(NB&CL) Trong khi mục tiêu giữ cho nhiệt độ Trái đất tăng không quá 1,5 độ C ngày càng xa vời, thì những nút thắt đối với cuộc chiến chống biến đổi khí hậu càng lúc càng nhiều hơn, khó gỡ hơn.
Trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu COP28 tại Dubai (UAE) từ ngày 30/11 đến 12/12 năm nay, Liên hợp quốc đã đưa ra cảnh báo rằng thế giới đang trên đà hứng chịu tình trạng nóng lên “khủng khiếp”, với nhiệt độ toàn cầu dự kiến tăng thêm 3 độ C.
Cụ thể, “Báo cáo Khoảng cách phát thải hằng năm” của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) dự đoán năm 2024 sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử loài người, đồng thời cho biết: “Thế giới đang chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại về số lượng, tốc độ và quy mô của các kỷ lục khí hậu bị phá vỡ”.
Một tài xế taxi tại Ấn Độ giải nhiệt giữa trưa, nắng nóng dữ dội hồi mùa hè năm nay tại Ấn Độ đã khiến hàng trăm người thiệt mạng. Ảnh: AFP
Khi tính đến kế hoạch cắt giảm carbon của các quốc gia, UNEP cảnh báo rằng hành tinh này đang trên đà nóng lên “một cách thảm khốc” từ 2,5°C đến 2,9°C vào năm 2100. Chỉ dựa trên các chính sách hiện hành và nỗ lực cắt giảm khí thải, hiện tượng nóng lên toàn cầu có thể đạt tới mức tăng 3 độ C.
Như vậy, mục tiêu giữ cho nhiệt độ Trái đất đến năm 2100 tăng không quá 2°C so với thời tiền công nghiệp, và tốt nhất là không quá 1,5°C được cộng đồng quốc tế thống nhất trong Hiệp định Khí hậu Paris năm 2015 gần như đã trở thành bất khả thi. Với mức tăng nhiệt độ mà Liên hợp quốc mô tả là “khủng khiếp” như hiện nay, các thiên tai và thảm họa tự nhiên là điều mà nhân loại sẽ phải đối mặt nhiều hơn trong thời gian tới.
Bà Inger Andersen - Giám đốc điều hành UNEP, cho biết: “Không có người nào hay nền kinh tế nào trên hành tinh này không bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, vì vậy chúng ta cần ngừng lập những kỷ lục không mong muốn về khí thải, nhiệt độ và thời tiết khắc nghiệt”. Trong khi đó, Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Antonio Guterres, thì nhiều lần nói rằng, thế giới đang hướng tới một tương lai “địa ngục” với cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay.
Những kỷ lục buồn
Trên thực tế thì không cần đến những cảnh báo mới đây của Liên hợp quốc, nhân loại mới thấm thía về hậu quả của biến đổi khí hậu. Năm 2023 vừa qua là một năm mà thế giới liên tục chứng kiến những thiên tai thảm khốc và những kỷ lục khí hậu cực đoan nối đuôi nhau bị xô đổ.
Từ châu Á tới châu Âu, người dân vừa mới trải qua một mùa hè nóng khủng khiếp, hay nói đúng hơn là chưa từng nóng như vậy trong… 200 năm qua. Tháng 4 và tháng 5 thường là những tháng nóng nhất trong năm ở Đông Nam Á. Nhưng năm nay, nắng nóng đã đạt đến mức chưa từng có ở hầu hết các quốc gia trong khu vực.
Thái Lan chứng kiến ngày nóng nhất trong lịch sử ở mức 45,4°C vào ngày 15/4 vừa qua, trong khi nước láng giềng Lào có nhiệt độ cao nhất là 43,5°C trong hai ngày liên tiếp hồi tháng 5. Và kỷ lục mọi thời đại của Việt Nam đã bị phá vỡ vào tháng 5 với 44,2°C.
Mưa lớn khiến lũ lụt bủa vây nhiều thành phố của Trung Quốc hồi tháng 8 năm nay. Ảnh: NBC
Không chỉ riêng Đông Nam Á, nhiệt độ cao kỷ lục theo mùa cũng được ghi nhận ở Trung Quốc và những nước Nam Á như Ấn Độ hay Bangladesh. Tại Trung Quốc, Thượng Hải đã trải qua ngày tháng 5 nóng nhất (36,1°C) trong hơn một thế kỷ vào hôm 29/5. Một ngày sau, một trạm thời tiết ở trung tâm sản xuất công nghệ phía Đông Nam của Thâm Quyến cũng ghi nhận kỷ lục tháng 5 là 40,2°C. Cái nóng như thiêu đốt tại Ấn Độ hồi tháng 6 năm nay cũng đã giết chết gần 100 người chỉ tính riêng tại các bang đông dân nhất là Bihar và Uttar Pradesh.
Tại châu Âu, cơ quan theo dõi Biến đổi Khí hậu của Liên minh châu Âu (Copernicus) cho biết, mùa hè năm 2023 là mùa nóng kỷ lục từng được ghi nhận trong lịch sử. Khoảng thời gian ba tháng từ tháng 6 đến tháng 8 đã vượt qua các kỷ lục trước đó, với nhiệt độ trung bình là 16,8°C, cao hơn mức trung bình 0,66°C. Các nước Nam Âu, đặc biệt là Ý, Hy Lạp và Tây Ban Nha liên tiếp chứng kiến các kỷ lục nhiệt độ. Tại đảo Sicily của Ý, nhiệt độ có lúc đã lên tới 48,8 độ C (vào ngày 11/8), xô đổ cột mốc 48 độ C được thiết lập tại thủ đô Athens của Hy Lạp trước đó không lâu.
Nắng nóng làm bùng phát cháy rừng, tàn phá hàng chục nghìn hecta rừng tại Hy Lạp và Tây Ban Nha, khiến hàng nghìn người mất nhà cửa và làm bay hơi hàng chục tỷ USD từ những nền kinh tế này. Cháy rừng cũng là nỗi ám ảnh với người Hawaii, khi gần 100 người tại đây thiệt mạng trong trận cháy rừng thảm khốc diễn ra hồi tháng 8, khiến hơn 850 hecta đất với cây cối nhà cửa trên hòn đảo du lịch này bị thiêu rụi. Chỗ này cháy, chỗ khác lại gặp bão lũ, tất cả cũng vì biến đổi khí hậu và sự nóng lên của Trái đất.
Thời gian không chờ đợi ai
Những dẫn chứng kể trên nhiều khả năng sẽ còn nối dài và gia tăng cường độ trong bài viết về đề tài này của số báo… Tết năm sau. Sở dĩ nói vậy, vì trong lúc tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, kinh tế thế giới lại chịu tác động tiêu cực của đại dịch cũng như các cuộc xung đột, khiến cộng đồng quốc tế ngày càng hụt hơi trong việc chinh phục mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ ở 1,5 độ C.
Báo cáo của UNEP cho biết, để đạt được mục tiêu 1,5 độ C như cam kết của Hiệp định Khí hậu Paris năm 2015 thì 22 tỷ tấn CO2 phải được cắt giảm vào năm 2030 so với tổng dự kiến hiện nay. Đó là 42% lượng khí thải toàn cầu và tương đương với sản lượng khí thải của 5 quốc gia gây ô nhiễm nặng nhất thế giới: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nga và Nhật Bản.
Tổng Thư ký Liên Hợp quốc, Antonio Guterres, liên tục kêu gọi các nước tăng cường nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Ảnh: Reuters
Theo UNEP, nếu tất cả các cam kết dài hạn của các quốc gia nhằm cắt giảm lượng khí thải xuống mức 0 vào khoảng năm 2050 đạt được, thì mức tăng nhiệt độ toàn cầu có thể được giới hạn ở mức 2°C. Tuy nhiên, UNEP kết luận rằng những cam kết phát thải ròng bằng 0 này “hiện không được coi là đáng tin cậy”. Báo cáo của cơ quan này cho biết không quốc gia nào trong nhóm G20, vốn cùng nhau tạo ra 80% lượng khí thải CO2, đang giảm lượng khí thải với tốc độ phù hợp với mục tiêu “zero carbon” của họ.
Quả thực, với những nhà lãnh đạo trên khắp thế giới, việc cân bằng giữa mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng nhằm giúp nền kinh tế phục hồi sau những năm đại dịch, và giảm phát thải xuống mức 0 là bài toán cực kỳ khó giải. Bởi việc chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch, vốn là nguồn máu nuôi sống các nền kinh tế bấy lâu nay, sang năng lượng xanh không chỉ cần thời gian mà còn cả những khoản đầu tư khổng lồ và những bước đi chính trị khôn ngoan. Ước tính, nguồn tài chính cần thiết dành cho việc chuyển đổi năng lượng và chống biến đổi khí hậu của các nước đang phát triển vào khoảng 1.300 tỷ USD vào năm 2025 và sẽ lên đến 2400 tỷ USD vào năm 2030.
Trong khi đó, mẹ thiên nhiên thì không chờ đợi ai cả. Thế giới vẫn nóng lên và thiên tai vẫn tiếp tục dội xuống đầu nhân loại!
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Hòa Bình làm cơ quan chủ quản để quản lý, đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Km 0 - Km 19) với quy mô giai đoạn hoàn thiện theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe.
(CLO) Ngày 1/4, thông tin từ Công an xã Thanh Hòa (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) cho biết, đang phối hợp Trại giam Thanh Lâm truy tìm phạm nhân Dương Hữu Duy trốn khỏi trại giam Thanh Lâm.
(CLO) Trước tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm 2025, Công an tỉnh Quảng Bình đã triển khai đợt cao điểm nhằm kiểm soát, ngăn chặn tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn. Đợt cao điểm bắt đầu từ ngày 1/4/2025, hướng tới mục tiêu giảm thiểu tai nạn trên cả ba tiêu chí và đảm bảo an toàn cho người dân.
(CLO) Chiều 1/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn vào Báo Lạng Sơn, tạo thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn. Đồng thời, hội nghị cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 2/4, khu vực Nam Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và tối). Mưa lớn cục bộ ở TP HCM và Nam Bộ còn cảnh báo có thể gây ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
(CLO) Ngày 1/4, trong chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã đi thăm, kiểm tra các công trình trọng điểm của 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa.
(CLO) Liên quan đến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản phục vụ việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh, công việc trước mắt rất lớn. Văn phòng Chính phủ cần xây dựng văn bản trình Thủ tướng để giao việc cụ thể cho các bộ, ngành với thời hạn cụ thể vì "không còn thời gian để lùi".
(CLO) Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông chiều 1/4 cho biết, qua 3 tháng thực hiện nghị định 168 đã phát hiện, xử lý 728.818 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; Trong đó có 149.931 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 168.598 trường hợp vi phạm tốc độ.
(CLO) Chiều nay 1/4, giá vàng có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn neo ở mức cao, với mức bán ra cao nhất lên đến 102,3 triệu đồng/lượng. Trước cơn sốt giá vàng, nhiều người dân sẵn sàng gác lại công việc để đi mua vàng tích trữ.
(CLO) Từ 1/4, Cục Thống kê tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên phạm vi cả nước theo phương thức trực tuyến. Dự kiến thời gian điều tra kéo dài tới cuối tháng 7.
(CLO) UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
(CLO) Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản yêu cầu Trung tâm y tế huyện Chư Sê phối hợp với cơ quan Công an điều tra vụ việc người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ ngay tại phòng bệnh.
(CLO) Chiều 1/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai liên quan đến đầu tư phát triển hạ tầng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khắc phục tình trạng tai nạn giao thông, kẹt xe thường xuyên xảy ra.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.
(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.