Nghệ An: Khởi tố đối tượng gây tai nạn rồi bỏ chạy
(CLO) Ngày 05/4/2025, Cơ quan CSĐT Công an Nghệ An đã khởi tố vụ án hình sự: “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” làm 01 người tử vong.
Theo dõi báo trên:
Trước tình thế đó, sách lược “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” đã được Đảng và Bác Hồ vận dụng hết sức linh hoạt, mềm dẻo, tất cả vì mục tiêu tối thượng: giữ vững cho được thành quả cách mạng, giữ vững chính quyền nhân dân, bảo vệ nền độc lập dân tộc vừa mới giành được sau 80 năm bị Pháp đô hộ. Câu chuyện đoàn kết các đảng phái trong Chính phủ những ngày đầu độc lập là minh chứng.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời đã phải đương đầu với những khó khăn, thử thách rất nghiêm trọng.
Cuối tháng 8 năm 1945, lấy danh nghĩa quân Đồng minh, gần 20 vạn quân Tưởng, theo gót là lực lượng phản động Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mạng đồng minh Hội ồ ạt kéo vào miền Bắc nước ta. Chúng ráo riết thực hiện âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng, lập chính quyền phản động. Đằng sau quân Tưởng là Mỹ với dã tâm đặt Đông Dương dưới chế độ “ủy trị” của họ.
Ở miền Nam, cũng với danh nghĩa quân Đồng minh, quân Anh vào giải giáp quân Nhật, núp sau quân Anh là quân Pháp. Ngày 23/9/1945, quân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai. Khó khăn chồng chất khó khăn, vận mệnh đất nước thực sự “như ngàn cân treo sợi tóc”.
Chính phủ Liên hiệp Lâm thời ra mắt Quốc hội.
Trước tình hình hoạt động ráo riết của các loại kẻ thù, Đảng và Nhà nước thực hiện sách lược vừa nguyên tắc, vừa mềm dẻo, đối với các tổ chức, đảng phái phản động, Nhà nước ban hành một loạt sắc lệnh: giải tán Đại Việt Quốc gia xã hội Đảng và Đại Việt Quốc dân Đảng, giải tán “Việt Nam Hưng quốc thanh niên” và “Việt Nam Ái quốc thanh niên”, thiết lập các tòa án quân sự, giải thể các cơ quan thuộc Phủ Toàn quyền Đông Dương. Đối với Pháp và Tưởng, lúc tạm hòa với Tưởng để rảnh tay đối phó với Pháp, lúc tạm hòa với Pháp để đẩy nhanh Tưởng ra khỏi đất nước. Thực hiện sách lược trên đã đặt các đảng phái, tổ chức phản động ra ngoài vòng pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc trấn áp bọn phản cách mạng, tranh thủ thời gian củng cố lực lượng, bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. |
Để hóa giải được những khó khăn bộn bề ấy, người đứng đầu Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận diện rất rõ rằng, chỉ có thể bằng sức mạnh của tinh thần đoàn kết, hiệp lực. Tinh thần ấy đã ngay lập tức được Người cụ thể hóa trong cơ cấu của Chính phủ Lâm thời - Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Chính phủ lâm thời có cơ cấu gồm 15 thành viên, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Cụ thể, Chủ tịch Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Chí Minh; Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp; Bộ trưởng Quốc phòng Chu Văn Tấn; Bộ trưởng Tuyên truyền Trần Huy Liệu; Bộ trưởng Thanh niên Dương Đức Hiền; Bộ trưởng Quốc dân Kinh tế Nguyễn Mạnh Hà; Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục Vũ Đình Hòe; Bộ trưởng Tư pháp Vũ Trọng Khánh; Bộ trưởng Y tế Phạm Ngọc Thạch; Bộ trưởng Giao thông Công chính Đào Trọng Kim; Bộ trưởng Lao động Lê Văn Hiến; Bộ trưởng Tài chính Phạm Văn Đồng; Bộ trưởng Cứu tế Xã hội Ngô Văn Tố; Ủy viên Chính phủ Cù Huy Cận; Ủy viên Chính phủ Nguyễn Văn Xuân.
So với Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam, thành phần của Chính phủ lâm thời gồm nhiều đại diện của các đảng phái, đoàn thể, mang tính dân chủ hơn, mở rộng thành phần tham gia, đoàn kết được mọi tầng lớp nhân dân, trong đó có cả các đại diện của Đảng dân chủ, của Mặt trận Việt Minh, những nhân sĩ yêu nước.
“Nó thật là một Chính phủ quốc gia thống nhất, giữ trọng trách là chỉ đạo cho toàn thể, đợi ngày triệu tập được Quốc hội để cử ra một Chính phủ cộng hòa chính thức” - Chủ tịch Hồ Chí Minh nhìn nhận về Chính phủ mới.
Đặc biệt, một trong 6 công việc cấp bách quan trọng mà Chính phủ lâm thời đề ra là tự do tín ngưỡng và đoàn kết lương giáo. Và với tinh thần đoàn kết lương giáo, hòa hợp dân tộc, Người đã tập hợp được đông đảo chức sắc, tín đồ các tôn giáo hết lòng phấn đấu vì sự nghiệp cứu nước, kiến quốc, từ đó xóa dần những định kiến, mặc cảm do lịch sử để lại và âm mưu chia rẽ tôn giáo của các thế lực thù địch.
Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa diễn ra ngày 2/3/1946 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Ảnh: tư liệu.
Khi Chính phủ lâm thời được thành lập ngày 28/8/1945, trong số 15 thành viên, có tới 9 bộ trưởng là nhân sĩ, trí thức ngoài đảng như: Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Mạnh Hà, Phạm Ngọc Thạch, Cù Huy Cận, Nguyễn Văn Xuân, Vũ Đình Hòe... Đến Chính phủ liên hiệp mở rộng năm 1946 và Chính phủ chính thức sau bầu cử Quốc hội, thành phần trí thức đều rất đông đảo, với sự tham gia thêm của một số trí thức ngoài Ðảng khác như Bộ trưởng Kinh tế Phan Anh, Bộ trưởng Ngoại giao Hoàng Minh Giám. |
Bước sang năm 1946, vẫn với chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc, Đảng chủ trương thành lập Chính phủ Liên hiệp lâm thời mở rộng các thành phần tham gia, trong đó đáng chú ý có sự tham gia của một số nhân vật trong Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mạng đồng minh Hội, để cô lập hạn chế những hoạt động của bọn phản cách mạng, tập trung mũi nhọn chống thực dân Pháp xâm lược.
Ngày 1/1/1946, Chính phủ Liên hiệp lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu làm lễ ra mắt tại Nhà hát thành phố Hà Nội, tiếp tục mở rộng thành phần là những người có tên tuổi, có uy tín, là nhân sĩ, trí thức tiêu biểu như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Trần Huy Liệu, Chu Văn Tấn, Nguyễn Văn Tố, Lê Văn Hiến, Phạm Văn Đồng, Vũ Đình Hoè, Cù Huy Cận… và một số thành viên khác của Việt Quốc, Việt Cách.
“Vì muốn tranh thủ hoàn toàn nền độc lập, muốn có sự hợp tác chặt chẽ giữa các đảng phái để làm cho Chính phủ mạnh mẽ thêm, nên nay thay đổi thành Chính phủ liên hiệp lâm thời. Trong giai đoạn này các đảng phái đoàn kết thì Chính phủ mới vượt qua được các cơn sóng gió. Hết thảy quốc dân Việt Nam ai cũng mong chờ Chính phủ Liên hiệp lâm thời giữ chức đến Quốc hội thì sẽ đổi thành Chính phủ Liên hiệp chính thức” - tuyên ngôn của Chính phủ Liên hiệp lâm thời nêu rõ.
Và thực tế, tồn tại từ ngày 1/1 đến ngày 2/3/1946, dưới sự lãnh đạo khéo léo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ Liên hiệp lâm thời đã dàn xếp ổn thoả với quân đội Tưởng Giới Thạch; lãnh đạo và chi viện tích cực cho cuộc kháng chiến ở miền Nam; tổ chức thắng lợi cuộc Tổng tuyển cử; phát hành giấy bạc Việt Nam, động viên toàn dân tham gia sản xuất, đẩy lùi nạn đói.
Cũng vẫn với tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, sau cuộc Tổng Tuyển cử, Chính phủ Liên hiệp kháng chiến được thành lập với nhiệm vụ “thực hiện triệt để sự thống nhất các lực lượng của quốc dân về phương diện quân sự, tuyên truyền cũng như về phương diện hành chính tư pháp, tổng động viên nhân lực và tài sản của quốc gia theo sự nhu cầu của tình thế, để đưa kháng chiến đến thắng lợi và nước nhà đến độc lập hoàn toàn”.
Chính phủ Liên hiệp kháng chiến bao gồm các đại biểu đảng phái và không đảng phái trước đây đã thương lượng và thỏa thuận với nhau nên công việc tổ chức Chính phủ mới được nhanh chóng. Đây là tổ chức gồm các đảng phái lực lượng trong nước để tiến hành cuộc chiến đấu với thực dân Pháp. Đáng chú ý trong thành phần chính phủ Liên hiệp kháng chiến là cố vấn tối cao Vĩnh Thụy - ông trở thành cố vấn đoàn của Chính phủ mới.
Có thể nói việc thành lập Chính phủ Liên hiệp kháng chiến là sách lược khôn khéo của Đảng trong lúc thực dân Pháp xâm lược.
Ngay từ những thời khắc đầu tiên của nền độc lập, Người đứng đầu nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã ý thức rất rõ tầm quan trọng của việc trọng dụng nhân tài trong công cuộc kiến thiết đất nước. Ngày 14/11/1945, trong bài viết “Nhân tài và kiến quốc”, Người đứng đầu đất nước đã chỉ rõ: “Nay muốn giữ vững nền độc lập chúng ta phải đem hết lòng hăng hái vào kiến quốc. Kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc. Kiến quốc cần có nhân tài”.
Quan điểm “đoàn kết tập hợp nhân tài”, “kiến quốc cần có nhân tài” đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện nhất quán trong cả 5 lần cải tổ Chính phủ hai năm sau ngày đất nước độc lập, từ Chính phủ lâm thời tháng 8/1945 đến Chính phủ kháng chiến tháng 11/1946 (kỳ họp thứ II của Quốc hội bàn việc lập Chính phủ kháng chiến; ủy nhiệm cho Hồ Chí Minh thành lập Chính phủ theo nguyên tắc đoàn kết tập hợp nhân tài không phân biệt đảng phái và là một Chính phủ kháng chiến, Chính phủ liêm khiết).
Ngày 03/11/1946, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh đứng đầu đã trình diện trước Quốc hội và được Quốc hội nhất trí biểu quyết thông qua. Thành phần tham gia trong Chính phủ và cơ cấu của Chính phủ có đủ các đại biểu của ba miền đất nước gồm những chiến sĩ cộng sản, những nhà yêu nước có tài có đức.
Người giữ chức Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Ngoại giao. Cụ Huỳnh Thúc Kháng (không đảng phái) vẫn giữ Bộ trưởng Nội vụ; Bộ trưởng Quốc phòng Võ Nguyên Giáp (thuộc Việt Minh); Phạm Văn Đồng (Việt Minh) chỉ giữ chức Thứ trưởng, còn Bộ trưởng kinh tế dành cho một vị ở Nam Bộ; Bộ trưởng Tư pháp Vũ Đình Hoè (thuộc đảng Dân chủ), Bộ trưởng cứu tế Chu Bá Phượng (thuộc Việt quốc)...
Nhân dân Hà Nội đón Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị ứng cử đại biểu Quốc hội khóa I tại Hà Nội. Ảnh: tư liệu.
Tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa I đã biểu quyết thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dựa trên những nguyên tắc: “Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo. Bảo đảm các quyền tự do dân chủ. Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân”. Tháng 5/1946, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt) được thành lập, thu hút các đảng phái và cá nhân yêu nước. |
“Tôi có thể tuyên bố trước Quốc hội chú trọng thực tế và sẽ nỗ lực làm việc, để tranh thủ quyền độc lập và thống nhất lãnh thổ cùng xây dựng một nước Việt Nam mới… Chính phủ này là chính phủ toàn quốc có đủ nhân tài Trung - Nam - Bắc tham gia” - Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh khi báo cáo về thành phần Chính phủ trước Quốc hội.
Và thực tế những năm tháng sau này đã cho thấy, đó đã là một Chính phủ đoàn kết toàn dân, một Chính phủ sau này đã đảm nhiệm thành công trọng trách “lãnh đạo quốc dân trong cuộc kháng chiến toàn quốc kéo dài suốt 8 năm” đi đến thắng lợi cuối cùng.
Và trên tất cả, với 5 cần cải tổ Chính phủ chỉ trong vòng 2 năm, trong điều kiện vô cùng khó khăn cũng như trong thời gian rất ngắn, Đảng, Nhà nước, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ trương sáng suốt, vừa vững vàng về nguyên tắc, vừa mềm dẻo về sách lược, đã tăng cường được thực lực cách mạng, xây dựng, củng cố và giữ vững chính quyền cách mạng, bảo vệ thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám, đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua thác ghềnh hiểm trở trong những năm 1945-1946, chuẩn bị điều kiện và lực lượng bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Bốn phát kiến giá trị thực tiễn của Bác Hồ Một là, lập cho được một Chính phủ có nhiều thành phần, luôn mở rộng thành phần trong một quốc gia thống nhất (dù lâm thời hay chính thức, liên hiệp hay quốc gia kháng chiến) đều gồm nhiều đại diện của các đảng phái, đoàn thể, ngày càng mang tính dân chủ hơn, mở rộng thành phần tham gia, đoàn kết được mọi tầng lớp nhân dân. Hai là, xác định cho được mục tiêu mục đích và biện pháp thực hiện mục tiêu, mục đích nhất quán ấy (nêu ra ngay từ đầu đến cuối - kể cả lúc thế nước ngàn cân treo sợi tóc và trong kháng chiến trường kỳ): vì độc lập và giữ vững độc lập, muốn vậy chỉ một cách để thực hiện là đoàn kết, hợp tác để có sức mạnh đoàn kết. Ba là, phải dựa trên cơ sở pháp lý nền dân chủ để có một Chính phủ hợp hiến hợp pháp - Hội đồng Chính phủ lâm thời (3/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu”. Cuộc Tổng tuyển cử 6/1/1946 đưa đến sự ra đời của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã củng cố tính pháp lý của Nhà nước Việt Nam mới; qua đó các kỳ họp Quốc hội là cơ sở trực tiếp cho Chính phủ thành lập, củng cố, kiện toàn, đặc biệt là xây dựng và ban hành Hiến pháp dân chủ. Bốn là, phải xây dựng một Chính phủ theo nguyên tắc Chính phủ đoàn kết tập hợp nhân tài, Chính phủ liêm khiết, Chính phủ “biết làm việc, có gan góc, quyết tâm đi vào mục đích, trong thì kiến thiết, ngoài thì tranh thủ độc lập và thống nhất của nước nhà” (kỳ họp thứ 2 tháng 10 và 11/1946). Muốn có Chính phủ như vậy thì phải có người đứng đầu nêu gương liêm khiết, mẫu mực đoàn kết thống nhất, cán bộ Chính phủ phải được rèn luyện thành cán bộ công bộc, làm đày tớ cho dân. (Theo PGS.TS Hà Minh Hồng - Chủ Biên Ấn phẩm Bác Hồ với Chính phủ Việt Nam) |
Trang Thư
(CLO) Ngày 05/4/2025, Cơ quan CSĐT Công an Nghệ An đã khởi tố vụ án hình sự: “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” làm 01 người tử vong.
(CLO) Ngày 5/4, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã trực tiếp thử nghiệm một khẩu súng bắn tỉa mới được phát triển, trong chuyến thị sát một đơn vị đặc nhiệm.
(CLO) Ngày 5/4/2025, tại Trung tâm Thông tin văn hóa Hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng họa sỹ Bùi Văn Toản tổ chức triển lãm nghệ thuật tranh kính vỡ với chủ đề "Sáng trong ngọc kính". Triển lãm trưng bày 08 tác phẩm tranh nghệ thuật, giới thiệu chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các vị Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến nay.
(CLO) Liên minh châu Âu chuẩn bị áp mức phạt hơn 1 tỷ USD đối với nền tảng X của tỷ phú Elon Musk, do vi phạm nghiêm trọng các quy định về nội dung và thông tin sai lệch.
(CLO) Hôm 4/4, ba nhà máy hóa chất tại Nga đồng loạt gặp sự cố khẩn cấp, khiến ít nhất ba người bị thương và hai cơ sở phải ngừng hoạt động do mất điện.
(CLO) Hôm 4/4, SpaceX của Elon Musk, United Launch Alliance (ULA) và Blue Origin của Jeff Bezos đã giành được các hợp đồng phóng tên lửa từ Lực lượng Không gian Hoa Kỳ với tổng trị giá 13,5 tỷ USD.
(CLO) Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã đấu tranh làm rõ dấu hiệu vi phạm quy định về khai thác tài nguyên (cát) của Công ty Cổ phần khoáng sản Thiên An Phát và các đơn vị có liên quan, khởi tố 4 đối tượng.
(CLO) Giữa phố thị tấp nập, làng Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn giữ cho mình nét trầm mặc với nghề đậu bạc truyền thống – một trong bốn nghề tinh hoa từng làm nên tên tuổi đất Thăng Long xưa. Những người thợ nơi đây, qua bao thế hệ, vẫn miệt mài bên bàn nguội, hun đúc niềm đam mê và chung tay giữ lấy một phần hồn cốt của làng nghề Việt.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội thảo quốc tế về “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư” đã khai mạc.
(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,
(CLO) Bằng những kinh nghiệm nhiều năm "tác chiến", những cơ duyên được học hỏi từ các chuyên gia trên thế giới cùng thực tiễn đào tạo các phóng viên ảnh, nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn - Phó Ban Thư ký toà soạn, Trưởng khối nội dung Media - Báo Dân trí- đã đưa ra nhiều quan điểm, nhiều câu chuyện thực tế hữu ích xung quanh chủ đề này trong bài viết gửi báo Nhà báo và Công luận.
(CLO) Nga đặt mục tiêu giữ vững vị trí thứ hai thế giới về khai thác vàng, với sản lượng từng đạt 332 tấn năm 2021.
(CLO) Năm 2025, Bộ Xây dựng đã bố trí 69,187 tỉ đồng trong kế hoạch bảo trì hệ thống Quốc lộ năm 2025 cho tuyến Quốc lộ 3C để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến.
(CLO) Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế nhập khẩu trên diện rộng, thị trường chứng khoán toàn cầu đã lao dốc trong hai ngày liên tiếp.
(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao Châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.
(CLO) Với quỹ đất phụ cận 18.450 ha dọc tuyến Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Hà Nội tìm hướng khai thác hiệu quả 8.725,5 ha tiềm năng. Các chuyên gia nhấn mạnh, việc này cần đảm bảo lợi ích kinh tế tối ưu, tuân thủ pháp lý, không tổn hại môi trường và đời sống dân cư, đồng thời đòi hỏi quản lý nguồn thu minh bạch, giám sát chặt chẽ để tránh thất thoát.
(CLO) Khoảng 13h30 ngày 5/4 theo giờ địa phương (tức 15h30 giờ Việt Nam), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến thủ đô Tashkent, Cộng hòa Uzbekistan, bắt đầu tham dự tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), thăm chính thức Uzbekistan từ ngày 5-8/4.
Với các hoạt động thực chất, chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Cộng hòa Armenia đã thành công tốt đẹp, góp phần mở ra trang mới cho hợp tác nghị viện hai nước.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ nghiêm khắc phê bình 19 Bộ, cơ quan trung ương và 28 địa phương đến ngày 15/3/2025 chưa phân bổ chi tiết hết kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2025 đã được giao; đồng thời, phê bình 30 Bộ, cơ quan trung ương, 27 địa phương đến hết ngày 31/3/2025 có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công dưới mức trung bình cả nước.
(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,
(CLO) Với quỹ đất phụ cận 18.450 ha dọc tuyến Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Hà Nội tìm hướng khai thác hiệu quả 8.725,5 ha tiềm năng. Các chuyên gia nhấn mạnh, việc này cần đảm bảo lợi ích kinh tế tối ưu, tuân thủ pháp lý, không tổn hại môi trường và đời sống dân cư, đồng thời đòi hỏi quản lý nguồn thu minh bạch, giám sát chặt chẽ để tránh thất thoát.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không để việc sắp xếp tổ chức, bộ máy tại địa phương ảnh hưởng đến công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý các Bộ, cơ quan Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần quan tâm đến những vấn đề có thể phát sinh khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp theo chủ trương mới để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia bảo đảm liên tục, không xảy ra khoảng trống, vướng mắc.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành các cụm công nghiệp, các làng nghề, cơ sở gây ô nhiễm cao tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác trên cả nước; hoàn thành trong tháng 7/2025.
(CLO) Sáng 4/4 (giờ Washington D.C), Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã thông báo trên mạng xã hội Truth Social về cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm, khẳng định cuộc điện đàm “hiệu quả” đồng thời cảm ơn thiện chí của nhà lãnh đạo Việt Nam.
Tối 4/4/2025, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.