truyền thông, những clip này được sản xuất chắc chắn với mục đích câu like và việc không nói rõ từ đầu hoặc cố tình nhập nhằng giữa việc diễn xuất và quay trực tiếp chính là việc tạo ra tin giả.
"Tuy nhiên, cũng cần nói rằng dù là tin giả nhưng có lẽ rất khó để xử lý những người sản xuất, phát tán clip với nội dung bịa đặt như thế này. Ở đây có sự nhập nhằng giữa clip mang tính giáo dục (giáo dục sự thương yêu con người, giáo dục lễ giáo ví như trang phục khi vào cơ sở thờ tự...) và những trò đùa câu view, câu like rẻ tiền. Không có người bị hại. Tin giả nếu nhằm vào một con người cụ thể thì dễ xử lý hơn rất nhiều", nhà báo Trần Anh Tú cho biết.
Vai trò cốt lõi thuộc về đào tạo
Những tiến bộ khoa học đã đi quá nhanh, được tiếp cận với công chúng quá nhanh trong khi công chúng chưa có “đề kháng”. Chúng ta, hay con em chúng ta hồn nhiên tham gia mạng xã hội với sự kết nối vô tận, không biên giới, không giới hạn mà không có vũ khí bảo vệ nào. Và nhiều đứa trẻ đã bị ảnh hưởng bởi những clip xấu, những tin giả “biến hình” như clip cô gái trẻ ăn mặc hở hang đòi vào chùa kia.
Nhà báo Trần Anh Tú cho rằng, trong khi chờ đợi cơ quan chức năng có những quy định cụ thể, sát thực hơn (thực ra thì quy định thường đi sau thực tế) những clip đóng phải ghi rõ để không tạo ra sự hiểu nhầm rằng đó là cảnh quay thực..vv..., chúng ta cần tạo ra virus cho công chúng miễn nhiễm trước tin giả. Công chúng ở đây đặc biệt nhấn mạnh đến công chúng trẻ. Cần có những khóa đào tạo chính khóa hẳn hoi, dành cho học sinh. Để các em có thể hiểu những quy định khi tham gia mạng xã hội: Quy định về bí mật thông tin cá nhân, quyền và nghĩa vụ, thế nào là tin giả, ứng xử với tin giả, ứng xử khi bị bắt nạt online ra sao...
Theo Phó Tổng biên tập Tạp chí Thông tin & Truyền thông, nhiều nước đã đưa vào chương trình học những nội dung này. Tôi thấy chúng ta đã bàn nhiều về việc này nhưng vài năm nay vẫn chưa có triển khai rộng rãi. Trong khi đó, tôi thấy trong chương trình học của trẻ em giờ có cả những bài học, học phần về pháp luật, tham nhũng, những nội dung cần thiết (theo nghĩa rộng) nhưng chưa thiết thực với lứa tuổi học sinh.
Thông tin, truyền thông đặc biệt là truyền thông xã hội cần được coi là một môn học bắt buộc trong các cấp học phổ thông. Nhưng những nội dung của môn học này cần được xây dựng thiết thực, dễ hiểu với phần đông học sinh chứ không nên đi vào lối mòn kiểu bàn về những điều vĩ mô, xa lạ, giáo điều, khô cứng.
"Tác giả, người giảng dạy môn học phải là các chuyên gia truyền thông xã hội chứ không phải “người trúng thầu” thiết kế nội dung môn học hay những thầy cô ít tiếp xúc với mạng xã hội, thậm chí không tham gia mạng xã hội. Tôi không có ý coi thường nhưng nếu chưa tham gia mạng xã hội thì khó có thể nắm bắt được mức độ “mê hoặc” cũng như những tác hại của mạng xã hội đối với công chúng trẻ", nhà báo Trần Anh Tú cho hay.
Báo chí đứng ở đâu trong câu chuyện này?
Không chỉ riêng Việt Nam, mà nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đều có các biện pháp khuyến khích công dân ứng xử có văn minh trên mạng xã hội, bảo đảm cho tự do ngôn luận đi theo chiều hướng tích cực, có lợi, đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi khách quan. Việc xây dựng các quy định luật pháp về tự do ngôn luận của mỗi quốc gia đều căn cứ vào truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán, những điều kiện, bối cảnh lịch sử cụ thể.
Ở nước ta, báo chí là một “binh chủng” tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, là tiếng nói chính thống của nhân dân, cho nên khi mạng xã hội phát triển đa dạng, đa chiều, thậm chí đang trở thành “ma trận hỗn loạn” thì báo chí đóng vai trò quan trọng để cung cấp những thông tin đích thực, đầy đủ mang tính định hướng cho công chúng. Muốn làm được việc này, báo chí phải là tiếng nói đích danh, phải công minh, trung thực và bảo vệ sự thật với quan điểm và phương thức tiến bộ, trách nhiệm.
Theo nhà báo Trần Anh Tú, báo chí cần nêu rõ vai trò định hướng - hiểu theo một nghĩa tích cực. Hãy tuyên truyền về mạng xã hội như một sự thật khách quan và giúp công chúng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ của mình khi tham gia mạng xã hội. Hãy chỉ ra những bất cập trong quy định về quản lý truyền thông xã hội để nêu ra những ý kiến xây dựng nhằm quản lý tốt hơn, bảo vệ tốt hơn những người tham gia mạng xã hội. Hãy đấu tranh với “phong trào” tin giả, tin xấu độc để độc giả hiểu rõ hơn, đề kháng tốt hơn với tin giả.
"Đối với mỗi trường hợp cụ thể như clip kể trên thì báo chí sẽ có cách xử lý khác nhau. Nhưng tôi cho rằng, trước tiên báo chí không nên cổ xúy những clip “tin giả” bằng việc thông tin ỡm ờ kiểu “clip đang được quan tâm trên mạng xã hội đây”. Nhiều người làm những việc kỳ cục trên mạng xã hội chỉ để được thêm view, thêm like thậm chí “lên báo” dù bị chỉ trích. Vậy chúng ta không cho họ cơ hội đó", nhà báo Trần Anh Tú nhận định.
Tin giả là một thực tế khi mạng xã hội ra đời. Chúng ta bắt buộc phải sống chung với tin giả như sống với vi khuẩn gây bệnh trong đời thực. Trách nhiệm của cơ quan chức năng nhất là báo chí là phải giúp công chúng đặc biệt là người trẻ hiểu rõ đâu là vi khuẩn gây bệnh, đâu là vi khuẩn có lợi. Hơn nữa, phải xây dựng “hệ miễn dịch” cho những người tham gia mạng xã hội. Để công chúng nhận biết tin giả, nội dung xấu trên mạng xã hội. Tự họ sẽ chọn được cách đấu tranh với những nội dung không lành mạnh trên mạng xã hội.
Phan Hoài Giang
(CLO) Công an xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) vừa tiến hành xác minh, giúp chị Phan Thị Phong (sinh năm 1980) trú trên địa bàn nhận lại số tiền 100 triệu đồng do chuyển khoản nhầm.
(CLO) Ban quản lý dự án Thăng Long vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 5-XL, nằm trong phương án điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu số 5-XL, 6XL, 26, 27, 28 của cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.
(CLO) Theo nhà báo Phùng Văn Hiệp: “Trí tuệ nhân tạo (AI) không có giới hạn tuổi tác, chỉ có giới hạn về tư duy và tinh thần sẵn sàng học hỏi… AI không thay thế người làm truyền hình mà giúp nâng tầm sự sáng tạo của người làm truyền hình”.
(CLO) Chiều 4/4, tại buổi đối thoại với các hộ kinh doanh dịch vụ ven biển Cửa Lò, ông Lê Sỹ Chiến – Phó Chủ tịch UBND thành phố Vinh (Nghệ An) – khẳng định thành phố sẽ chấm dứt hoàn toàn việc cho thuê bãi biển để kinh doanh các dịch vụ như ăn uống, tắm tráng, check-in… từ mùa du lịch năm 2025.
(CLO) Công an tỉnh Bạc Liêu vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Võ Minh Trung (sinh năm 1990, trú tại xã Long Hòa, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) vì hành vi sử dụng mạng xã hội đăng tải thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín khu di tích lịch sử – văn hóa Nhà công tử Bạc Liêu.
(CLO) Ngày 4/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học Việt Nam.
(CLO) Liên minh Tự do Dân sự Mới (NCLA) - một nhóm luật sư bảo thủ tại Mỹ - đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn việc Tổng thống Donald Trump áp thuế đối với hàng nhập khẩu, với lý do ông đã vượt quá thẩm quyền của mình.
(CLO) Đối thoại “Âm sắc” giữa nhạc sĩ Quốc Trung và hoạ sĩ Trịnh Tuân thuộc khuôn khổ triển lãm sơn mài “Như những lớp phù sa”.
(CLO) Taliban đang điều tra lời khẳng định của một cụ ông người Afghanistan rằng cụ đã… 140 tuổi. Nếu được xác minh, cụ sẽ trở thành người già nhất thế giới.
(CLO) Việt Nam vẫn chưa có chính sách bảo vệ người thuê nhà. Đa số các hợp đồng thuê ở Việt Nam đều có thời hạn ngắn (6-12 tháng) và không có ràng buộc về điều kiện và mức tăng giá.
(CLO) Dragon Capital cho rằng: Việc các mức thuế 46% có được duy trì hay không có thể phụ thuộc vào khả năng của Việt Nam trong việc giảm thiểu hiệu quả các vấn đề trung chuyển hàng hoá.
(CLO) Một YouTuber người Mỹ vừa bị bắt ở Ấn Độ vì cố tình đột nhập để quay video về nơi sinh sống của một trong những bộ tộc biệt lập nhất thế giới trên đảo Bắc Sentinel.
(CLO) Nhận định Real Madrid vs Valencia, 21h15 ngày 5/4 tại La Liga; dự đoán tỉ số Real Madrid vs Valencia cùng các chuyên gia phân tích.
(CLO) Nhận định Everton vs Arsenal, 18h30 ngày 5/4 tại Ngoại hạng Anh; dự đoán tỉ số Everton vs Arsenal cùng các chuyên gia phân tích.
(CLO) Sau 90 phút thi đấu đầy kịch tính và hấp dẫn, đội tuyển U17 Việt Nam có kết quả hoà với tỷ số 1-1 trước U17 Australia ở trận ra quân tại vòng chung kết (VCK) U17 châu Á 2025.
(CLO) Bộ Tài chính cho biết, trong quý I/2025, thực hiện tiếp nhận 118.191 quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp được chi trả.
(CLO) Ngày 4/4/2025, Công an xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, đang hoàn tất hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính đối với một cá nhân có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng chức năng.
(CLO) Công an thành phố Hải Phòng cho biết, thời gian gần đây, đơn vị liên tục phát hiện và xử lý nhiều trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến uy tín tổ chức, cá nhân. Những thông tin này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn tác động lớn đến sự ổn định về chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
(CLO) Nếu nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần ngay lập tức báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn.
(CLO) Website giả mạo cơ quan báo chí, với thủ đoạn tinh vi như sao chép măng-sét, 'đánh cắp' nội dung, đang trở thành mối họa đe dọa trực tiếp đến uy tín báo chí và niềm tin công chúng.
(CLO) Ngày 19/3, Báo Văn Hoá phát hiện website tại địa chỉ https://vanhoadisan.com/ giả mạo Báo Văn Hoá điện tử, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của tờ báo.
(CLO) Hiện nay dư luận đang dậy sóng bởi những quảng cáo thổi phồng của một số người nổi tiếng trên mạng xã hội. Điều này đặt ra những yêu cầu về pháp lý để quản lý đối với việc người nổi tiếng tham gia quảng cáo, việc này không chỉ góp phần làm trong sạch thông tin trên môi trường mạng mà còn trực tiếp bảo vệ người tiêu dùng.
Ngoài những đóng góp tích cực, mạng xã hội cũng có nhiều mặt trái gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Đặc biệt là vấn nạn tin giả, tin sai sự thật đang tác động trực tiếp đến nhiều người và dẫn tới nhiều vụ việc có hậu quả nghiêm trọng.
(CLO) Ngày 14/3, Công an tỉnh Nghệ An ra quyết định xử phạt một cá nhân vì hành vi đăng tải thông tin sai sự thật về chủ trương sáp nhập các tỉnh, thành phố, gây hoang mang dư luận.
(CLO) Trần Thanh L. sử dụng hai tài khoản Facebook để đăng thông tin sai lệch về Siêu thị ô tô Quảng Bình, gây dư luận tiêu cực.
(CLO) Mạng xã hội đang chứng kiến một cơn bão lòng tin, khi hàng loạt Tiktoker nổi tiếng, bao gồm cả những nghệ sĩ và hoa hậu được công chúng mến mộ, bị phanh phui vì hành vi quảng cáo sản phẩm không rõ nguồn gốc, chất lượng kém. Liệu những lời xin lỗi muộn màng và sự vào cuộc của cơ quan chức năng có thể hàn gắn vết nứt này? Hay đây chỉ là hồi chuông cảnh tỉnh về quảng cáo thiếu minh bạch, rồi mọi thứ lại 'đâu vào đấy'?