(CLO) Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ trưởng Bộ TT&TT, trong chỉ thị Thủ tướng Chính phủ ban hành về truyền thông chính sách có yêu cầu các bộ, ngành, chính quyền địa phương có ngân sách hàng năm để chi cho truyền thông chính sách và dùng đến ngân sách để đặt hàng báo chí. Thực tế cho thấy, từ năm ngoái, các cơ quan, chính quyền các cấp bắt đầu tăng ngân sách cho báo chí.
Cơ quan báo chí ra đời nhiều nhưng nguồn thu giảm
Sáng 12/11, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn về lĩnh vực thông tin và truyền thông (trong Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV), tham gia chất vấn, đại biểu Tạ Thị Yên - Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng: Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa báo chí truyền thống và internet, mạng xã hội, ngoài việc tăng cường chất lượng, đẩy mạnh số hóa báo chí thì bài toán kinh tế báo chí, mô hình kinh doanh báo chí sẽ phải giải quyết như thế nào để báo chí truyền thống có thể cạnh tranh và tồn tại, làm tốt vai trò người lính xung kích trên mặt trận văn hóa, tư tưởng, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước?
Trả lời chất vấn của đại biểu Tạ Thị Yên, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nêu lại quan điểm "báo chí cách mạng thì cách mạng phải nuôi".
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, khi kinh tế thị trường phát triển, các doanh nghiệp bắt buộc phải quảng cáo để bán hàng, vì thế chi khá nhiều tiền cho quảng cáo, khi đó quảng cáo chủ yếu trên báo chí.
Trong khi đó, các cơ quan báo chí cũng mong muốn được tự chủ tài chính, nhưng sau đó mạng xã hội xuất hiện, 80% quảng cáo trực tuyến, như vậy nguồn thu của báo chí, nhất là các cơ quan báo chí tự chủ tài chính đã giảm đáng kể nguồn thu. "Số lượng cơ quan báo chí ra đời nhiều, đến nay có 880 cơ quan báo chí nhưng nguồn thu giảm", ông Hùng cho biết.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, trong chỉ thị Thủ tướng Chính phủ ban hành về truyền thông chính sách có yêu cầu các bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp phải coi truyền thông là việc của mình. Ngoài chủ động đưa thông tin, có kế hoạch đưa thông tin, có bộ máy đưa thông tin, có ngân sách hàng năm để chi cho truyền thông chính sách và dùng đến ngân sách để đặt hàng báo chí. "Đây là một thay đổi, thực tế cho thấy, từ năm ngoái, các cơ quan, chính quyền các cấp bắt đầu tăng ngân sách cho báo chí", ông Hùng cho biết.
Đáng chú ý, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trong kế hoạch sửa Luật Báo chí sắp tới, cũng có một mục đề cập đến kinh tế báo chí, trong đó cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, kinh doanh xung quanh lĩnh vực truyền thông, nhưng kinh doanh để làm báo.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng lưu ý, nếu báo chí chạy theo mạng xã hội, sẽ đứng ở phía sau, do vậy phải có sự khác biệt với mạng xã hội là dùng công nghệ số để lấy lại trận địa, tăng số lượng độc giả, từ đó quảng cáo cũng sẽ tăng lên.
Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ TT&TT cho biết, trong quy hoạch báo chí, có một nội dung rất quan trọng là nhà nước tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho 6 cơ quan báo chí chủ lực để trở thành sức mạnh truyền thông; đồng thời trong quá trình sửa luật theo hướng, Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí cho các cơ quan báo chí chủ lực.
Cách thức nào để hỗ trợ cơ quan báo chí cho hiệu quả?
Phát biểu tranh luận, đề cập về nguồn thu của các cơ quan báo chí, đại biểu Đỗ Chí Nghĩa - Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên cho biết, nguồn thu thông qua quảng cáo giảm tới 80% vì sự xuất hiện của các nền tảng mạng xã hội nên các cơ quan báo chí hoạt động gặp nhiều khó khăn.
Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa băn khoăn cách hỗ trợ báo chí như thế nào cho hiệu quả và nêu vấn đề: "Tại sao báo chí cách mạng thì cách mạng phải nuôi" bởi báo chí là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng và trong lịch sử của báo chí Việt Nam, khi báo chí bám sát công chúng, đời sống dưới sự lãnh đạo của Đảng thì làm tốt công tác tư tưởng thì báo chí đứng vững trên đôi chân của mình như bám rễ vào đất, bám rễ vào sự thật và báo chí có nguồn chi trả từ công chúng. Sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước luôn luôn là nguồn hỗ trợ hết sức quan trọng nhưng bằng nhiều cách, nhiều phương thức khác nhau, đó là sự hỗ trợ, chỉ đạo về mặt thông tin, định hướng.
Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa nhấn mạnh việc Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói đến công tác truyền thông chính sách như một lối mở để báo chí tăng nguồn thu. Tuy nhiên, theo đại biểu Nghĩa, báo chí phải làm hiệu quả công tác này chứ không phải nguồn để hỗ trợ cho báo chí có thể sống được, tồn tại được.
"Chúng tôi đã đọc kĩ Chỉ thị số 07 của Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi rất hoan nghênh tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng về truyền thông chính sách, trong đó, giao cho các cơ quan Nhà nước chủ động truyền thông chính sách và đã giao nhiệm vụ cho các cơ quan này có ngân sách, có nhân lực để thực hiện truyền thông chính sách và báo chí là cơ quan để phối hợp. Như vậy, vấn đề chính là hiệu quả của truyền thông chính sách. Nếu cứ cấp ngân sách, kinh phí cho một số tờ báo và coi đó là 'báo chí cách mạng thì cách mạng phải nuôi' thì rõ ràng chưa quan tâm đến hiệu quả, góc độ nào đó là chưa nhìn kĩ nội lực của báo chí, sự gắn bó mật thiết của báo chí với nhân dân, để nói lên được sự thật. Và nói lên được sự thật sẽ cạnh tranh được với mạng xã hội, chỉ rõ định hướng để công chúng tin tưởng vào các cơ quan báo chí" đại biểu Nghĩa phát biểu.
Đại biểu đoàn Phú Yên cũng bày tỏ băn khoăn khi ngân sách có thể bố trí được bao nhiêu để có thể nuôi được các cơ quan báo chí, chắc chắn đó là khó khăn.
Trao đổi thêm về vấn đề liên quan đến báo chí cách mạng, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, trước đây, báo chí cách mạng hoàn toàn do cách mạng nuôi, khi xuất hiện kinh tế thị trường, các cơ quan báo chí bên cạnh ngân sách nhà nước còn có nguồn thu từ quảng cáo. Khi mạng xã hội xuất hiện, nguồn thu từ quảng cáo bị thu hẹp lại. Hiện nay, thực tế khoảng 30% chi tiêu của các cơ quan báo chí là từ ngân sách.
Bộ trưởng Bộ TT&TT cho rằng cần cân nhắc, nếu báo chí 100% dựa vào thị trường, thì có trở thành báo chí thị trường hay không? Nhà nước làm truyền thông thì có chi trả, đặt hàng cơ quan báo chí không? Bộ trưởng cho rằng không nên có quan niệm cực đoan, cần dựa trên cả nguồn ngân sách, đặt hàng của nhà nước, đồng thời cũng cần bám sát thị trường, độc giả, để giữ vị thế của báo chí cách mạng.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã có báo cáo 23 trang nêu chi tiết các nội dung liên quan đến vấn đề chất vấn. Nội dung tập trung vào 3 vấn đề sau:
1. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của ngành báo chí trong giai đoạn bùng nổ về truyền thông trên mạng xã hội hiện nay, đặc biệt là vai trò của báo chí cách mạng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
2. Việc quản lý hoạt động quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng.
3. Việc đầu tư, phát triển và nâng cao chất lượng hạ tầng viễn thông, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
(CLO) Thành phố Hà Nội sẽ thực hiện các giải pháp đảm bảo hiệu quả lộ trình chuyển đổi, phát triển và đạt được tỷ lệ phương tiện sử dụng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh đạt 100% vào năm 2035.
(CLO) Món phở bò của Việt Nam tiếp tục ghi danh trong danh sách 20 món súp ngon nhất thế giới do CNN bình chọn, khẳng định vị thế không thể thiếu của phở trong nền ẩm thực toàn cầu.
(CLO) Ít nhất 50 chiến binh Boko Haram đã thiệt mạng vào thứ Ba và 7 thành viên của cảnh sát Nigeria đã mất tích sau một cuộc phục kích của phiến quân vào đoàn xe giám sát các cơ sở lưới điện của đất nước.
(CLO) UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển kinh tế ban đêm với mục tiêu đến năm 2030, đón 6 triệu lượt khách, trong đó 70% sử dụng dịch vụ kinh tế ban đêm. Doanh thu từ du lịch dự kiến đạt 5.900 tỷ đồng, đóng góp 15% GRDP toàn tỉnh, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
(CLO) Theo tính toán của TASS dựa trên dữ liệu do Bộ Tài chính Nhật Bản công bố, kim ngạch thương mại giữa Nhật Bản và Nga đã tăng 6,75% vào tháng 10/2024 so với cùng kỳ năm trước lên 107,754 tỷ yên (696,5 triệu đô la theo tỷ giá hối đoái hiện tại).
(CLO) Hãng phim Universal Pictures vừa hé lộ đoạn trailer (đoạn quảng cáo ngắn) đầu tiên của How to Train Your Dragon (tựa Việt: Bí kíp luyện rồng) phiên bản người đóng, khơi dậy sự phấn khích từ hàng triệu người hâm mộ trên toàn thế giới.
(CLO) Hoa Kỳ đã thúc đẩy doanh số bán khí đốt tự nhiên hóa lỏng sang Trung Quốc trong năm nay, mặc dù sự gia tăng này có thể không kéo dài nếu chính quyền ông Donald Trump sắp tới xung đột với Bắc Kinh về thương mại.
(CLO) Ngày 20/11 tại trụ sở Thông tấn xã Pathet Lào ở thủ đô Vientiane, đoàn đại biểu TTXVN do Tổng Giám đốc Vũ Việt Trang làm trưởng đoàn và đoàn đại biểu KPL do Tổng Giám đốc Vannasin Simmavong làm trưởng đoàn đã tiến hành hội đàm.
(CLO) UBND TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk vừa quyết định ban hành Thể lệ giải báo chí viết về TP Buôn Ma Thuột. Đây là lần đầu tiên UBND TP Buôn Ma Thuột phối hợp Hội Nhà báo tỉnh Đắk Lắk tổ chức Giải.
(CLO) Đó là yêu cầu của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải tại Hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện Chỉ thị 16/2004 của Ban Thường vụ Thành ủy về đẩy mạnh công tác phát triển Đảng và đào tạo, bồi dưỡng chính trị cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên trong hệ thống báo chí, xuất bản TP tổ chức vào ngày 20/11.
(CLO) Sau khi báo Nhà báo và Công luận phản ánh tình trạng xe chở khoáng sản thường xuyên qua cầu yếu. Ngày 20/11, trở lại khu vực cầu Sông Yun phóng viên phát hiện biển báo giới hạn tải trọng 20 tấn ở đầu cầu đã “biến mất”.
(CLO) Ngày 20/11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết Chuyên án A724p chống tội phạm ma túy. Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban chỉ đạo 1389 Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo hội nghị.
(CLO) Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức chương trình Lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”, giảm giá sâu, nhằm gia tăng sức cạnh tranh và tăng cường thu hút du khách đến với miền di sản vào dịp cuối năm 2024.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng giữa Việt Nam - Dominica có 6 điểm đồng là nền tảng để thúc đẩy quan hệ hai nước lên tầm cao mới trong thời gian tới.
(CLO) Ngày 20/11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết Chuyên án A724p chống tội phạm ma túy. Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban chỉ đạo 1389 Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo hội nghị.
(CLO) Tại cuộc họp thúc đẩy các dự án đường cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GTVT phối hợp với các địa phương, ban quản lý dự án, nhà thầu rà soát, tổng hợp lại trữ lượng, chất lượng, công suất các mỏ cát theo tiến độ của từng dự án; tính toán thêm phương án sử dụng cát biển để bù trừ giải quyết rủi ro trong tính toán nguồn cát san lấp.
(CLO) Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị Tập đoàn Cảng thông tin Trung Quốc-ASEAN đẩy mạnh hợp tác về kinh tế số với các tập đoàn lớn về công nghệ thông tin của Việt Nam; tăng cường hợp tác chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đào tạo nhân lực công nghệ thông tin.
(CLO) “Đây là đường sắt tốc độ cao nên yêu cầu yếu tố kỹ thuật và an toàn phải được đặt lên hàng đầu. Về yếu tố địa lý, Việt Nam bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu rất lớn, mỗi năm sẽ có nhiều cơn bão nên khi thi công, các đơn vị cần phải chú ý đến yếu tố này cũng như cần phải tính đủ số trạm dừng”, Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân nêu quan điểm.
(CLO) Chiều 20/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã có buổi tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(CLO) Theo UBND TP Hà Nội, trường hợp tổ chức, cá nhân thuê nhà không hoàn thành việc nộp khoản tiền nợ đọng theo thời hạn quy định, tổ chức quản lý, kinh doanh nhà làm thủ tục chấm dứt việc cho thuê và thu hồi lại nhà, đất đã cho thuê theo quy định.
(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị tạo cơ chế thông thoáng để làm dự án công cộng cho người dân, vừa giải phóng mặt bằng vừa hoàn thành các thủ tục thi công, để làm sao đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, dự án Công viên hồ Phùng Khoang phải đưa vào sử dụng.
(CLO) Ngày 20/11, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì Hội nghị công bố Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí.