Chính phủ Hà Lan sụp đổ: 'Hiệu ứng cánh bướm' của dòng người nhập cư

Thứ ba, 11/07/2023 17:08 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sự sụp đổ của chính quyền Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte là dấu hiệu bất hòa mới nhất khi lượng người tìm đường nhập cư vào các nước giàu có tăng lên mức kỷ lục, thúc đẩy chủ nghĩa dân túy.

Từ trường hợp của Hà Lan

“Liệu con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra cơn lốc ở Texas?”. Đấy là mệnh đề nổi tiếng mà nhà khí tượng học và chuyên gia về lý thuyết hỗn loạn Edward Norton Lorenz đưa ra năm 1972 để nói về việc một thay đổi nhỏ của dữ liệu đầu vào dẫn đến một thay đổi lớn của kết quả. Người ta gọi đó là “hiệu ứng cánh bướm” và thuật ngữ này dần trở nên phổ biến trong văn hóa đại chúng khi nói về mối quan hệ nhân quả.

chinh phu ha lan sup do hieu ung canh buom cua dong nguoi nhap cu hinh 1

Thủ tướng Hà Lan, Mark Rutte quyết định từ chức khi liên minh cầm quyền không đạt được sự đồng thuận về vấn đề nhập cư. Ảnh: The Guardian

Ở châu Âu lúc này, có thể ví việc chính quyền của Thủ tướng Mark Rutte ở Hà Lan sụp đổ là một hệ quả kiểu “hiệu ứng cánh bướm”, khi dòng người đông kỷ lục tìm đường nhập cư vào các nước châu Âu đã tạo ra những bất đồng sâu sắc trong xã hội cũng như trên chính trường. Khác biệt quá lớn về quan điểm xử lý vấn đề nhập cư khiến ông Mark Rutte quyết định từ chức, dẫn tới việc sụp đổ của chính phủ liên minh 4 đảng cầm quyền tại nước này.

Các bên trong chính phủ liên minh của Hà Lan đã từ chối ủng hộ đề xuất của ông Rutte về việc hạn chế số lượng người xin tị nạn sau 3 ngày đàm phán. Các trung tâm tiếp nhận đã bị quá tải và một em bé đã chết trong một nhà thi đấu thể thao được dùng làm nơi trú ẩn vào tháng 8 vừa rồi.

Đảng VVD của ông Rutte thì muốn giảm số lượng người xin tị nạn có thể đưa gia đình của họ đến Hà Lan. Chỉ những người gặp nguy hiểm cá nhân, chẳng hạn như vì quan điểm chính trị hoặc khuynh hướng tình dục, mới được phép làm như vậy. Những người chạy trốn nạn đói hoặc chiến tranh cũng không được phép.

D66, một đảng tự do tiến bộ hơn, và Christian Union, một đảng trung dung, từ chối đồng ý với chính sách trên. Phát biểu sau khi các cuộc đàm phán đổ bể, ông Rutte thừa nhận: “Di cư là một vấn đề lớn và quan trọng, cả về mặt xã hội và chính trị. Chúng tôi đã không đạt được thỏa thuận về vấn đề này và liên minh đã mất nền tảng chính trị... Vì vậy, tôi sẽ sớm trình đơn từ chức lên Nhà vua”.

Hà Lan là một trong những nước châu Âu có chính sách nhập cư khó khăn. Vậy nhưng, dưới áp lực của các đảng cánh hữu, ông Rutte vẫn cố gắng tìm cách giảm hơn nữa dòng người xin tị nạn. Trong khi đó, số lượng đơn xin tị nạn ở Hà Lan thì lại tăng nhanh, đạt hơn 46.000 đơn vào năm ngoái và có thể vượt 70.000 đơn trong năm nay.

Đến vấn đề toàn cầu

Vấn đề của Hà Lan, cũng là vấn đề của nhiều quốc gia giàu có khác trên thế giới. Kỷ lục nhập cư vào các nước này đang gây ra những phản ứng mạnh mẽ trong xã hội, thúc đẩy các đảng dân túy và gây áp lực lên các chính phủ để thắt chặt các chính sách nhằm ngăn chặn làn sóng di cư.

Nhiều nơi, bao gồm Canada và một số khu vực ở châu Âu và châu Á, từng khuyến khích nhiều người di cư đến để giúp giảm bớt tình trạng thiếu lao động và bù đắp cho sự suy giảm nhân khẩu học. Nhưng lượng người nhập cư đến tăng vọt cuối cùng lại khiến nhiều cử tri cảm thấy bất an. Họ bắt đầu đổ lỗi cho người nhập cư làm gia tăng tội phạm và chi phí nhà ở cao hơn.

Năm ngoái, khoảng 5 triệu người đã chuyển đến các quốc gia giàu có, khi các hạn chế đi lại trong thời đại COVID được nới lỏng, tình trạng thiếu lao động ở các nước giàu ngày càng gia tăng và các vấn đề kinh tế ở các nước đang phát triển trở nên tồi tệ hơn. Theo một phân tích dữ liệu của Wall Street Journal, con số này đã tăng 80% so với mức trước đại dịch.

chinh phu ha lan sup do hieu ung canh buom cua dong nguoi nhap cu hinh 2

Người di, cả hợp pháp và bất hợp pháp, đang đổ về châu Âu với số lượng kỷ lục. Ảnh: ABC

Cái gì quá cũng không tốt. Những cuộc thăm dò trên khắp các quốc gia giàu có cho thấy sự phản đối mạnh mẽ đối với việc nhập cư, kể cả ở những nơi chào đón những người mới đến nhiều nhất.

Trước đây, mối quan tâm của cử tri thường tập trung vào nhập cư bất hợp pháp, có xu hướng ảnh hưởng đến tiền lương và hệ thống phúc lợi xã hội, đặc biệt khi các vụ nhập cư bất hợp pháp qua Địa Trung Hải vào châu Âu và từ Mexico đến Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục trong những tháng gần đây.

Nhưng những lo lắng cũng mở rộng đến những người di cư hợp pháp có tay nghề thấp, và thậm chí cả những người lao động có tay nghề cao, những người bị đổ lỗi cho việc tăng giá nhà ở và các chi phí khác trong thời kỳ lạm phát cao.

Khoảng một nửa người Canada cho rằng mục tiêu mới của chính phủ là khoảng nửa triệu người nhập cư mỗi năm là quá nhiều ở một đất nước 40 triệu dân, trong khi 3/4 lo lắng kế hoạch này sẽ dẫn đến nhu cầu quá mức về nhà ở, dịch vụ y tế và xã hội, theo kết quả thăm dò dư luận của Léger, một công ty nghiên cứu có trụ sở tại Montreal (Canada).

Tại Vương quốc Anh, nơi đã nới lỏng các quy định nhằm thu hút nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học từ nước ngoài, gần một nửa số người cho rằng số lượng người di cư hợp pháp đang quá cao - theo một cuộc thăm dò hồi tháng 3 của công ty tư vấn nghiên cứu Public First.

Ở Mỹ, nơi một tỷ lệ lớn dân số từ lâu đã phản đối việc nhập cư, thái độ đã trở nên cứng rắn hơn trong năm qua: Sự hài lòng của người Mỹ đối với mức độ nhập cư vào nước này đã giảm xuống 28% trong tháng 2, mức thấp nhất trong một thập kỷ, từ 34% một năm trước đó, theo các cuộc thăm dò của Viện Gallup.

Xu hướng cực hữu nở rộ

Tâm trạng bất an và những tiếng nói phản đối của công chúng đã đem lại mảnh đất thuận lợi cho các đảng cực hữu, với tư tưởng chống người nhập cư vươn lên nắm quyền, chẳng hạn như ở Ý và Phần Lan. Ở một số nước khác, chính phủ liên minh thiểu số đã phải nhượng bộ phe cực hữu để theo đuổi các chính sách hà khắc hơn về vấn đề nhập cư, chẳng hạn như ở Thụy Điển.

Ở Đức, Đảng Alternative für Deutschland (AfD) theo đường lối dân túy và chống người nhập cư cũng đã nhận được số phiếu bầu khá cao (10,3%) trong cuộc bầu cử quốc gia 2021. Các cử tri cho rằng việc chống nhập cư là lý do hàng đầu để họ ủng hộ Đảng AfD.

chinh phu ha lan sup do hieu ung canh buom cua dong nguoi nhap cu hinh 3

Một cuộc biểu tình phản đối nhập cư tại CH Czech - Ảnh: GI

Tại Pháp, chính quyền của Tổng thống Emmanuel Macron gần đây đã tạm dừng kế hoạch cho phép những người nhập cư không có giấy tờ làm việc trong các lĩnh vực thiếu lao động trong bối cảnh tranh chấp với Ý về vấn đề vượt biên trái phép. Khoảng 60% người Pháp tin rằng cần phải siết chặt luật nhập cư, theo một cuộc thăm dò được thực hiện sau khi bắt đầu các cuộc bạo loạn gần đây của Công ty tư vấn Odoxa-Backbone cho báo Le Figaro.

Với việc nước Pháp đang bị chấn động bởi các cuộc biểu tình bạo lực sau khi cảnh sát bắn chết một thiếu niên gốc Bắc Phi, các cuộc thăm dò gần đây cho thấy lãnh đạo Mặt trận Quốc gia cực hữu của Pháp, bà Marine Le Pen, người ủng hộ các quy định chặt chẽ hơn về nhập cư, đang nhận thêm nhiều sự ủng hộ trước cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo của đất nước.

Tại Mỹ, Thống đốc bang Florida và ứng cử viên tổng thống, Ron DeSantis đã ký một luật mới vào tháng 5 vừa qua, tiếp tục hình sự hóa việc nhập cư không có giấy tờ vào tiểu bang này. Các nhà lãnh đạo ngành nông nghiệp và xây dựng cho biết luật này sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu lao động ở đó.

Ở Úc và New Zealand, hai quốc gia từ lâu đã thành công trong việc thu nhận những người nhập cư có tay nghề cao, người nước ngoài đang bị đổ lỗi cho việc tăng chi phí nhà ở. Theo các cuộc thăm dò gần đây, khoảng 60% người Úc được hỏi đã bày tỏ sự ủng hộ với việc giới hạn nhập cư để giảm chi phí nhà ở.

Tại Anh, nhiều bộ trưởng cho biết họ muốn giảm số lượng người nhập cư đã tăng vọt lên mức kỷ lục trong năm qua. Hồi tháng 5, Bộ trưởng Nội vụ Suella Braverman nói rằng người dân Anh không được quên cách tự làm mọi việc. “Không có lý do chính đáng nào khiến chúng tôi không thể đào tạo đủ tài xế xe tải, người bán thịt hoặc người hái trái cây”, bà Braverman phát biểu.

Khoảng 600.000 người chuyển đến Vương quốc Anh, một kỷ lục. Alan Manning, giáo sư tại Trường Kinh tế London, cho biết mức này không được phép duy trì quá lâu vì chúng sẽ làm tăng tỷ lệ người nhập cư trong dân số thêm 5% trong một thập kỷ, lên khoảng 20%. “Điều đó sẽ dẫn đến sự hình thành và bùng nổ chủ nghĩa dân túy”, giáo sư Manning kết luận.

Nguyễn Khánh

Tin mới

Việt Nam mong muốn cùng Hoa Kỳ đưa khuôn khổ quan hệ mới đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất

Việt Nam mong muốn cùng Hoa Kỳ đưa khuôn khổ quan hệ mới đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, Việt Nam coi Hoa Kỳ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược và mong muốn cùng Hoa Kỳ tiếp tục đưa khuôn khổ quan hệ mới đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị của nhau, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước và đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và thế giới.

Tin tức
Truyền thông nâng cao nhận thức trong việc giảm thiểu rác thải nhựa

Truyền thông nâng cao nhận thức trong việc giảm thiểu rác thải nhựa

(CLO) Ngày 31/10, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh phối hợp Trung tâm Truyền thông Tài nguyên-Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức Hội nghị “Truyền thông phổ biến chính sách giảm thiểu nhựa cho ngành hàng thực phẩm tươi sống, đông lạnh”.

Công tác hội
Quan hệ Việt Nam-Qatar đã bước vào một giai đoạn mới sâu sắc và toàn diện hơn

Quan hệ Việt Nam-Qatar đã bước vào một giai đoạn mới sâu sắc và toàn diện hơn

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Qatar Sheikh Mohamed bin Abdurahman Al Thani cùng thống nhất quan hệ Việt Nam-Qatar đã bước vào một giai đoạn mới sâu sắc và toàn diện hơn. Để đáp ứng nhu cầu và khai thác tiềm năng hợp tác giữa hai nước, hai Thủ tướng đã trao đổi và nhất trí sớm nâng quan hệ song phương lên tầm cao mới.

Tin tức
Gần 20 nhà thiết kế tham gia Tuần lễ thời trang Quốc tế Việt Nam 2024

Gần 20 nhà thiết kế tham gia Tuần lễ thời trang Quốc tế Việt Nam 2024

(CLO) Sau 17 mùa tổ chức thành công rực rỡ, chiều 31/10 tại Hà Nội, Ban tổ chức Aquafina Vietnam International Fashion Week tổ chức sự kiện họp báo, thông tin về chương trình Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam 2024, với sự tham dự của 16 nhà thiết kế cùng nhiều người mẫu nổi tiếng trong nước. 

Giải trí
Trao giải thưởng tác phẩm truyền thông số góp phần cải thiện tiếp cận an sinh xã hội

Trao giải thưởng tác phẩm truyền thông số góp phần cải thiện tiếp cận an sinh xã hội

(CLO) Chiều 31/10, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã diễn ra Lễ trao giải thưởng “Tác phẩm truyền thông số góp phần cải thiện tiếp cận an sinh xã hội trong nền kinh tế số”.

Nghề báo
Ngành du lịch đặt mục tiêu xây dựng 10 điểm du lịch cộng đồng tiêu biểu

Ngành du lịch đặt mục tiêu xây dựng 10 điểm du lịch cộng đồng tiêu biểu

(CLO) Đến năm 2025 ngành du lịch sẽ xây dựng, hỗ trợ đầu tư ít nhất 10 điểm đến du lịch cộng đồng tiêu biểu của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Du lịch
Báo Tiền Phong làm việc với Sở Thông tin & Truyền thông Lào Cai

Báo Tiền Phong làm việc với Sở Thông tin & Truyền thông Lào Cai

(CLO) Ngày 31/10, tại Thành phố Lào Cai, lãnh đạo báo Tiền Phong đã làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai, giới thiệu nhân sự và đề xuất đặt trụ sở Văn phòng đại diện báo Tiền Phong khu vực Tây Bắc (Văn phòng đại diện Tây Bắc Bộ).

Nghề báo
Bộ Thông tin & Truyền thông sẽ đẩy mạnh diễn tập thực chiến ở quy mô quốc gia về an toàn thông tin

Bộ Thông tin & Truyền thông sẽ đẩy mạnh diễn tập thực chiến ở quy mô quốc gia về an toàn thông tin

(CLO) Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) sẽ đẩy mạnh diễn tập thực chiến về an toàn thông tin ở quy mô quốc gia, đưa ra các thao trường mạng, để các doanh nghiệp đưa đội ngũ của mình tham gia.

Nghề báo
Thị trường lao động có sự thay đổi mới với AI đóng vai trò chính

Thị trường lao động có sự thay đổi mới với AI đóng vai trò chính

(CLO) Ngày 31/10, Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo ABAII, thành viên của Hiệp hội Blockchain Việt Nam, tổ chức Hội thảo “Blockchain và AI: Làm chủ công nghệ, làm chủ tương lai”.

Sức sống số
Lâm Đồng tạm ngưng hoạt động leo núi tại Lang Biang

Lâm Đồng tạm ngưng hoạt động leo núi tại Lang Biang

(CLO) Tuyến leo núi lên đỉnh Lang Biang tạm dừng hoạt động do thời tiết không thuận lợi, du khách tổ chức đi bộ lên núi tự phát, không đảm bảo an toàn.

Du lịch
Đầu tháng 11, miền Trung được dự báo có mưa lớn diện rộng

Đầu tháng 11, miền Trung được dự báo có mưa lớn diện rộng

(CLO) Dự báo, trong 10 ngày đầu tháng 11, sẽ có nhiều loại hình thái thời tiết nguy hiểm ảnh hưởng đến nước ta. Trên Biển Đông có thời tiết xấu; trên đất liền mưa lớn diện rộng, gây ra lũ lớn trên báo động 3 ở các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ; Bắc bộ cũng sẽ đón đợt rét đầu tiên của mùa Đông năm nay từ đêm 4/11.

Đời sống
Đoàn công tác Viện đào tạo nâng cao báo chí Thụy Điển (FOJO) thăm và làm việc tại Báo Nhân Dân

Đoàn công tác Viện đào tạo nâng cao báo chí Thụy Điển (FOJO) thăm và làm việc tại Báo Nhân Dân

(CLO) Chiều 31/10, tại trụ sở Báo Nhân Dân, Hà Nội, lãnh đạo Báo Nhân Dân và các thành viên Đoàn công tác Viện đào tạo nâng cao báo chí Thụy Điển (FOJO) đã có buổi trao đổi thân mật và cởi mở về chiến lược và quá trình đổi mới, sáng tạo của Báo Nhân Dân.

Nghề báo
QatarEnergy cần tăng cường đầu tư, đẩy mạnh hợp tác dầu khí, năng lượng với các đối tác Việt Nam

QatarEnergy cần tăng cường đầu tư, đẩy mạnh hợp tác dầu khí, năng lượng với các đối tác Việt Nam

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Công ty QatarEnergy tăng cường đầu tư, đẩy mạnh hợp tác dầu khí, năng lượng với các đối tác Việt Nam, đặc biệt với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để tăng cường khả năng tự chủ của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất điện khí; cũng như hợp tác triển khai các dự án thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí, điện gió ngoài khơi, năng lượng mặt trời, hydrogen…

Tin tức
Các hãng hàng không Việt Nam phải điều chỉnh lịch khai thác vì bão Kong-rey

Các hãng hàng không Việt Nam phải điều chỉnh lịch khai thác vì bão Kong-rey

(CLO) Nhiều chuyến bay đi/đến Đài Loan (Trung Quốc) của các hãng hàng không Việt Nam trong ngày 31/10 và 1/11 đã phải điều chỉnh lịch khai thác do ảnh hưởng của bão Kong-rey.

Giao thông
Không đến viện mà tìm thầy lang để “cào dại', bé trai 7 tuổi tử vong sau khi bị chó hoang cắn

Không đến viện mà tìm thầy lang để “cào dại", bé trai 7 tuổi tử vong sau khi bị chó hoang cắn

(CLO) Sau khi bị chó hoang vào trường cắn, gia đình không đưa cháu bé đi tiêm ngừa mà tìm đến thầy lang để “cào dại". Tuy nhiên, sau khoảng 1 tháng, bé trai phát bệnh và tử vong.

Sức khỏe
Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phần mềm trong biên tập ảnh báo chí

Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phần mềm trong biên tập ảnh báo chí

(CLO) Ngày 31/10, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí – Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức khóa Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phần mềm Adobe Photoshop trong biên tập và xử lý ảnh báo chí.

Công tác hội
Bình Luận

Tin khác

Cuộc đua AI: Trung Quốc trải rộng khắp đất nước, Mỹ tập trung ở 'đại bản doanh'

Cuộc đua AI: Trung Quốc trải rộng khắp đất nước, Mỹ tập trung ở 'đại bản doanh'

(CLO) Hành lang điện toán của Trung Quốc được thiết kế để gửi tín hiệu máy tính trên khắp đất nước, trong khi Mỹ đã đi theo hướng tập trung. Hai siêu cường chọn cách phát triển năng lực trí tuệ nhân tạo (AI) của mình theo hai con đường hoàn toàn đối lập.

Tiêu điểm Quốc tế
Vũ khí laser của Hàn Quốc có thể san phẳng các thành phố như trong phim Star Wars

Vũ khí laser của Hàn Quốc có thể san phẳng các thành phố như trong phim Star Wars

(CLO) Được lấy cảm hứng từ bộ phim khoa học viễn tưởng Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao) để thiết kế. Uy lực, chính xác và chi phí thấp. Chúng ta đang nói tới tia laser, vũ khí sắp được quân đội Hàn Quốc cho ra mắt.

Tiêu điểm Quốc tế
Biển hồ Caspi lớn nhất thế giới ngày càng co lại: Vì biến đổi khí hậu hay vì con người?

Biển hồ Caspi lớn nhất thế giới ngày càng co lại: Vì biến đổi khí hậu hay vì con người?

(CLO) Chỉ mới một thập kỷ trước, Azamat Sarsenbayev từng nhảy xuống Biển Caspi xanh ngắt. Nhưng giờ đây, người ta chỉ thấy một vùng đất đá trơ trụi trải dài đến tận chân trời.

Tiêu điểm Quốc tế
Động lực thúc đẩy thành viên NATO Thổ Nhĩ Kỳ xích lại gần BRICS

Động lực thúc đẩy thành viên NATO Thổ Nhĩ Kỳ xích lại gần BRICS

(CLO) Trong số 20 nguyên thủ quốc gia đến và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS ở Kazan, cộng đồng quốc tế đặc biệt chú ý đến sự xuất hiện của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, một thành viên NATO. Vậy yếu tố nào thúc đẩy Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng xích lại gần BRICS và nước này sẽ phải chịu những sức ép nào từ phương Tây?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Israel tấn công Iran và mối nguy là gì?

Tại sao Israel tấn công Iran và mối nguy là gì?

(CLO) Israel và Iran đã có cuộc chiến ngầm trong nhiều năm. Bây giờ, xung đột của họ đã bùng nổ công khai sau khi quân đội Israel đã thực hiện một loạt cuộc không kích nhằm vào Iran hôm thứ Bảy (26/10).

Tiêu điểm Quốc tế
'Dịch bệnh cô đơn', nỗi ám ảnh ở Hàn Quốc và Nhật Bản

'Dịch bệnh cô đơn', nỗi ám ảnh ở Hàn Quốc và Nhật Bản

(CLO) Hàng năm, hàng nghìn người Hàn Quốc, chủ yếu là đàn ông trung niên, chết một cách lặng lẽ và cô đơn. Đôi khi phải mất nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần để tìm thấy thi thể của họ.

Tiêu điểm Quốc tế
Sức mạnh của bản “Hiến pháp quốc tế về biển và đại dương”

Sức mạnh của bản “Hiến pháp quốc tế về biển và đại dương”

(NB&CL) Năm 2024 tròn 30 năm Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực. 3 thập kỷ qua, UNCLOS đã ngày càng chứng tỏ sức mạnh của bản “Hiến pháp quốc tế về biển và đại dương”, là văn kiện pháp lý toàn diện, điều chỉnh mọi hoạt động của các quốc gia, thiết lập trật tự pháp lý toàn diện, công bằng, hòa bình trong lĩnh vực biển và đại dương.

Tiêu điểm Quốc tế
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS: Thúc đẩy một trật tự thế giới đa phương mới

Hội nghị Thượng đỉnh BRICS: Thúc đẩy một trật tự thế giới đa phương mới

(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh BRICS bắt đầu từ ngày 22/10 tại Kazan có thể trở thành một cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành một trật tự thế giới đa phương mới. Hội nghị quy tụ đại diện của hơn 30 quốc gia, bao gồm các nền kinh tế mạnh: Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil hay Thổ Nhĩ Kỳ. Chủ đề trọng tâm của Hội nghị là liệu BRICS có mở rộng số lượng thành viên thời gian tới?

Tiêu điểm Quốc tế
Tiếp tục khẳng định mạnh mẽ tinh thần chủ động, tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trong giải quyết các vấn đề chung của nhân loại

Tiếp tục khẳng định mạnh mẽ tinh thần chủ động, tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trong giải quyết các vấn đề chung của nhân loại

(NB&CL) Từ ngày 23 - 24/10/2024, Hội nghị các nhà lãnh đạo BRICS mở rộng diễn ra tại thành phố Kazan, Liên bang Nga. Đây là hội nghị quan trọng trong khuôn khổ hợp tác giữa BRICS với các nước đang phát triển. Theo lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, nước Chủ tịch BRICS năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự hội nghị với tư cách khách mời.

Tiêu điểm Quốc tế
Những chủ đề sẽ được họp bàn tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS

Những chủ đề sẽ được họp bàn tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS

(CLO) Việc kết nạp các thành viên mới, hợp tác kinh tế, các hiệp định thương mại và những thách thức mà các nước thành viên BRICS phải đối mặt sẽ là những chủ đề chính.

Tiêu điểm Quốc tế