(NB&CL) Biến đổi khí hậu đã trở thành một vấn đề cấp bách và mang tính toàn cầu. Đây là cuộc chiến không của riêng ai, đơn giản tác động của nó không loại trừ bất kể một cá nhân nào, một quốc gia nào trên hành tinh này. Bởi vậy, đã đến lúc nhân loại cùng phải chung tay cho sứ mệnh chung này.
Vào ngày 18/7 năm nay, nhiệt 40,3 độ C đã đo được ở Coningsby thuộc vùng Lincolnshire của nước Anh. Lần đầu tiên trong lịch sử có một địa điểm ở xứ sở sương mù đạt đến ngưỡng nhiệt độ này. Nhiệt độ tối đa trước đó chỉ là 38,7 độ C, thực ra cũng chỉ mới được thiết lập hồi năm 2019 - chứ trước đó nước Anh luôn mát mẻ hoặc lạnh lẽo kể từ khi con người quan tâm và ghi chép về nhiệt độ. Theo các nhà khoa học tại World Weather Attribution, nếu không có sự thay đổi khí hậu do con người gây ra, mức nhiệt 40 độ C ở Anh không thể xảy ra.
Biến đổi khí hậu đang là cuộc chiến của từng cá nhân trên hành tinh. Ảnh: Getty
Tất nhiên, đó chỉ là một sự việc cho thấy biến đổi khí hậu không còn là lời cảnh báo xa vời, mà đã là hậu quả nhãn tiền; gần như mọi chúng ta đều có thể nhìn thấy và cảm nhận. Rất nhiều những kỷ lục buồn về khí hậu vốn đã bị phá vỡ ở nhiều quốc gia trên khắp các châu lục trong năm 2022. Chúng đến dồn dập và khiến tất cả phải ngỡ ngàng, từ những trận hạn hán chưa từng có trong lịch sử tại Ý và Tây Ban Nha, những trận cháy rừng trải rộng khắp châu Âu, rồi những cơn sóng nhiệt thiêu đốt từ lục địa châu Á đến châu Âu; trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra cái chết của hàng nghìn người.
Ngay cả Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres dù rất thấu hiểu mối nguy của biến đổi khí hậu cũng không khỏi bàng hoàng mà cảnh báo rằng: “Một nửa nhân loại đang ở trong vùng nguy hiểm, từ lũ lụt, hạn hán, bão cực đoan và cháy rừng. Không quốc gia nào được miễn trừ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn tiếp tục nuôi chứng nghiện nhiên liệu hóa thạch… Chúng ta chỉ có một sự lựa chọn. Hành động tập thể hoặc tự sát tập thể. Nó nằm trong tay của chúng ta”.
Trong khi đó, Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), Petteri Taalas buộc phải thừa nhận về những cơn sóng nhiệt tại châu Âu sẽ là một tình trạng “bình thường mới”, tức không thể ngăn cản vào lúc này. “Chúng ta buộc phải thừa nhận rằng… các đợt nắng nóng sẽ xảy ra thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu… Trong tương lai, loại sóng nhiệt này sẽ là bình thường”, ông tuyên bố.
Có thể nói, chưa bao giờ nhân loại lại cảm nhận rõ ràng tác động của biến đổi khí hậu như năm 2022. Ngay sau khi đại dịch COVID-19 vừa lắng xuống, thì hàng loạt thiên tai, sự kiện bất thường đã xảy ra trên khắp thế giới. Một trong những ví dụ gần đây là cơn mưa chưa từng có trong suốt 80 năm qua đã trút xuống thành phố Seoul của Hàn Quốc.
Trước đó, những trận bão, những cơn lốc xoáy, những trận lũ lụt lịch sử đã không thể kể siết trên toàn thế giới. Biến đổi khí hậu thể hiện rõ nét nhất chính là ở châu Âu, nơi vốn có khí hậu mát mẻ và hiền hòa trong tiềm thức từ trước đến nay của mọi người thì giờ đã khô hạn, nứt nẻ và nóng nực không khác gì châu Phi.
Thực tế, tháng 7 năm nay chính là tháng 7 ấm thứ ba được ghi nhận, cao hơn gần 0,4 độ C so với thời kỳ tham chiếu 1991-2020, mát hơn một chút so với tháng 7 năm 2019 và tháng 7 năm 2016. Như vậy, 2 kỷ lục trước đó cũng chỉ diễn ra trong vòng vài năm gần đây, càng cho thấy biến đổi khí hậu đang tác động dồn dập đến trái đất.
Cuộc chiến mới chỉ bắt đầu
Vậy thế giới đã làm được gì đề chống biến đổi khí hậu? Đây rõ ràng là mối băn khoăn mà mọi người trên thế giới đều đang thắc mắc, nhưng câu trả lời hẳn sẽ khiến chúng ta phải thất vọng. Thực tế, con người đã làm được rất ít những gì có thể để chống lại hiểm họa lớn nhất thế kỷ 21 mà Liên Hợp Quốc đã cảnh báo trong nhiều năm qua này.
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu đã được Liên Hợp Quốc và các tổ chức môi trường trên thế giới “kêu gào” từ lâu, nhưng lời đáp lại chỉ thực sự rõ ràng trong vài năm gần đây. Đúng là các quốc gia trên thế giới từng ngồi lại với nhau để đưa ra Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) vào năm 1994, thời điểm thực hiện cũng đã là quá muộn cho một cuộc chiến thế kỷ. Song ngay cả như vậy, thì hiệp ước cũng mới chỉ có ý nghĩa trên giấy tờ.
Đơn giản, nhân loại chưa bao giờ giảm thiêu đốt hành tinh này bằng nhiên liệu hóa thạch kể từ đó. Cụ thể, vào năm 2019, thế giới đã sử dụng tổng cộng hơn 136.000 telewatt nhiên liệu hóa thạch (gas, dầu và than đá) mỗi giờ, gần gấp đôi so với thời điểm UNFCCC được ký kết vào năm 1994 (khoảng 85.000 telewatt)!
Cũng phải sau đó đến hơn một thập kỷ, thỏa thuận đáng kể nhất về chống biến đổi khí hậu mới thực sự được ký kết trên thế giới. Đó là Hiệp định Paris 2015, khi đây là thỏa thuận đầu tiên nêu rõ mục tiêu, giải pháp và trách nhiệm rõ ràng cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Trong đó, nhiệm vụ cốt lõi là thế giới đặt mục tiêu không để nhiệt độ trái đất nóng quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, nếu không muốn đối mặt với thảm họa. Và giờ, con số đó đã ở mức 1,2 độ C, khoảng cách chỉ còn 0,3 độ C!
Cũng chỉ đến năm ngoái, khi Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu lần thứ 26 (COP26) diễn ra tại Glasgow (Scotland), thì thế giới mới thực sự đưa ra những cam kết rõ ràng về trách nhiệm của mình trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Cụ thể, hầu hết các quốc gia cam kết đưa lượng phát thải ròng bằng 0 (tức mức thải ra và hấp thụ khí CO2 phải bằng nhau) trước năm 2050. Đây cũng chỉ là lần đầu tiên thế giới chính thức xác định than, dầu, khí đốt hoặc nhiên liệu hóa thạch nói chung, là tác nhân chính gây ra biến đổi khí hậu!
Như vậy, khi mà biến đổi khí hậu đã trở thành một thảm họa cận kề, thế giới mới bắt đầu vội vàng hành động. Song cũng chính bởi sự cấp bách và mức độ toàn cầu của nó, cuộc chiến này là của tất cả mọi người dân, mọi quốc gia, mọi tổ chức trên thế giới, chứ chẳng của riêng ai!
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Sơn La vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 28, thuộc dự án thành phần của Dự án "Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La".
(CLO) Dự án “Chỉnh trang đô thị, lắp đặt hệ thống chiếu sáng trang trí trên địa bàn xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” có kỳ vọng mang lại diện mạo mới cho xã. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu bất thường liên quan tới công tác đấu thầu và thi công dự án đang rất được dư luận quan tâm.
(CLO) Mỹ đang thúc đẩy nỗ lực giành quyền kiểm soát Greenland, không chỉ vì những lý do an ninh quốc gia mà còn bởi tiềm năng khoáng sản đáng kể của vùng lãnh thổ này.
(CLO) Từ ngày 1/5, du khách quốc tế, bao gồm cả công dân Việt Nam, bắt buộc phải khai báo nhập cảnh trực tuyến trong vòng ba ngày trước khi đến Thái Lan.
(CLO) Lầu Năm Góc đã triển khai ít nhất 6 máy bay ném bom tàng hình B-2 - chiếm 30% phi đội B-2 của không quân Mỹ - tới đảo Diego Garcia ở Ấn Độ Dương, một động thái được các nhà phân tích đánh giá là thông điệp mạnh mẽ gửi tới Iran khi căng thẳng tại Trung Đông leo thang.
(CLO) Mặc dù bị UBND huyện Như Xuân xử phạt hành chính, thế nhưng Công ty Cổ phần chế biến lâm sản Thanh Lâm vẫn tiếp tục xây dựng công trình khi chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền giao đất.
(CLO) Rạng sáng 3/4 (giờ Việt Nam), Barcelona tiếp tục thể hiện phong độ thi đấu ấn tượng khi hạ đẹp Atletico Madrid tỷ số 1-0 trong trận bán kết lượt về Cúp Nhà Vua Tây Ban Nha 2024/25. Thắng lợi này giúp họ giành quyền vào chung kết với tổng tỷ số 5-4 sau hai lượt trận.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Bình Định tập trung triển khai mạnh mẽ, quyết liệt cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy, bảo đảm tiến độ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và tạo sự đồng thuận trong Đảng, trong các cấp chính quyền, trong nhân dân; đồng thời không để ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng, các nhiệm vụ, công việc khác.
(CLO) Từ ngày 11-13/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Lễ hội Quà tặng Du lịch 2025 với chủ đề "Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới" tại không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và khu vực lân cận, quận Hai Bà Trưng.
(CLO) Nếu như vụ thu hoạch khoai năm 2024, nông dân huyện Phú Thiện (Gia Lai) phải chịu cảnh “mất mùa, mất giá” thì năm 2025 bà con rất phấn khởi vì vụ mùa năm nay thắng lớn. Không những được mùa, giá khoai năm nay liên tục tăng giúp người dân có lãi cao.
(CLO) Tối ngày 2/4, Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ đã tổ chức khai mạc Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ năm 2025. Đây là hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng trong Chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hoá - Du lịch Đất Tổ 2025.
(CLO) Rạng sáng 3/4 (giờ Việt Nam), Jack Grealish cùng Omar Marmoush thay nhau ghi bàn giúp Man City đánh bại Leicester tỷ số 2-0, qua đó giúp Man City trở lại Top 4 Ngoại hạng Anh với 51 điểm, bỏ cách đội đứng ngay sau là Newcastle 1 điểm song đang đá hơn 1 trận.
(CLO) Trước khi quyết định mua xe cũ, kiểm tra dấu hiệu tai nạn là bước quan trọng để tránh rủi ro về an toàn và chi phí sửa chữa, khi hơn 30% xe cũ từng gặp sự cố lớn.
(CLO) Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai cho biết, đến hết tháng 3/2025, tổng số khách du lịch đến với tỉnh Lào Cai đạt 3.042.190 lượt người, tổng doanh thu đạt trên 10.000 tỷ đồng
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.
(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.