Chính phủ lâm thời - chuyện của 73 năm trước

Chủ nhật, 02/09/2018 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với thế giới và toàn thể quốc dân đồng bào về nền độc lập của dân tộc Việt Nam và sự thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (DCCH). Cũng trong ngày lịch sử ấy, Chính phủ Lâm thời Việt Nam DCCH đã long trọng ra mắt quốc dân đồng bào.

Mặc dù chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn nhưng Chính phủ Lâm thời (Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ ngày 28/8/1945 đến ngày 31/12/1945 và Chính phủ Liên hiệp Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ ngày 01/01/1946 đến ngày 02/3/1946) đã đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, bảo vệ và củng cố chính quyền nhà nước non trẻ. Rất nhiều “đầu việc” không hề đơn giản đã được 15 thành viên của Chính phủ khẩn trương giải quyết. 

Báo Công luận
Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt. 
6 nhiệm vụ cấp bách trong phiên họp đầu tiên
Là Chính phủ của một đất nước vừa mới giành được độc lập, khó khăn chồng chất khó khăn đang hiển hiện trước mắt: nền tài chính đất nước kiệt quệ, nạn đói vẫn còn đang là mối đe dọa, đại đa số nhân dân không biết chữ… Mọi sự quả không hề giản đơn với Chính phủ Lâm thời non trẻ. Nhưng khó đến mấy cũng không thể cản bước những con người vừa làm nên cuộc cách mạng mùa thu lịch sử. Ngày 3/9/1945, một ngày sau Lễ độc lập, 15 thành viên của Chính phủ lâm thời, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiến hành phiên họp đầu tiên. Phiên họp được tiến hành giản đơn, không có nghi thức.

Ngay trong phiên họp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bao gồm sáu vấn đề: Thứ nhất, giải quyết nạn đói. Người đề nghị Chính phủ "phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất. Trong khi chờ đợi ngô, khoai và những thứ lương thực phụ khác, phải ba bốn tháng mới có, tôi đề nghị mở một cuộc lạc quyên. Mười ngày một lần, tất cả đồng bào chúng ta nhịn ăn một bữa. Gạo tiết kiệm được sẽ góp lại phát cho người nghèo".

Báo Công luận
Lớp học bình dân học vụ. 
Thứ hai, giải quyết nạn dốt. Theo Người, một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy, cần đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ. Thứ ba, phải có một hiến pháp dân chủ. Người đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống. 
Thứ tư, phải giáo dục nhân dân từ bỏ những thói xấu do chế độ thực dân đã dùng mọi thủ đoạn để đầu độc và hủ hóa dân ta, Người đề nghị “mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: cần, kiệm, liêm, chính”. Thứ năm, Người đề nghị bỏ ngay ba thứ thuế: thuế thân, thuế chợ, thuế đò và “tuyệt đối cấm hút thuốc phiện”. Thứ sáu, đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: tín ngưỡng tự do và Lương - Giáo đoàn kết.


Những bản sắc lệnh lịch sử 
Cách đây gần 2 năm, ngày 22/12/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2496/QĐ-TTg về việc công nhận “Tập Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa từ 30/8/1945 - 28/2/1946”, hiện lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ là bảo vật quốc gia. Là Bảo vật quốc gia bởi 118 bản sắc lệnh đều là những bản sắc lệnh mang những giá trị, ý nghĩa đặc biệt, minh chứng cho sự quyết tâm, chỉ đạo với những quyết sách đúng đắn, sát sao của Đảng và Chính phủ 73 năm trước. Có 87 sắc lệnh do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, 25 sắc lệnh do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp ký, 6 sắc lệnh có bút tích sửa chữa và đánh máy của Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp, 43 sắc lệnh được đóng dấu đỏ.

Đơn cử như Sắc lệnh ấn định Quốc kỳ Việt Nam. Ngày 4/9/1945, thay mặt Chủ tịch Chính phủ lâm thời, Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp đã ký sắc lệnh số 5 ấn định quốc kỳ Việt Nam. Theo đó quốc kỳ có “nền màu đỏ tươi, ở giữa có sao năm cánh màu vàng tươi”.

Từ nhiệm vụ cấp bách quan trọng mà Chính phủ lâm thời đề ra là chống nạn mù chữ trong toàn quốc, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành 3 sắc lệnh quan trọng về bình dân học vụ. Điều đáng chú ý là cả 3 sắc lệnh này đều do đồng chí Võ Nguyên Giáp, khi đó là Bộ trưởng Bộ Nội vụ, thay mặt Chủ tịch Chính phủ lâm thời ký. Sắc lệnh số 17/SL thành lập Nha Bình dân học vụ trực thuộc Bộ Giáo dục với nhiệm vụ phụ trách việc chống nạn mù chữ; Sắc lệnh số 19/SL yêu cầu thiết lập cho nông dân và thợ thuyền những lớp học bình dân buổi tối. Sắc lệnh 19/SL còn quy định hạn trong 6 tháng, làng nào, đô thị nào cũng phải có lớp học ít nhất có 30 người theo học. Sắc lệnh số 20/SL cưỡng bức học chữ quốc ngữ, không mất tiền. Hạn 1 năm tất cả mọi người dân Việt Nam từ 8 tuổi trở lên phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ, nếu không sẽ bị phạt tiền. Sau khi các Sắc lệnh được ban hành, phong trào toàn dân tham gia Bình dân học vụ phát triển rộng khắp, lôi cuốn được mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, mọi giới tham gia, nạn mù chữ được thanh toán một bước quan trọng.

Báo Công luận
Đông đảo nhân dân nô nức tham gia cuộc tổng tuyển cử đầu tiên ngày 6/1/1946. 
Một trong những sắc lệnh mang tính lịch sử nữa là Sắc lệnh lập “Quỹ độc lập”. Theo Quyết nghị của Chính phủ, ngày 4/9/1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ký ban hành Sắc lệnh số 4 lập “Quỹ độc lập” với mục đích “để thu nhận các món tiền và đồ vật của nhân dân sẵn lòng quyên giúp Chính phủ để ủng hộ nền độc lập của Quốc gia”. Tiếp sau đó, cũng trong khuôn khổ Quỹ độc lập, Chính phủ đã đề ra biện pháp tổ chức “Tuần lễ Vàng” từ ngày 17 đến ngày 24/9/1945. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào toàn quốc nhân dịp “Tuần lễ Vàng”, nêu rõ mục đích của việc lập quỹ là “thu góp số vàng trong nhân dân và nhất là của các nhà giàu có để cúng vào việc cần cấp và quan trọng nhất của chúng ta lúc này là việc quốc phòng”. Hưởng ứng Sắc lệnh của Chính phủ và lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước đã dấy lên phong trào tự nguyện thi đua đóng góp tiền của, vàng, bạc... ủng hộ Chính phủ. Tính trong cả nước, “Tuần lễ Vàng” từ 17 đến 24/9/1945, Chính phủ đã huy động được tổng cộng 60 triệu đồng và 370 kg vàng. Nên nhớ, sau khi giành chính quyền, quốc khố chỉ có 1,2 triệu đồng.

Nói đến những sắc lệnh lịch sử không thể không kể đến những sắc lệnh để có cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên. Từ 1 trong 6 nhiệm vụ cấp bách cần phải thực hiện ngay là “tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu” để bầu ra Quốc hội, ngày 8/9/1945, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 14/SL về việc Tổng tuyển cử để bầu Quốc hội. Tiếp đó, ngày 17/10/1945, Chính phủ ký Sắc lệnh số 51/SL quy định thể lệ Tổng tuyển cử. Ngày 6/1/1946, với tinh thần yêu nước nồng nàn và khí thế hào hùng của Cách mạng Tháng Tám, nhân dân Việt Nam từ Bắc đến Nam, trên khắp mọi miền của Tổ quốc nô nức tham gia bầu cử, bất chấp sự phá hoại điên cuồng của các thế lực xâm lược và chống đối. Số cử tri tham gia bỏ phiếu trên cả nước là 89%, trong khi đó theo quy định của Điều 56 Sắc lệnh số 51 về thể lệ Tổng tuyển cử, chỉ cần 1/4 số cử tri có quyền bầu cử đi bầu thì cuộc bầu cử đã có giá trị. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đánh dấu bước trưởng thành của Nhà nước cách mạng Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ đất nước ta có một Quốc hội, một Chính phủ thống nhất, một bản Hiến pháp tiến bộ và một hệ thống chính quyền hoàn toàn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho nhân dân Việt Nam về đối nội, đối ngoại.
Chính phủ lâm thời gồm 13 bộ, Chủ tịch Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Chí Minh; Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp; Bộ trưởng Quốc phòng Chu Văn Tấn; Bộ trưởng Tuyên truyền Trần Huy Liệu; Bộ trưởng Thanh niên Dương Đức Hiền; Bộ trưởng Quốc dân Kinh tế Nguyễn Mạnh Hà; Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục Vũ Đình Hòe; Bộ trưởng Tư pháp Vũ Trọng Khánh; Bộ trưởng Y tế Phạm Ngọc Thạch; Bộ trưởng Giao thông Công chính Đào Trọng Kim; Bộ trưởng Lao động Lê Văn Hiến; Bộ trưởng Tài chính Phạm Văn Đồng; Bộ trưởng Cứu tế xã hội Nguyễn Văn Tố; Ủy viên Chính phủ Cù Huy Cận; Ủy viên Chính phủ Nguyễn Văn Xuân.

Hà Thành

Tin khác

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

(CLO) Sáng 26/4, nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.

Tin tức
Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị

Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chú trọng phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, quy mô lớn, có lộ trình phù hợp giảm số cửa hàng xăng dầu quy mô nhỏ lẻ, không hiệu quả.

Tin tức
Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới được ưu tiên phát triển không giới hạn

Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới được ưu tiên phát triển không giới hạn

(CLO) Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu được ưu tiên/cho phép phát triển không giới hạn trên cơ sở bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh năng lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành một ngành kinh tế mới của đất nước.

Tin tức
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn đôn đốc để hoàn thành việc rà soát, đo đạc, cắm mốc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích…

Tin tức
Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

(CLO) Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Festival Huế, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại.

Tin tức