(CLO) Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân nhấn mạnh, phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đặc biệt, Chính phủ cần tập trung thu hút, trọng dụng nhân tài và xây dựng phát triển đội ngũ doanh nhân dân tộc.
Theo đó, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, sáng 1/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024...
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành thảo luận.
Cần sớm thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách thể chế
Phát biểu tại thảo luận, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau bày tỏ tâm đắc và tán thành với nhiều giải pháp trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ.
Đặc biệt, đại biểu Lê Thanh Vân nhấn mạnh, phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chính phủ cần tập trung thu hút, trọng dụng nhân tài và xây dựng phát triển đội ngũ doanh nhân dân tộc.
Cụ thể, về thu hút, trọng dụng nhân tài, ông Lê Thanh Vân đánh giá cao Chính phủ đang chuẩn bị xây dựng Dự thảo về vấn đề này. Đại biểu mong sớm đi vào vận hành và có đạo luật để có quy tắc chung cho toàn xã hội trong vấn đề này.
Về doanh nhân dân tộc, vừa qua, Bộ Chính trị mới ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân trong tình hình mới, đại biểu Lê Thanh Vân đề nghị Quốc hội đưa ra một đoạn có "hồn cốt" tinh thần nghị quyết này trong nghị quyết chung của kỳ họp, đề nghị Chính phủ sớm có giải pháp thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị.
Trong đó, các cơ quan Nhà nước, cấp ủy chính quyền các cấp thường xuyên có đối thoại với doanh nhân; hỗ trợ doanh nhân khởi nghiệp. Đặc biệt, cần bảo vệ tài sản hợp pháp của doanh nghiệp, bổ sung các chế tài về kinh tế để xử lý vi phạm và không hình sự hóa các quan hệ kinh tế.
Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau.
Cùng với đó, đại biểu Lê Thanh Vân đề nghị cần có các biện pháp mạnh mẽ trong cải cách thể chế. Cần coi thể chế như một nguồn lực, cần sớm thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách thể chế, coi đây là một điểm đột phá quan trọng.
Trong thể chế cần đặc biệt quan tâm 3 nhóm thể chế về kinh tế: xác lập bình đẳng trong phân phối nguồn lực xã hội, không kể công và tư; bảo vệ chế độ hợp đồng, bảo vệ tài sản; giải quyết tốt quan hệ Nhà nước - thị trường.
Việc các ngành và địa phương xin cơ chế đặc thù cho thấy "cái áo" thể chế của chúng ta đã quá chật hẹp, cần rà soát đồng bộ để "may áo mới cho thích hợp thay vì vá víu một cách ngắn hạn".
Ngoài ra, đại biểu cho rằng cần tiếp cận, làm chủ khoa học, công nghệ tiên tiến, tập trung vào 3 ngành công nghệ mũi nhọn: khoa học dữ liệu, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường. Sử dụng hiệu quả đồng vốn để giải quyết các vấn đề khúc mắc, giảm chi thường xuyên để chi cho đầu tư, phát triển; dùng toàn bộ tăng thu của các năm để tăng chi hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
Ngoài ra, cần chấn hưng văn hóa và đạo đức dân tộc. Theo đại biểu, có ba nhóm người cần tiên phong trong vấn đề này gồm: Đội ngũ lãnh đạo và quản lý phải đi đầu về trách nhiệm dẫn dắt; thầy cô giáo trong nhà trường; cha mẹ trong gia đình.
"Ba nhóm người này mà dẫn đầu về văn hóa, đạo đức thì tôi tin thế hệ thanh niên sẽ có ứng xử với đạo đức văn hóa tốt hơn", đại biểu khẳng định.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Bé - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang.
Sửa đổi Luật Công chức và Luật Viên chức tạo cơ sở pháp lý bảo vệ cán bộ vì lợi ích chung
Tham gia thảo luận, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Bé - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang cho rằng cần sớm nghiên cứu sớm sửa đổi pháp luật, tạo cơ sở pháp lý bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, vì lợi ích chung.
Trước hết, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé đánh giá cao kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2023, mặc dù còn 5/15 chỉ tiêu không đạt mục tiêu đề ra, nhưng trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, những kết quả này rất đáng ghi nhận, là sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ, các bộ, ngành, cả hệ thống chính trị.
Bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo của Chính phủ cũng chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế trong đó có hạn chế do tổ chức điều hành thực hiện nhiệm vụ được giao của bộ máy nhà nước. Đặc biệt, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé đề nghị Chính phủ nghiên cứu làm rõ hơn nguyên nhân chủ quan tác động đến hạn chế này, bởi yếu tố con người là quan trọng nhất. Đây là nguyên nhân căn cơ để đưa ra các cái giải pháp khắc phục hạn chế và nâng cao chất lượng thực thi nhiệm vụ công vụ của cán bộ công chức, viên chức.
Quang cảnh phiên họp.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé cho biết, liên quan đến nâng cao chất lượng bộ máy nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ, đại biểu rất mừng vì thời gian qua Chính phủ đã ban hành Nghị định số 73/2023/NĐ-CP ngày 29/9/2023 của Chính phủ quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
"Tuy nhiên, đây là nghị định, không thể thay thế điều chỉnh các quy định của luật. Trong khi các vấn đề quy định về quyền hạn, trách nhiệm, miễn trừ trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức đã được quy định trong các văn bản luật khác như Luật Công chức, Luật Viên chức, Luật Dân sự… Chính vì vậy Nghị định 73 sẽ khó khăn trong tổ chức thực hiện", đại biểu đoàn Kiên Giang nêu rõ.
Từ bất cập trên, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé kiến nghị Quốc hội, Chính phủ sớm nghiên cứu sửa đổi pháp luật, tạo cơ sở pháp lý bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Đây cũng là cơ sở để nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Trước hết, cần sửa đổi Luật Công chức và Luật Viên chức.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Báo chí trên mạng xã hội không chỉ là xu hướng mà đã trở thành điều tất yếu, đòi hỏi cách đưa tin ngắn gọn, trực quan và phù hợp với thói quen người dùng.
(CLO) Ngày 2/4, Israel tuyên bố mở rộng chiến dịch quân sự tại Gaza với kế hoạch chiếm giữ các khu vực rộng lớn hơn và đưa vào vùng an ninh do nước này kiểm soát.
(CLO) Chính quyền Trung Quốc vừa cấp giấy phép đầu tiên cho dịch vụ taxi bay không người lái, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc phát triển giao thông hàng không tầm thấp.
(CLO) Nga đẩy mạnh tuyển quân với đợt nhập ngũ lớn nhất trong nhiều năm, trong khi Đức lần đầu tiên triển khai quân thường trực sát Kaliningrad của Nga, làm gia tăng căng thẳng quân sự ở Đông Âu.
(CLO) Nhà Trắng xác nhận rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ công bố mức thuế quan mới trong tuần này, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về quy mô và phạm vi của các biện pháp, khiến các nhà quan sát lo ngại về khả năng chiến tranh thương mại toàn cầu leo thang.
(CLO) Châu Âu đang có động thái mạnh mẽ nhằm gây sức ép lên Nga bằng hai biện pháp then chốt: tiếp tục đóng băng hàng trăm tỷ USD tài sản Nga, đồng thời công bố hàng loạt gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine.
(CLO) Cơn sốt tạo ảnh nghệ thuật theo phong cách Ghibli bằng công cụ tạo ảnh của ChatGPT đã dẫn đến sự gia tăng kỷ lục số lượng người dùng chatbot của OpenAI vào tuần trước, gây áp lực lên máy chủ và làm dấy lên quan ngại về vi phạm bản quyền.
(CLO) Theo lực lượng cảnh sát giao thông, các vi phạm đi ngược chiều thường xảy ra tại những khu vực có mật độ phương tiện cao, người điều khiển xe máy bất chấp quy định để rút ngắn quãng đường di chuyển, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn, ảnh hưởng đến trật tự giao thông. Đây là hành vi nguy hiểm, cần phải kiên quyết ngăn chặn, xử lý.
(CLO) Đại diện của Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM cho biết: Các doanh nghiệp niêm yết báo cáo tài chính có cải thiện hơn khi công bố thông tin đầy đủ thu nhập của hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ủy ban kiểm tra.
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng chức năng tập trung khắc phục hậu quả, khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy tại xóm Củi, Quận 8 và xử lý nghiêm vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật.
(CLO) Giải Leo núi “Bước chân trên mây” lần thứ II chinh phục Tà Xùa 2025 quy tụ 100 nhà báo, hứa hẹn hành trình thử thách và trải nghiệm thiên nhiên hùng vĩ.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu TP Hà Nội đưa kết quả giải ngân thành tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ để kiểm điểm, khen thưởng, xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời.
Vào 21h ngày 1/4 giờ địa phương (0h ngày 2/4 giờ Hà Nội), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Yerevan, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.
(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 76/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu UBND thành phố Hà Nội xây dựng lộ trình giảm dần xe máy trong nội đô, thu phí ô tô vào khu vực trung tâm trong giờ cao điểm để hạn chế số lượng xe cá nhân trên một số tuyến đường.
(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 1/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2025 đến hết ngày 31/3/2030.
(CLO) Chính phủ yêu cầu trong việc xây dựng Luật cần tập trung nguồn lực, tận dụng tiến bộ khoa học công nghệ, chuyển đổi số, các công cụ trợ lý ảo, cơ sở dữ liệu hỗ trợ...
(CLO) Chính phủ quyết định rút ngắn thời gian thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP. Trong đó, đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ thì thời gian thẩm định rút ngắn xuống còn không quá 30 ngày.