(CLO) Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, bổ sung dự án Luật Nhà giáo vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024) và thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).
Chính phủ vừa có tờ trình số 435/TTr-CP gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc đề nghị bổ sung dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) và Luật Nhà giáo vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Liên quan đến đề xuất xây dựng Luật Nhà giáo, Tờ trình của Chính phủ nêu rõ, việc xây dựng Luật Nhà giáo nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước trong công tác giáo dục nói chung, công tác xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo nói riêng.
Bên cạnh đó, thực trạng đội ngũ nhà giáo và việc quản lý đội ngũ nhà giáo đòi hỏi đổi mới quản lý, trên cơ sở một khung pháp lý thống nhất. Trong những năm gần đây, đội ngũ nhà giáo đã được quan tâm, nhưng thực tế vẫn còn không ít bất cập cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng nhà giáo. Việc quản lý nhà giáo còn nhiều vướng mắc, bất cập như: chưa có đầy đủ quy định để quản lý nhà giáo ngoài công lập; việc coi nhà giáo ngoài công lập như người lao động bình thường và chịu sự điều chỉnh bởi các quy định của Bộ luật Lao động là không phù hợp; việc giao thoa giữa quản lý ngành và quản lý theo địa bàn, lãnh thổ theo pháp luật hiện hành đã tạo ra những bất cập trong công tác quản lý, phát triển đội ngũ nhà giáo; việc thực hiện, tuyển dụng, bố trí, điều động giáo viên tại các địa phương, cơ sở giáo dục theo Luật Viên chức còn nhiều khó khăn…
Các quy định pháp luật hiện hành về nhà giáo còn thiếu đồng bộ, toàn diện, một số quy định quan trọng chưa được thể hiện ở tầm luật. Tuy số lượng văn bản có nội dung quy định về nhà giáo nhiều nhưng các quy định này còn tản mạn, thiếu đồng bộ, bất hợp lý, chất lượng không cao. Thực tế, mặc dù ở Việt Nam đã có Luật Viên chức và nhà giáo chiếm 70% tổng số viên chức toàn quốc, nhưng Luật Viên chức không thể đáp ứng đặc thù nhà giáo và không điều chỉnh đối với nhà giáo ngoài công lập. Về Luật chuyên ngành, cả Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục nghề nghiệp đều có chương riêng về nhà giáo nhưng quy định còn chung chung, chưa phản ánh rõ nét tính chất và yêu cầu đặc thù lao động nghề nghiệp của nhà giáo. Nếu cụ thể hóa nội dung nhà giáo trong Luật Giáo dục thì sẽ phá vỡ cấu trúc, mất cân xứng của các Luật này. Bên cạnh đó, nhiều chủ trương, quan điểm của Đảng về nhà giáo chưa được thể chế hóa đầy đủ; một số quan hệ quan trọng chưa được điều chỉnh hoặc quy định chung chung, mờ nhạt, chưa hình thành khung pháp lý đồng bộ và toàn diện trong việc nâng cao động lực và năng lực nhà giáo.
Đặc trưng lao động sư phạm của nhà giáo đòi hỏi những quy định phù hợp: Nhà giáo và nghề dạy học có những đặc trưng riêng, khác biệt với viên chức của các ngành, lĩnh vực khác. Do tính chất đặc thù trong lao động sư phạm của nhà giáo đặt ra yêu cầu cần có môi trường làm việc, hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, phù hợp tạo thuận lợi cho nhà giáo yên tâm công tác, yêu nghề và tâm huyến với nghề; tạo điều kiện cho sự phát triển sáng tạo, trong một không gian văn hóa được trân trọng, tôn vinh, ghi nhận, phối hợp và hỗ trợ của toàn xã hội. Bên cạnh đó, mặc dù các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước đã khẳng định vị thế, vai trò của đội ngũ nhà giáo trong sự phát triển chung của đất nước, nhưng do chưa được luật hóa đầy đủ nên còn bất cập trong việc khắc phục tình trạng gia tăng người giỏi không muốn vào ngành sư phạm, nhà giáo bỏ việc.
Ngoài ra, kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà giáo: Nhìn chung các quốc gia hiện nay đều ban hành Luật về nhà giáo dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, cả công lập và tư thục, với tư cách là nguồn nhân lực chất lượng cao quan trọng của đất nước. Trong đó, có thể khái quát thành 03 mô hình cơ bản bao gồm: (1) Xây dựng và ban hành Luật riêng điều chỉnh về nhà giáo; (2) Xây dựng một chương hoặc một quyển về nhà giáo trong Bộ Luật Giáo dục; (3) Ban hành luật nhằm thể chế hóa một số chính sách đặc trưng của nhà giáo. Với xu hướng quốc tế hoá giáo dục, việc lựa chọn kinh nghiệm quốc tế phù hợp trong việc xây dựng chính sách và pháp luật về nhà giáo là cần thiết.
5 chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo gồm:
- Định danh nhà giáo;
- Tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo;
- Tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo;
- Đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo;
- Quản lý nhà nước về nhà giáo.
Trên cơ sở hồ sơ đề nghị xây dựng Luật đã được nghiên cứu, hoàn thiện, Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, bổ sung dự án Luật Nhà giáo vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024) và thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).
(NB&CL) Dạy học là một nghề vất vả, dạy học miền núi lại vất vả hơn bội phần. Thế nhưng đã có những người thầy người cô từ bỏ phố thị, đồng bằng lên vùng cao dạy học và gắn bó với những điểm trường lẻ hàng chục năm trời. Câu chuyện dạy học của họ thực sự mang lại cho mỗi chúng ta những câu chuyện truyền cảm hứng, minh chứng cho quan điểm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình!”.
(CLO) Sau gần 1 năm phát động thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk, các tổ chức, đoàn thể trong tỉnh đã hoàn thành nhiều công trình, phần việc ý nghĩa hướng đến cộng đồng.
(CLO) Nền tảng du lịch Agoda vừa công bố danh sách các điểm đến du lịch cuối năm tiết kiệm nhất, mang đến nhiều lựa chọn cho những ai đang tìm kiếm phòng lưu trú giá rẻ trong dịp Giáng Sinh và Tết Dương lịch 2025.
(CLO) Huỳnh Hiểu Minh hiện phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về cả danh tiếng lẫn sự nghiệp khi bộ phim mới của anh có doanh thu giảm mạnh, tỷ lệ trả lại vé lên tới 10%.
(CLO) Trên mạng xã hội, không ít khán giả cho rằng trang phục của em út BlackPink ngày càng "kiệm vải". Bên cạnh vấn đề trang phục, khán giả cũng kêu ca việc giá vé tham gia sự kiện quá đắt, lên tới khoảng hơn 1.200 USD cho 80 phút trình diễn.
(CLO) Nhờ quả phạt đền ở những phút bù giờ cuối, đội tuyển Hungary đã thành công trong việc lấy 1 điểm trước đội tuyển Đức tại Nations League 2024/25, rạng sáng 20/11 (theo giờ Việt Nam).
(CLO) Tổng thống Volodymyr Zelenskyy tuyên bố rằng Ukraine có nhiều vũ khí tầm xa và sẽ sử dụng tất cả chúng, sau khi Kiev tiến hành cuộc tấn công vùng Bryansk của Nga bằng tên lửa ATACMS do Mỹ viện trợ.
(CLO) Nga đã bắt đầu sản xuất hàng loạt hầm trú bom di động có khả năng bảo vệ chống lại nhiều mối đe dọa khác nhau, bao gồm sóng xung kích và bức xạ từ vụ nổ hạt nhân.
(CLO) Loạt trận vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á diễn ra vào tối 19/11 rạng sáng ngày 20/11 đã chứng kiến nhiều diễn biến hấp dẫn, làm thay đổi cục diện tại các bảng đấu. Trong đó, bảng A, B và C trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết sau những kết quả bất ngờ.
(CLO) Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 5, kết hợp Liên hoan Cồng chiêng, Xoang các dân tộc thiểu số lần thứ 2, sẽ diễn ra từ ngày 11 - 14/12/2024 với nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh và bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn.
(CLO) Trước thềm Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10, UBND TP.Đà Lạt cảnh báo du khách về tình trạng lừa đảo qua các trang mạng giả mạo khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn. Đây là thủ đoạn nhắm vào những người đang tìm kiếm chỗ lưu trú dịp lễ hội lớn nhất của thành phố này.
(CLO) Giành thắng lợi 6-1 trước futsal nữ Philippines ở trận đấu tối 19/11, đội tuyển futsal nữ Việt Nam giành tấm vé vào thi đấu chung kết giải futsal nữ Đông Nam Á 2024.
(CLO) Ukraine cảnh báo Ấn Độ rằng các công ty Nga đang lập mặt trận ở quốc gia này để lách lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, một diễn biến có thể gây tổn hại đến mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác phương Tây.
(CLO) Đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu các bộ ngành, địa phương phân công cụ thể lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện dự án để rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hiện trường, đôn đốc các nhà thầu, tư vấn đẩy nhanh tiến độ
(CLO) Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, các doanh nghiệp quốc phòng trong nước và quốc tế sẽ trưng bày, giới thiệu các phương tiện chiến đấu, giải pháp công nghệ, vũ khí, trang bị sử dụng cho lực lượng Hải quân, Lục quân, Phòng không - Không quân, tác chiến không gian mạng và các trang thiết bị hậu cần, kỹ thuật.
(CLO) Liên quan đến vụ đuối nước nghiêm trọng tại xã Hiền Quan (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khẩn trương chỉ đạo các lực lượng chức năng nỗ lực tìm kiếm các em học sinh còn mất tích; hỗ trợ, thăm hỏi, động viên gia đình học sinh gặp nạn.
(CLO) Chiều 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ngài Jadamba Enkhbayar, Bộ trưởng Lương thực, Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ, Chủ tịch Phân ban Mông Cổ trong Ủy ban liên Chính phủ song phương, nhân chuyến thăm Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp thứ 19 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Mông Cổ.
(CLO) Chiều 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
(CLO) Chiều 19/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì lễ đón Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia Alen Simonyan thăm chính thức Việt Nam từ ngày 17 - 23/11/2024. Ngay sau lễ đón, hai Chủ tịch Quốc hội đã tiến hành hội đàm.
(CLO) Ngày 19/11, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước theo quy định tại Luật Thủ đô trên địa bàn thành phố.
(CLO) Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro, Brazil, ngày 18/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có nhiều cuộc tiếp xúc, trao đổi với lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế tham dự Hội nghị.