Đội tuyển Indonesia công bố danh sách sơ bộ chuẩn bị cho ASEAN Cup 2024
(CLO) Nhiều ngôi sao nhập tịch của đội tuyển bóng đá Indonesia không được điền tên vào danh sách tham dự ASEAN Cup 2024.
Theo dõi báo trên:
Trước thềm sự kiện lớn nhất trong năm bàn về chống biến đổi khí hậu - Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28) sẽ diễn ra tại Dubai, từ 30/11-12/12 tới, Giám đốc Johan Rockstrom của Viện Nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam (Hà Lan) nhận định COP28 là “cơ hội cuối cùng cho cam kết đáng tin cậy để bắt đầu cắt giảm lượng khí CO2 sinh ra từ quá trình sử dụng nhiên liệu hóa thạch”. Tuy nhiên, với những gì diễn ra trước thềm Hội nghị, kỳ vọng đó xem ra khá mong manh.
Đây có thể nói là kỳ vọng chung nhất, lớn nhất mà thế giới đang dành cho Hội nghị COP28 dự kiến diễn ra tại Dubai từ ngày 30/11 - 12/12 tới. Nguyên cớ của kỳ vọng này không gì khác vẫn là từ những hệ lụy ngày càng thảm khốc dẫn tới bởi biến đổi khí hậu toàn cầu.
Nói như Chủ tịch COP 28, ông Sultan Al Jaber: “Chúng ta đang sống ở một khu vực có nắng nóng cực đoan, khan hiếm nước và mất an ninh lương thực. Chúng ta cũng đang phải chịu những tác động khắc nghiệt của khí hậu, từ hạn hán đến lũ lụt tàn khốc ở Derna”.
Gần đây, ngày 27/7, trong rất nhiều những tuyên bố mang tính cảnh báo gay gắt về biến đổi khí hậu toàn cầu, Tổng Thư ký Guterres đã nhấn mạnh: “Khi các đám cháy rừng hoành hành khắp Nam Âu, Bắc Phi, các nhà khoa học khí hậu hàng đầu của LHQ cho biết hầu như chắc chắn rằng tháng 7/2023 sẽ là tháng nóng nhất phá vỡ mọi kỷ lục. Biến đổi khí hậu là đây. Nó thật đáng sợ và đó mới chỉ là sự khởi đầu. Hậu quả của nó sẽ rất bi thảm với trẻ em, với các gia đình mất nhà cửa trong đám cháy và với người lao động phải làm việc trong cái nóng như thiêu đốt. Còn đối với toàn bộ hành tinh, đó là một thảm họa”.
Cũng theo người đứng đầu LHQ, biến đổi khí hậu là hiển nhiên nhưng chúng ta vẫn có thể ngăn chặn điều tồi tệ nhất, thông qua việc tăng mạnh đầu tư thích ứng trên toàn cầu để cứu hàng triệu người khỏi tác động của biến đổi khí hậu, nhất là ở các nước đang phát triển, đẩy mạnh hành động vì khí hậu và công bằng khí hậu.
Từ thực tế đó, theo tiết lộ của Chủ tịch COP28, ông Sultan Al Jaber, thích ứng với biến đổi khí hậu phải là vấn đề hàng đầu cũng như trọng tâm của chương trình nghị sự của Hội nghị COP28 vào cuối năm nay, rằng “vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ được các nhà lãnh đạo thảo luận sâu sắc hơn” tại Hội nghị. Cũng theo hé lộ của Chủ tịch COP28, một hội nghị khí hậu cấp địa phương sẽ diễn ra trong khuôn khổ COP28, nhằm thúc đẩy vai trò của chính quyền địa phương trong hành động khí hậu.
Hội nghị có tên gọi “Hội nghị hành động khí hậu địa phương COP28”, dự kiến sẽ do Chủ tịch COP28 Sultan Ahmed Al Jaber và tỷ phú Michael Bloomberg đồng chủ trì. Trước đó, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres trong một tuyên bố đã đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò vô cùng quan trọng của các thành phố trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, rằng việc điều động và trang bị cho các chính quyền địa phương năng lực và tài chính để đẩy nhanh hành động khí hậu đóng vai trò mấu chốt nếu muốn giảm lượng khí thải.
Đó là cảnh báo của Ủy viên phụ trách hành động khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Wopke Hoekstra bên lề cuộc họp sơ bộ ngày 30/10 tại Abu Dhabi (Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất - UAE) trước thềm Hội nghị COP28.
Theo ông Wopke Hoekstra, việc đạt được thỏa thuận để giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu đang cấp thiết hơn bao giờ hết, nhưng cũng khó khăn hơn bao giờ hết trong bối cảnh các nước đang đứng trước thách thức lớn chưa từng thấy để đạt được đồng thuận về vấn đề khí hậu khi cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas của Palestine đang leo thang, trong khi cuộc xung đột tại Ukraine và căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn tiếp diễn. Không chỉ là lời cảnh báo châu Âu, Chủ tịch Hội nghị COP28, ông Sultan Al Jaber cũng cho rằng thế giới đang chậm chân trong cuộc đua đạt được các mục tiêu về chống biến đổi khí hậu.
Trước đó, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Maros Sefcovic trong một tuyên bố ngày 29/8 cho biết Liên minh châu Âu (EU) - nơi vẫn được coi là châu lục quyết liệt nhất trong mục tiêu chống biến đổi khí hậu, từng xây dựng cả một quỹ có tên gọi là “quỹ chuyển đổi công bằng” trị giá 17,5 tỷ euro (hơn 18,9 tỷ USD) để hỗ trợ các cộng đồng bị ảnh hưởng do việc chuyển đổi sử dụng nhiên liệu hóa thạch - sẽ không giảm tham vọng trong vấn đề chống biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, EU cũng đang bộc lộ nhiều sự chia rẽ trong các mục tiêu về khí hậu. Đơn cử như trong khi một số nước châu Âu muốn EU đề nghị giảm dần tất cả các loại nhiên liệu hóa thạch thì một một số quốc gia khác như CH Séc, Hungary, Italy, Malta, Ba Lan và Slovakia lại muốn giảm khí nhà kính do đốt nhiên liệu hóa thạch bằng cách vẫn duy trì sử dụng than đá, khí đốt và dầu mỏ nhưng áp dụng công nghệ để hạn chế phát thải. Hay trong khi Pháp và Hà Lan đang muốn EU đề nghị xóa bỏ cơ chế trợ cấp nhiên liệu hóa thạch này vào năm 2025, thì các nền kinh tế phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch như Ba Lan lại không muốn đặt một thời hạn cụ thể.
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết có 66% khả năng mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu hằng năm sẽ vượt quá 1,5 độ C ít nhất một lần từ nay đến năm 2027. Tổ chức tư vấn Chatham House (Anh), một loạt thảm họa có thể xảy ra khi khủng hoảng khí hậu trở nên tồi tệ hơn. Ví dụ, lạm phát lương thực có thể tăng lên khi mùa màng thất bát do nhiệt độ cao hơn. Các bệnh phát triển mạnh trong môi trường nóng, như Ebola và bệnh thủy đậu, cũng có thể lây lan khi biến đổi khí hậu trở nên tồi tệ hơn. Nhà kinh tế học Nouriel Roubini thì cho rằng biến đổi khí hậu là một mối đe dọa siêu lớn - một phần của nhóm các tác nhân đang kéo chậm nền kinh tế thế giới. |
Quyết liệt như EU mà cũng đang chia năm xẻ bảy trong cách thức, quan điểm chống biến đổi khí hậu thì xem ra cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu nói chung, Hội nghị COP 28 nói riêng, còn khó đạt được những mục tiêu mà nhân loại đang mong muốn, kỳ vọng.
Tuy vậy, trong bối cảnh thời tiết khắc nghiệt đang đến mức độ trở thành “bình thường mới”, nhiệm vụ ứng phó biến đổi khí hậu của thế giới sẽ ngày càng cấp bách và không thể không đạt được mục tiêu khả quan nào. Các nhà khoa học đang thúc giục cộng đồng quốc tế cần nhanh chóng đưa ra các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu nếu không muốn hứng chịu những hậu quả nghiêm trọng.
Hiện thế giới đang trên đà nóng lên 2,5 độ C vào năm 2100, bất chấp các cam kết hiện nay, cơ hội duy trì giới hạn 1,5 độ C đang “thu hẹp nhanh chóng”. Nhưng như cảnh báo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), nếu không hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C thì những tác động tai hại nhất của biến đổi khí hậu vẫn còn sẽ tiếp tục. Vì thế, để có một hành tinh xanh, bền vững cho tất cả, mục tiêu duy trì giới hạn 1,5 độ C là phải là mục tiêu “không thể thương lượng”.
Nguyễn Hà
(CLO) Nhiều ngôi sao nhập tịch của đội tuyển bóng đá Indonesia không được điền tên vào danh sách tham dự ASEAN Cup 2024.
(CLO) OpenAI vừa công bố việc mở rộng tính năng ChatGPT Search đến người dùng miễn phí, đánh dấu một bước tiến mới trong việc phổ biến công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đến mọi tầng lớp người dùng trên toàn cầu.
(CLO) Samsung đang đối mặt với một thử thách lớn trong việc chế tạo chip tiến trình 2 nm, khiến tương lai của vi xử lý Exynos 2600 vốn được kỳ vọng là bước đột phá giờ đây trở nên mờ mịt.
(CLO) Sky Mavis - Startup tỷ USD của Việt Nam, đơn vị sở hữu tựa game Axie Infinity sắp phải sa thải 21% nhân sự bất chấp thị trường tiền số đang có nhiều chuyển biến mạnh mẽ.
(CLO) Thế Giới Di Động (MWG) ngưng mở rộng chuỗi điện máy, đồng thời mảng dược phẩm bán lẻ với chuỗi An Khang cũng đang đi lùi so với 2 đối thủ là Pharmacity và Long Châu
(CLO) CTCP Dệt May - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HOSE: TCM) ghi nhận những kết quả kinh doanh tích cực trong tháng 10. Đồng thời công ty dự định tái khởi động lại dự án TC Tower đã bị đình trệ gần 1 thập kỷ.
(CLO) Biến động giá Bitcoin có mối liên hệ tới nhiều sự kiện kinh tế lớn trên thế giới. Kể từ khi ông Donald Trump đắc cử đến nay, giá đồng tiền số này đã tăng 34%. Nhiều chuyên gia nhận định điều này sẽ tạo thêm áp lực lên các ngân hàng trung ương trong việc kiểm soát cung tiền và ổn định tỷ giá hối đoái
(CLO) Lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có ý kiến đề nghị các Liên danh Nhà đầu tư khẩn trương hoàn thành hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cao tốc đoạn Tân Phú- Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương trong tháng 11.
(CLO) Trên tuyến đường Tô Hiệu (quận Hà Đông, Hà Nội) nhiều trụ sở đã bị bỏ hoang, xuống cấp sau khi sáp nhập gây lãng phí, thất thoát lớn nguồn lực từ nhà đất công.
(CLO) UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành Quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận đối với ông Phan Đoàn Thái do đã có vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ban Bí thư Trung ương Đảng đã thi hành kỷ luật về Đảng.
(CLO) Chung kết Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024 đang trở thành tâm điểm chú ý không chỉ bởi quy mô tổ chức khủng mà còn bởi sức hút từ dàn nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam. Ngày 15/12/2024 tại TP Hạ Long, sự kiện hứa hẹn sẽ là đêm hội sắc đẹp và âm nhạc đỉnh cao, khiến khán giả cả nước đứng ngồi không yên.
(CLO) Chi phí trả nợ công Mỹ dự kiến vượt 1.000 tỷ USD năm tới, đe dọa các kế hoạch kinh tế tham vọng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
(CLO) Việc Trung Quốc mới đây công bố phát hiện trữ lượng vàng khổng lồ tại tỉnh Hồ Nam đã tạo nên những ảnh hưởng mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu, đẩy giá vàng lên những đỉnh cao mới.
(CLO) Ở phân khúc MPV cỡ lớn, Volkswagen Viloran đang nổi lên như một “ngôi sao” khi nắm giữ đến 75% doanh số của thương hiệu ô tô Đức tại thị trường Việt Nam. Vậy, mẫu xe này có gì thú vị?
(CLO) Từ Quảng Trị đến Đà Nẵng đang có mưa, cục bộ có nơi mưa rất to từ 100-200mm, cục bộ có nơi trên 300mm, riêng Thừa Thiên Huế từ 150-250mm, có nơi trên 400mm. Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất diễn ra từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam.
(CLO) Nhằm phục vụ hành khách đi lại dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, hãng hàng không Vietnam Airlines và Vietjet Air đã lên kế hoạch tăng tải cung ứng.
(NB&CL) “Đại dịch trong bóng tối” là cách mà Liên Hợp Quốc gọi tên vấn nạn bạo lực bùng lên khủng khiếp đối với phụ nữ hồi tháng 11/2021 bởi sự giãn cách và cách ly xã hội trong giai đoạn đại dịch Covid-19 đang hồi ác liệt. Nhưng đến nay, sau 3 năm, trong khi đại dịch Covid-19 đã hạ nhiệt thì vấn nạn bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái không những không thuyên giảm mà có phần còn diễn tiến ngày càng đáng quan ngại, nhức nhối.
(CLO) Trong nỗ lực gia tăng sức mạnh quân sự, Ukraine muốn gia nhập nhóm các quốc gia có khả năng sản xuất tên lửa đạn đạo. Nhưng quá nhiều yếu tố đang làm khó đối với chương trình tên lửa của Kiev.
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.
(CLO) Một ngày sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép, Ukraine đã bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào khu vực Bryansk, nằm cách 379 km về phía tây nam Moscow.
(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil đã ra tuyên bố của các nhà lãnh đạo vào thứ Hai (18/11), kêu gọi "hành động" giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng mà toàn cầu đang phải đối mặt, như xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu và các vấn đề lớn khác.
(CLO) Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Indonesia, gần 10 triệu người đã rời khỏi tầng lớp trung lưu của nước này kể từ năm 2019 cho đến nay.
(CLO) Trong nhiều năm, con người đã suy ngẫm về viễn cảnh tận thế của thế giới, gồm cả các nhà tiên tri, nhà khoa học vĩ đại cho đến các tổ chức nghiên cứu vũ trụ như NASA. Và không thể không lo lắng khi những nguy cơ mà họ đưa ra đều đang dần hiện hữu.
(CLO) Phó Tổng thống đắc cử JD Vance được coi là ứng cử viên sáng giá nhất để kế nhiệm ông Donald Trump với tư cách là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa vào năm 2028.
(CLO) Trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều lần cam kết sẵn sàng đàm phán với Nga nhằm hạ nhiệt những căng thẳng giữa hai quốc gia. Vậy quan hệ Nga - Mỹ sẽ có những thay đổi đáng kể dưới thời ông Trump tới đây?