(NB-CL) Xây dựng chợ truyền thống tại các trung tâm thương mại hiện đại dường như đang trở thành hướng đi nhận được nhiều sự đồng tình của dư luận. Mới đây nhất, ngày 5/5, chợ truyền thống Trung Hòa đã chính thức được khai trương tại Tầng bán hầm Toà nhà Eurowindow Multi Complex (Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội). Văn minh, hiện đại, nhưng vận hành theo mô hình chợ truyền thống
Một điểm khác của chợ truyền thống Trung Hòa là chợ được xây dựng tại vị trí hết sức thuận lợi và duy trì mô hình chợ truyền thống ngay tại tầng bán hầm của Eurowindow Multi Complex. Mặc dù thế nhưng khi đi chợ, bà con được thoải mái đi lại trong chợ bằng xe đạp, xe đạp điện để lựa chọn, trả giá mua bán hàng hóa trong chợ Trung Hòa. Đối với các phương tiện khác, Ban quản lý chợ bố trí chỗ gửi xe thuận tiện tại tầng 1 (phía mặt đường Nguyễn Thị Định) và tầng hầm của tòa nhà, cũng như miễn phí hoàn toàn tiền gửi xe máy trong 2 tiếng đồng hồ.
Chợ truyền thống Trung Hòa có tổng số 242 gian hàng, các ngành hàng kinh doanh tại chợ rất phong phú và đa dạng bao gồm các mặt hàng thiết yếu thường có tại chợ dân sinh như: Thực phẩm tươi sống, rau củ quả, thủy hải sản, hàng khô, gia dụng, giày dép, vải - quần áo, ngành hàng thực phẩm công nghệ và dịch vụ ăn uống. Không chỉ phong phú đa dạng về số lượng mà thực phẩm tươi ngon, các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý, đó là những ưu điểm thu hút khách đến mua hàng tại Chợ truyền thống Trung Hòa.
[caption id="attachment_15977" align="aligncenter" width="500"]
Hùng Vương Square là sự kết hợp tinh tế giữa Trung tâm thương mại và chợ truyền thống.[/caption]
Để đảm bảo an toàn, yên tâm cho bà con đi chợ, chủ đầu tư đã xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, thông gió, điện chiếu sáng và cấp nước đến từng gian hàng. Với việc xây dựng lại theo mô hình hiện đại, văn minh, sạch sẽ an toàn và chất lượng, chợ Trung Hòa sẽ tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, hiệu quả cho người bán cũng như một khu chợ truyền thống chất lượng mà giá cả lại phải chăng dành cho người mua.
Xu hướng mới?
Việc cải tạo, xây dựng mới hay chuyển đổi các chợ truyền thống thành những mô hình buôn bán hiện tại như Trung tâm thương mại (TTTM) từ lâu đã được triển khai từ lâu, nhưng tại cả HN, TP HCM lẫn hầu hết các địa phương, mô hình này đã không thu được thành công như mong muốn. Đơn cử như tại HN, ngay từ những năm 2006-2007, HN đã thực hiện việc chuyển đổi cải tạo hệ thống chợ truyền thống sang mô hình chợ kết hợp TTTM. Tuy nhiên, sau 7 năm mô hình này đã bộc lộ quá nhiều bất cập. Trường hợp chợ Cửa Nam, chợ Hàng Da… vắng bóng người bán, người mua là ví dụ điển hình. Gần đây nhất, tháng 11/2014 UBND quận Ba Đình đã phải tạm dừng việc xây dựng chợ - TTTM chợ Thành Công, tháng 4/2014, quận Đống Đa cũng tạm dừng việc xây dựng chợ - TTTM Ngã Tư Sở.
Không gian sang trọng bắt mắt, điều hòa mát mẻ nhưng giá cả đắt đỏ, phải gửi xe vừa không tiện lợi vừa mất phí… là những lý do được đa số người dân đưa ra nhằm lý giải cho lý do vì sao lại “né” việc mua sắm trong các TTTM và “quay đầu” về mô hình chợ dân sinh truyền thông. Chợ dân sinh truyền thống luôn có sức hút đối với mỗi người dân bởi ưu điểm huận lợi cho người dân mua hàng, giá cả dễ thỏa thuận theo đúng kiểu tâm lý người Việt “thuận mua vừa bán”. Tuy nhiên, mô hình chợ dân sinh lại tồn tại khá nhiều bất cập như hàng hóa được bày bán lộn xộn, nguy cơ cháy nổ cao, mất vệ sinh an toàn thực phẩm cao. Nhiều chợ họp ngay trên vỉa hè, lấn chiếm lòng đường phố, trong những con ngõ nhỏ đã gây ra ùn tắc giao thông khiến cho bộ mặt thành phố nhem nhuốc, thiếu văn minh.
TTTM không được ưa thích, chợ truyền thống không còn phù hợp. Vậy, cần phát triển chợ theo hướng nào? Mô hình chợ truyền thống trong TTTM được đặt ra như một hướng đi mới.
Tại HN, TTTM chợ Mơ được xem là nơi tiên phong thực hiện xu hướng này. Chợ truyền thống được đặt ở tầng bán hầm dưới chân 2 tòa nhà cao 15 tầng và 25 tầng. Đặc biệt, chợ vẫn tổ chức các phiên truyền thống với 6 phiên vào các ngày 2 và ngày 7 Âm lịch như chợ Mơ trước đây. Khách vào chợ được gửi xe máy, xe đạp miễn phí. Sự quen thuộc của chợ truyền thống lại đặt trong một nơi khang trang như vậy, khiến nhiều người dân vừa bất ngờ vừa thích thú. Còn tại TP HCM, mô hình này cũng được hàng loạt chủ TTTM lớn triển khai. Mới đây nhất, Hùng Vương Square ra đời vào giữa tháng 1-2015, là sự kết hợp tinh tế giữa “Chợ truyền thống” và “Trung tâm thương mại” với đầy đủ các chức năng phân khu của một nơi mua sắm hiện đại, tiện ích, nhưng vẫn giữ được sự bình dân về giá cả và mặt hàng.
Công ty quản lý và Tiếp thị bất động sản (CBRE) Việt Nam đã đưa ra dự báo: mô hình trung tâm bán lê tập trung (kết hợp giữa mô hình mua sắm tiện nghi của TTTM với hình thức mua sắm kiểu chợ truyền thống) sẽ phát triển nhanh ở VN trong thời gian tới.
Nguyễn Thư