Cho vay bất động sản: Ngân hàng “mách nước” lĩnh vực được ưu tiên

Thứ hai, 13/11/2023 16:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tại Hội nghị tín dụng đối với bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, một số ngân hàng đã “mách nước” lĩnh vực được ưu tiên.

Ngày 13/11/2023, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị tín dụng đối với bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội.

Tại Hội nghị, đại diện NHNN cho biết đến 30/9/2023, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực BĐS của các tổ chức tín dụng (TCTD) đạt 2,74 triệu tỷ đồng, tăng 6,04% so với 31/12/2022, chiếm tỷ trọng 21,46% tổng dư nợ đối với nền kinh tế.

Một số đơn vị như Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đã công bố dư nợ của đơn vị và “mách nước” khẩu vị cho vay.

cho vay bat dong san ngan hang mach nuoc linh vuc duoc uu tien hinh 1

Ngày 13/11/2023, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị tín dụng đối với bất động sản và phát triển nhà ở xã hội. Ảnh: SBV

Cho vay bất động sản tăng mạnh

VPBank cho biết đến 30/9/2023, tổng dư nợ cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản tại VPBank là 92.536 tỷ đồng. Đây là phần dư nợ VPBank tập trung giải ngân theo các hạn mức tín dụng đã cam kết với khách hàng truyền thống, đã có quan hệ tín dụng lâu năm với VPBank, được đánh giá là tốt, có dòng tiền ổn định, vị trí dự án đắc địa, phương án kinh doanh có tính khả thi cao.

Trong số 26 khách hàng là Tập đoàn/Tổng công ty theo Danh sách Doanh nghiệp tham dự Hội nghị, có 5 khách hàng đang có dư nợ tại VPBank, với tổng dư nợ là 12.858 tỷ đồng, chiếm 6,8% tổng dư nợ cấp tín dụng lĩnh vực BĐS.

VietinBank vẫn luôn đồng hành, khơi thông nguồn vốn cho các doanh nghiệp BĐS. Hiện tỷ trọng cấp tín dụng của VietinBank dành cho các khách hàng thuộc lĩnh vực BĐS khá lớn, chiếm tỷ trọng 19,1% dư nợ tín dụng.

Trong đó, đặc biệt chú trọng dành nguồn vốn lớn để hỗ trợ các khách hàng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội như: Dư nợ cho vay tiêu dùng BĐS chiếm tỷ trọng 10,4% dư nợ tín dụng toàn hàng; Dư nợ cho vay + trái phiếu doanh nghiệp đối với BĐS khu công nghiệp chiếm tỷ trọng 2,2% dư nợ tín dụng toàn hàng. Tích cực thực hiện tiếp cận, quyết định cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các dự án nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp,… trong đó có dự án có giá trị cấp tín dụng lớn lên tới gần 3000 tỷ đồng.

Hạn chế cho vay bất động sản nghỉ dưỡng

VPBank cho biết ngân hàng cân đối và xác định cho vay trong lĩnh vực BĐS là một trong những lĩnh vực quan trọng. Đặc biệt, chú trọng đối với BĐS tiêu dùng tức cho vay cá nhân mua nhà, mục đích tiêu dùng, tự sử dụng, ưu tiên tập trung đối với nhà ở xã hội giành cho các đối tượng có thu nhập thấp, cho vay khu công nghiệp, khu chế xuất theo đúng định hướng của Chính phủ, NHNN, thận trọng/thắt chặt đối với BĐS du lịch, nghỉ dưỡng, các loại hình condotel.

Đối với chủ đầu tư dự án đầu tư BĐS, VPBank lựa chọn: Khách hàng có năng lực, kinh nghiệm, tiềm lực tài chính tốt, tư cách pháp lý tốt, đảm bảo khả năng thanh toán nợ vay; Các dự án có tính pháp lý rõ ràng, đầy đủ; tiến độ thi công ổn định; tính thanh khoản tốt, tập trung vào các dự án cho người có thu nhập trung bình và thấp, góp một phần nhỏ vào mục tiêu an sinh xã hội.

VPBank đề nghị xem xét không coi tín dụng BĐS là một danh mục cho vay thiếu thiện cảm dẫn tới những quy định hạn chế, ảnh hưởng tới tiến độ dòng vốn của các dự án.

Trong thời gian qua, VPBank đã áp dụng đồng bộ các giải pháp hỗ trợ khách hàng BĐS như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ; Giãn tiến độ trả nợ; Xem xét điều chỉnh lãi suất ở mức hợp lý tương ứng với chi phí vốn; Phối hợp với chủ đầu tư/công ty BĐS để xây dựng các chính sách phù hợp, hỗ trợ người mua nhà nhằm phân tán rủi ro; cùng giải quyết tranh chấp, khiếu kiện của người mua nhà,…

Đối với khách hàng là chủ đầu tư dự án, VPBank yêu cầu thực hiện rà soát lại các dự án; Tập trung thu gọn, rốt ráo hoàn thiện thủ tục pháp lý; đẩy nhanh tiến độ; sớm bàn giao cho người mua nhà.

VPBank cùng với các ngân hàng (đang cùng cho vay đối với một chủ đầu tư/nhóm chủ đầu tư/dự án) để cùng lên kế hoạch cân đối dòng tiền, tháo gỡ khó khăn cho các tổ chức tín dụng tham gia tài trợ, giải quyết các vấn đề của người dân (người mua cuối cùng) và khó khăn của chính chủ đầu tư.

Trong quá trình rà soát, đối với các dự án BĐS yếu về tính pháp lý/dòng tiền, kiên quyết yêu cầu Chủ đầu tư chấp nhận thiệt hại về tài chính thực hiện việc chuyển nhượng dự án hoặc tạm dừng triển khai, tập trung nguồn vốn vào các dự án trọng điểm, có tính khả thi cao.

Ngành ngân hàng cũng cần hỗ trợ

Không chỉ doanh nghiệp cần sự hỗ trợ từ ngành ngân hàng, ngành ngân hàng cũng cần hỗ trợ từ các cơ quan chức năng.

VietinBank kiến nghị cơ quan chức năng cần xây dựng hệ thống thông tin công khai về đất đai, quy hoạch, các dự án được cấp phép theo đúng trình tự, thủ tục pháp lý, tiến độ thực hiện tại từng địa phương để thuận tiện cho các chủ thể tham gia vào thị trường BĐS có thể tiếp cận thông tin chính thống.

Có chính sách kiểm soát chặt chẽ và chế tài đối với các chủ đầu tư kinh doanh BĐS không đủ điều kiện pháp lý. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại cho vay đối với các nhu cầu kinh doanh, tiêu dùng BĐS chính đáng;

Hoàn thiện cơ chế, hành lang pháp lý cho thị trường trái phiếu, góp phần minh bạch hóa và phát triển thị trường phát hành trái phiếu, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp BĐS, để góp phần khơi thông hơn nữa nguồn vốn cho lĩnh vực BĐS, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại, đảm bảo nguồn cung ứng vốn cho các khách hàng/dự án BĐS lớn;

Có chính sách hỗ trợ lãi suất một phần cho người dân mua nhà thứ nhất để ở (mức hỗ trợ có thể là 2% bằng hỗ trợ sản xuất kinh doanh theo Nghị định 31) và/hoặc có cơ chế hỗ trợ lãi suất cho vay cụ thể đối với khách hàng mua BĐS nhằm bình ổn thị trường và hỗ trợ các TCTD tài trợ vốn cho khách hàng.

Xem xét áp dụng hệ số rủi ro ở mức phù hợp cho một số loại hình BĐS đáp ứng nhu cầu thiết yếu và thu hút đầu tư, như các loại hình BĐS như Khu công nghiệp, xây dựng nhà xưởng cho thuê, nhà ở xã hội, chung cư phân khúc trung cấp trở xuống đáp ứng nhu cầu nhà ở thiết yếu.... 

VPBank đề nghị các bộ, ban ngành liên quan cần có biện pháp để tối giản các thủ tục liên quan đến cấp phép thực hiện dự án BĐS đồng thời cần điều chỉnh, sửa đổi các quy định pháp luật liên quan đến BĐS đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất. Các cơ chế về đền bù, giải phóng mặt bằng cũng cần điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

Hỗ trợ về mặt pháp lý để các công ty BĐS có thể triển khai dự án, tạo dòng tiền, tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội và có dòng tiền trả nợ cho ngân hàng.

Đồng thời, VPBank đề nghị Cơ quan Công an, Tòa án, cơ quan Thi hành án hỗ trợ thu hồi nợ, thu giữ và xử lý TSBĐ, ưu tiên giải quyết cho các tổ chức tín dụng để thu hồi nợ, đảm bản an toàn tín dụng cho ngân hàng, có dòng tiền để tái sản xuất/tài trợ cho hoạt động chung.

Hoàng Tú

Bình Luận

Tin khác

Chấp nhận hợp đồng thuê, mua bất động sản làm tài sản đảm bảo, VPBank “chiếm lĩnh” thị trường khu công nghiệp?

Chấp nhận hợp đồng thuê, mua bất động sản làm tài sản đảm bảo, VPBank “chiếm lĩnh” thị trường khu công nghiệp?

VPBank tiên phong triển khai chính sách chấp nhận tài sản đảm bảo cho khoản vay là hợp đồng thuê/mua bất động sản tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp (KCN, CCN)… Bước đi này dự kiến có thể giúp VPBank chiếm lĩnh thị phần cung ứng vốn tại thị trường đặc thù này ngay trong năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Tăng cường truyền thông về chính sách BHXH và những thiệt thòi khi nhận BHXH một lần

Tăng cường truyền thông về chính sách BHXH và những thiệt thòi khi nhận BHXH một lần

BHXH Việt Nam vừa ban hành Công văn số 1488/BHXH-TT ngày 22/05/2024 gửi BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đẩy mạnh công tác truyền thông về chính sách BHXH, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc tuyên truyền, vận động để người lao động không lựa chọn nhận BHXH một lần vì lợi ích mất đi là rất lớn.

Tài chính - Bảo hiểm
Chứng khoán xanh trở lại, VN-Index tăng 9 điểm

Chứng khoán xanh trở lại, VN-Index tăng 9 điểm

(CLO) Đóng cửa phiên hôm nay (1/7), VN-Index tăng 9 điểm, lên mức 1.254,56 điểm, với 276 mã tăng giá. 

Tài chính - Bảo hiểm
Từ những lần chơi trội đến mức bị 'tuýt còi', hệ sinh thái Kangaroo của ông Nguyễn Thành Phương đang làm ăn ra sao?

Từ những lần chơi trội đến mức bị 'tuýt còi', hệ sinh thái Kangaroo của ông Nguyễn Thành Phương đang làm ăn ra sao?

(CLO) Các doanh nghiệp trong hệ sinh thái Kangaroo của ông Nguyễn Thành Phương đều kinh doanh không mấy khởi sắc những năm gần đây. Cú huých từ Nhà máy lọc nước lớn nhất Việt Nam liệu có thay đổi được tình hình hay không vẫn cần thêm thời gian để trả lời.

Tài chính - Bảo hiểm
Napas và Mastercard triển khai chiến dịch đẩy mạnh thanh toán không tiếp xúc

Napas và Mastercard triển khai chiến dịch đẩy mạnh thanh toán không tiếp xúc

Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) phối hợp Công ty công nghệ thanh toán toàn cầu Mastercard khởi động chương trình khuyến mãi toàn quốc “Chạm tinh tế - Sống phong cách” nhằm thúc đẩy thanh toán không tiếp xúc từ nay đến cuối năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm