Chính sách an sinh xã hội cần điều chỉnh để không bỏ sót người yếu thế trong xã hội

Thứ năm, 18/11/2021 09:49 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Theo ý kiến của các chuyên gia, các chính sách an sinh xã hội hiện nay đã giúp người lao động tạm thời vượt qua giai đoạn khó khăn nhất do đại dịch COVID-19. Song một số chuyên gia cho rằng, các gói hỗ trợ này cần phải điều chỉnh một số điều kiện, để không bỏ sót người yếu thế trong xã hội.

28,2 triệu người chịu tác động tiêu cực bởi đại dịch COVID-19

Hai năm đối mặt với đại dịch COVID-19, hàng nghìn doanh nghiệp, thuộc nhiều ngành nghề đã biến mất hoàn toàn trên thương trường. Điều này đồng nghĩa với việc hàng triệu người lao động mất việc làm, rơi vào cảnh thất nghiệp, không có thu nhập. Đặc biệt, trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4 vừa qua, số người thất nghiệp đã ở mức đáng lo ngại.

Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cả nước có khoảng 28,2 triệu người chịu tác động tiêu cực bởi đại dịch COVID-19. Trong đó, 4,7 triệu người bị mất việc làm, chiếm 16,5%.

Bên cạnh đó, 14,7 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản xuất - kinh doanh, chiếm 51,1%; 12 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, chiếm 42,7% và 18,9 triệu lao động bị giảm thu nhập, chiếm 67,2%.

chinh sach an sinh xa hoi can dieu chinh de khong bo sot nguoi yeu the trong xa hoi hinh 1

Nhiều chuyên gia cho rằng, đã đến lúc cần điều chỉnh chính sách an sinh xã hội.

Trước những tác động của đại dịch COVID-19 đối với vấn đề an sinh xã hội, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp nhằm an sinh xã hội, như Nghị quyết 68, về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Theo Nghị quyết 68, người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương sẽ được nhận hỗ trợ từ 1,855 triệu đồng - 3,7 triệu đồng, tùy thuộc vào một số điều kiện. Người lao động bị ngừng việc cũng được hỗ trợ một lần 1 triệu đồng.

Bên cạnh Nghị quyết 68, Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quyết định số 23; Nghị quyết 116 và Quyết định 28, về thực hiện hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm Thất nghiệp. Tuy nhiên, điều kiện cần thiết để nhận hỗ trợ, chính là việc người lao động phải có bảo hiểm xã hội, điều này đã phát sinh một số bất cập về sau.

Cũng theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính tới ngày 8/11, 10,4 triệu người lao động đã nhận được hỗ trợ từ các những chính sách trên, với tổng số tiền hơn 24.629 tỷ đồng trong gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng.

Đáng chú ý, mặc dù đang tham gia bảo hiểm tự nguyện và thuộc đối tượng thụ hưởng nhưng vẫn có 24.181 người lao động tự nguyện không nhận hỗ trợ.

Các mức hỗ trợ người lao động đều thấp và không đáp ứng mức sống tối thiểu

Theo ý kiến của các chuyên gia, các gói hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho người lao động lớn nhất từ trước đến nay. Các gói hỗ trợ này đã giúp người lao động tạm thời vượt qua giai đoạn khó khăn nhất do đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên, nhận định về những giải pháp an sinh xã hội, PGS.TS Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) nhận định: Điều kiện thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội còn phức tạp, khiến nhiều người lao động khó hoàn thành các giấy tờ cần thiết để chứng minh hoàn cảnh, ví dụ như phải chứng minh được hợp đồng lao động bị dừng, đang mang thai, hoặc nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi.

Bên cạnh đó, nhiều lao động mắc COVID-19, phải nghỉ làm việc và tự cách ly sau khi có kết quả âm tính. Thời gian điều trị và nghỉ cách ly chính là thời gian nghỉ ốm, nhưng không phải tất cả lao động tham gia bảo hiểm xã hội đều được chi trả trợ cấp mất giảm thu nhập do ốm đau trong trường hợp này là do không thể hoàn thiện hồ sơ liên quan.

Đối với trường hợp hộ kinh doanh phải có đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế thì rất nhiều hộ kinh doanh lao đao vì đại dịch và cần hỗ trợ nhưng lại không tiếp cận được vì họ không đăng ký kinh doanh.

“Cùng lúc đó, nhiều lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ hoặc có tham gia nhưng doanh nghiệp vẫn nợ đóng bảo hiểm xã hội nên khi bị hoãn hợp đồng lao động hay nghỉ việc không lương thì không được coi là đối tượng hỗ trợ”, PGS.TS Phạm Hồng Chương cho biết.

Theo đại diện của NEU, các chính sách trong Nghị quyết 68 đã bỏ sót một nhóm lao động có giao kết hợp đồng lao động, tham gia đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội trong cơ sở kinh doanh.

chinh sach an sinh xa hoi can dieu chinh de khong bo sot nguoi yeu the trong xa hoi hinh 2

Tư vấn về các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Ảnh: PV/Vietnam+

Nghị quyết 68 không bao phủ các nhóm đối tượng được hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên như người nghèo, cận nghèo, người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên mà không có lương hưu hay trợ cấp BHXH khác…

Đặc biệt, nhóm lao động tự do, lao động di cư chiếm đa số nhưng họ lại cực khó xác định trên thực tế và khó tiếp cận với chính sách hỗ trợ.

Nhiều địa phương vẫn lập danh sách đối tượng thụ hưởng một cách thủ công qua hệ thống nhân lực từ cấp tổ dân phố, cấp xã/phường, huyện/quận tổng hợp nên việc bỏ sót đối tượng hoàn toàn có thể xảy ra, đặc biệt là đối tượng lao động di cư, lao động tự do.

Đặc biệt, các mức hỗ trợ của cả hai gói theo Nghị quyết 42/2020 và Nghị quyết 68/2021 đều thấp và không đáp ứng mức sống tối thiểu.

Xem xét, giảm thiểu những bất cập

Trước những bất cập nêu trên, PGS.TS Phạm Hồng Chương cho rằng, trong thời gian tới, Chính phủ nên xem xét nâng mức hỗ trợ cho người lao động bị mất việc làm khi giãn cách xã hội kéo dài.

Bên cạnh đó, ông Chương khuyến nghị, Chính phủ cần xem xét tiếp tục hỗ trợ các nhóm đối tượng trợ giúp xã hội vì phạm vi hỗ trợ trong gói thứ hai không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội, chủ yếu là người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em.

Đặc biệt, cần chú trọng tới nhóm trẻ em đã mất cha, mẹ do đại dịch COVID-19 bởi đây là nhóm bị tổn thương nhiều nhất về cả đời sống vật chất và tinh thần.

Theo ý kiến của đại diện NEU, việc xác định lao động tự do bị mất việc rất khó khăn hoặc thiếu căn cứ để xác định nên dễ xác định nhầm hoặc bỏ sót.

Vì thế, ngoài việc tăng cường rà soát ở địa phương, cơ quan chức năng cần tăng cường sử dụng mã số định danh cá nhân thông qua thẻ căn cước công dân, để người dân tự đăng ký nhận gói an sinh qua các ứng dụng công nghệ phổ biến để vừa xác định đúng đối tượng, vừa thực hiện giãn cách xã hội hiệu quả.

Các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động đã được mở rộng và rất cần thiết. Tuy nhiên, PGS.TS Phạm Hồng Cương đề nghị cân nhắc giảm hoặc miễn đóng hơn là tạm dừng hoặc đóng chậm vì việc phục hồi sản xuất cần có thời gian trong khi gánh nặng đóng vẫn như cũ nếu chỉ tạm dừng hoặc đóng chậm.

Ngoài ra, ông Chương đề nghị tăng cường việc chăm lo sức khỏe tinh thần và theo dõi sức khỏe thể chất cho người lao động. Cần xem xét triển khai hỗ trợ tư vấn tâm lý cho lao động đang thực hiện “ba tại chỗ” tại các doanh nghiệp qua hệ thống công tác xã hội ở địa phương và trong hệ thống y tế.

“Cùng lúc đó, đẩy mạnh hoạt động tư vấn, chăm sóc tại nhà cho người dân có nguy cơ hoặc bị nhiễm COVID-19. Triển khai rộng hơn, hiệu quả hơn mạng lưới bác sỹ gia đình. Cần tăng cường hoạt động khám và tư vấn chữa bệnh qua Telehealth cho người dân nói chung và S-Health cho người cao tuổi nói riêng”, PGS.TS Phạm Hồng Chương lưu ý.

Ngọc Tú

Bình Luận

Tin khác

Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

(CLO) Các ý kiến đánh giá, xác suất nâng hạng của thị trường Việt Nam là rất lớn, nhưng vấn đề là thời gian hoàn thiện khung pháp lý.

Tài chính - Bảo hiểm
BHXH Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến về chính sách

BHXH Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến về chính sách

(CLO) Ngày 17/4, BHXH Việt Nam tổ chức Giao lưu trực tuyến về chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên Cổng TTĐT BHXH Việt Nam. Theo đó, Chương trình đã kịp thời cung cấp thông tin, giải đáp khoảng 100 câu hỏi, ý kiến của các tổ chức, cá nhân trên cả nước về chính sách BHXH, BHYT và BHTN.

Tài chính - Bảo hiểm
Nhiều ngân hàng lọt top đổi mới, sáng tạo và kinh doanh hiệu quả năm 2024

Nhiều ngân hàng lọt top đổi mới, sáng tạo và kinh doanh hiệu quả năm 2024

(CLO) Theo nghiên cứu, gần 80% đại diện các ngân hàng xem đổi mới, sáng tạo là động lực tăng trưởng quan trọng nhất của ngân hàng trong giai đoạn 10 năm tới, trong đó chú trọng vào đổi mới sáng tạo về công nghệ, quy trình và con người.

Tài chính - Bảo hiểm
Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”

(CLO) Ngày 16/4, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 07/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”.

Tài chính - Bảo hiểm
Imexpharm (IMP) lãi kỷ lục, dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20%

Imexpharm (IMP) lãi kỷ lục, dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20%

(CLO) CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP) ghi nhận lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay. Công ty dự định chia cổ tức 10% bằng tiền mặt và 10% bằng cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm