(NB&CL) Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) khẳng định: Báo cáo tóm tắt về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024 và dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ đã truyền cảm hứng, củng cố lòng tin và lan tỏa tinh thần tích cực đến từng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, người dân, nhà đầu tư và cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản.
Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV diễn ra vào cuối tháng 10/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có báo cáo tóm tắt về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024 và dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Trong báo cáo này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Mặc dù năm 2024, Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với phương châm: “Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, chỉ bàn làm, không bàn lùi”, Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả. Đây chính là những tiền đề để đề xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) đã có cuộc trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận xung quanh những vấn đề đặt ra từ Báo cáo này cũng như nhìn lại bức tranh kinh tế 2024.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA. Ảnh: Tuấn Cao
+ Năm 2024, Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Thế nhưng, vượt qua những rào cản đó, kinh tế Việt Nam đã tạo ra nhiều thành tựu quan trọng, nhiều chỉ tiêu tăng trưởng có thể đạt và vượt kế hoạch. Nhìn lại năm 2024, ông có nhận xét gì?
- Bản báo cáo tóm tắt của Thủ tướng Chính phủ công bố vào cuối tháng 10/2024 đã tổng kết đầy đủ những kết quả đạt được từ đầu năm 2024 đến nay trên tất cả các lĩnh vực về kinh tế - văn hóa - xã hội. Đặc biệt là các vấn đề về bảo vệ môi trường, phòng - chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu.
Trong đó, nổi bật là kết quả tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 6,82%; ước cả năm đạt 6,8 - 7%, cao hơn mục tiêu Quốc hội giao là 6% - 6,5%, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới, được nhiều tổ chức quốc tế lớn, có uy tín đánh giá cao.
Một số chỉ tiêu tăng trưởng khác cũng ghi nhận thành quả tích cực, như kim ngạch xuất nhập khẩu 9 tháng đạt 578,5 tỷ USD, tăng 16,3%; xuất siêu gần 20,8 tỷ USD. FDI tiếp tục là điểm sáng, vốn thực hiện đạt 17,3 tỷ USD, tăng 8,9%, cao nhất nhiều năm qua, trong khi đầu tư toàn cầu sụt giảm.
Đồng thời, thu ngân sách nhà nước 9 tháng đạt 85,1% dự toán, tăng 17,9% so với cùng kỳ, trong khi ước cả năm miễn, giảm, gia hạn gần 200.000 tỷ đồng thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất.
Ngoài ra, an ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm; thị trường lao động phục hồi tích cực, nhất là chỉ tiêu tăng năng suất lao động vượt kế hoạch đề ra, sau 3 năm không đạt. Trên cơ sở đó, Chính phủ nhận định ước cả năm có 14/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch.
Có thể thấy, cả nước đạt được những thành quả rất tích cực trong 9 tháng đầu năm 2024 đã thể hiện năng lực lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, đứng đầu là Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, các địa phương và đã được sự ủng hộ, tham gia tích cực của Nhân dân, của các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài và của cộng đồng doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân và cả khu vực doanh nghiệp nhà nước cũng đã có sự chuyển biến rất tích cực trong 9 tháng đầu năm 2024 với kết quả sản xuất, kinh doanh của 19 Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước ước đạt doanh thu 971.593 tỷ đồng, đạt 83% kế hoạch năm và tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tôi cho rằng, đây là cơ sở thực tiễn và là nội lực thực tế để Chính phủ xây dựng mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
+ Trong năm 2024, dấu ấn nào trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Chính phủ khiến ông ấn tượng nhất?
- Ấn tượng nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là phương châm “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững”, “Không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm”, “Đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện; đã làm, đã thực hiện là phải có hiệu quả”, “Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, chỉ bàn làm, không bàn lùi”.
Điển hình nhất trong năm 2024 chúng ta đã hoàn thành Dự án 500kV mạch 3 Quảng Bình - Hưng Yên sau hơn 6 tháng thi công thần tốc và hoàn thành một số đoạn đường bộ cao tốc, nâng tổng chiều dài đường cao tốc lên 2.021 km và đã trình cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam.
Theo quan điểm của tôi, giao thông và giao thông tích hợp TOD là một trong các nhân tố nền tảng để thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam như ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và như ông bà ta đã nói “lộ thông - tài thông”, có nghĩa là giao thông thông suốt thì kinh tế mới phát triển tạo ra tài lực dồi dào.
Dấu ấn nổi bật tiếp theo trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược, nhất là về thể chế; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; cắt giảm thủ tục hành chính, xóa bỏ cơ chế “xin - cho”.
Chính phủ cũng nhanh chóng lập các Ban chỉ đạo, tổ công tác để kịp thời tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc phát sinh, thể hiện chỉ trong 9 tháng đầu năm 2024 đã tổ chức 9 phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật.
Chính phủ đã ban hành 122 nghị định, 183 nghị quyết. Thủ tướng Chính phủ ban hành 1.154 quyết định, 37 chỉ thị, 104 công điện, tổ chức 3 phiên họp của Ban Chỉ đạo về rà soát, xử lý vướng mắc pháp lý do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban.
Trong đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm thực hiện xuyên suốt chủ trương các chủ thể có liên quan chung tay tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững và đã phê duyệt Chương trình phát triển tối thiểu 1 triệu căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021-2030 để giải quyết bài toán nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp, nhà ở cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân, nhà ở cho công nhân lao động, người thu nhập thấp đô thị, người nhập cư.
Một trong những dấu ấn nổi bật trong năm 2024 đó là việc hoàn thành Dự án 500kV mạch 3 Quảng Bình - Hưng Yên sau hơn 6 tháng thi công thần tốc. Ảnh: VPG
Đồng thời Thủ tướng Chính phủ đã phát động phong trào 450 ngày đêm cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025 với chủ đề “Mái ấm cho đồng bào tôi” để giúp cho hơn 400.000 hộ gia đình đang ở trong các nhà tạm, nhà dột nát có nhà ở chắc chắn hơn trước.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, các địa phương đã rất cầu thị và kịp thời sửa đổi, thậm chí quyết định dừng thực hiện một số quy định không phù hợp, cản trở sự phát triển,
Trong đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 08/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, dừng thực hiện một số điều của Nghị định 65/2022/NĐ-CP tháo gỡ được khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, giúp cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp “hạ cánh mềm” và không bị đổ vỡ.
Hoặc Ngân hàng Nhà nước đã quyết định dừng thực hiện một số quy định chưa phù hợp của Thông tư 06/2022/TT-NHNN và đã công bố Chương trình tín dụng với quy mô 140.000 tỷ đồng do 8 ngân hàng thương mại tự nguyện đóng góp để hỗ trợ tín dụng cho các dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư,...
Tôi tin tưởng vững chắc là trên cơ sở những kết quả đã đạt được trong 9 tháng đầu năm 2024 và ước thực hiện cả năm 2024, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì cả nước sẽ đạt được mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và là tiền đề để thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam như ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 4/4, nhiệt độ cao nhất ở khu vực Nam Bộ là 33-36 độ, có nơi trên 36 độ với độ ẩm tương đối thấp. Nắng nóng ở Nam Bộ và TP HCM có khả năng kéo dài trong những ngày tới, nhiệt độ thực tế ngoài trời còn có thể cao hơn dự báo khoảng 2-4 độ.
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ yêu cầu đối với các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phải đẩy mạnh hơn nữa tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Giải ngân nhanh, nhưng phải bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định, quy trình, không để phát sinh tiêu cực, lãng phí.
(CLO) Giới chức Hàn Quốc vừa lập kỷ lục về vụ bắt giữ ma túy lớn nhất nước này khi thu giữ khoảng 2 tấn cocain trên một tàu hàng nước ngoài neo đậu tại cảng Gangneung.
(CLO) Sáng 3/4 (theo giờ địa phương), tại Tòa nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đã chủ trì Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Armenia. Ngay sau lễ đón, hai Chủ tịch Quốc hội đã tiến hành hội đàm.
(CLO) Hàng trăm tư liệu, hiện vật đặc biệt trong những năm tháng chiến đấu được các cựu binh sưu tầm, trưng bày nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hàm Rồng tại Khu tưởng niệm 64 giáo viên, học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã.
(CLO) Công an TP HCM thống kê, hiện nay có hơn 119.000 học viên đang chờ sát hạch, trong đó có hơn 47.000 ô tô, hơn 71.000 mô tô. Công an TP HCM sẽ thực hiện công tác sát hạch ngay khi Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) triển khai.
(CLO) Công an tỉnh Quảng Nam răn đe 01 trường hợp đăng tải tin bài sai sự thật liên quan cái chết của hai người con ruột trong một gia đình tại thị trấn Hà Lam.
(CLO) Nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật sẽ diễn ra tại trung tâm các quận huyện của Thủ đô trong dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Ngày 3/4, được tin đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ trần, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam sang viếng đồng chí Khamtay Siphandone.
(CLO) Lực lượng chức năng đang làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ cháy xảy ra vào chiều nay tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc trên đường Lưu Hữu Phước (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
(CLO) Việc bình chọn 50 sự kiện, hoạt động nổi bật từ năm 1975 đến 2025 của TP HCM thu hút hơn 9.000 lượt người dân tham gia. TP HCM dự kiến công bố 50 sự kiện, hoạt động nổi bật vào tháng 4/2025.
(CLO) Theo Cục Thống kê Nam Định, quý I/2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh ước đạt 11,86%, đứng thứ 3 cả nước, dẫn đầu vùng đồng bằng sông Hồng.
(CLO) Việc Nga đình chỉ hai bến xuất khẩu trên Biển Đen khiến Kazakhstan mất 700.000 thùng dầu/ngày, làm dấy lên lo ngại về an ninh năng lượng khu vực.
Toàn bộ gói cước mới của Viettel có tốc độ từ 300Mbps trở lên và được trang bị miễn phí modem WiFi6 sẽ đánh dấu bước tiến trong việc cung cấp dịch vụ Internet tốc độ cao tại Việt Nam.
SHB là đại diện duy nhất của Việt Nam được Global Finance trao tặng giải thưởng "Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất năm 2025”, ghi nhận cho những nỗ lực của Ngân hàng trong việc thúc đẩy các giải pháp tài chính mang lại lợi ích lâu dài cho xã hội và môi trường.
Chủ động thực thi chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường khả năng tiếp cận nhà ở cho người trẻ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã tiên phong triển khai gói tín dụng đặc biệt với quy mô lên tới 10.000 tỷ đồng. Đây không chỉ là minh chứng rõ nét cho sự vào cuộc khẩn trương, nghiêm túc của Agribank trong việc cụ thể hóa chủ trương lớn của Chính phủ mà còn là hành động thiết thực góp phần hiện thực hóa giấc mơ an cư cho hàng nghìn lao động trẻ trên khắp cả nước.
Đại hội Đảng bộ Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn, lần thứ IV (nhiệm kỳ 2025-2030) diễn ra vào ngày 1/4/2025 tại Hà Nội, với 36 đảng viên được triệu tập. Về tham dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Trần Phú Thái - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch - Hội đồng quản trị Tổng Công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2).
Kết thúc quý 1 năm 2025, các chỉ số kinh doanh của Nam A Bank (HOSE: NAB) tiếp tục ghi nhận nhiều chỉ tiêu tăng trưởng ổn định, thanh khoản dồi dào, danh mục tài sản tiếp tục được cơ cấu theo hướng bền vững và hiệu quả nhất. Đồng thời, Ngân hàng cũng đang triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng nhằm chung tay cùng Chính phủ thúc đẩy kinh tế vĩ mô.
Bước vào năm 2025, Techcombank khởi động chiến lược nâng cấp toàn diện hệ thống chi nhánh, đánh dấu một chương mới trong hành trình chuyển đổi ngành tài chính tại Việt Nam. Với mô hình giao dịch không quầy, tích hợp công nghệ số hóa, thiết kế linh hoạt và trải nghiệm cá nhân hóa, ngân hàng đang tái định hình hình ảnh chi nhánh – không chỉ là nơi thực hiện giao dịch, mà trở thành “điểm chạm chiến lược” đồng hành cùng khách hàng kiến tạo giá trị sống bền vững.