Trao đổi nghiệp vụ giữa Báo Hải Dương và Báo Quảng Ngãi
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
Theo dõi báo trên:
Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ rất sớm, đã nhận ra sự nguy hiểm, hậu quả nặng nề của lãng phí. Tháng 9/1947, trong bài viết “Cán bộ và đời sống mới” đăng trên báo Sự thật, Hồ Chủ tịch đã chỉ rõ: “Hoang phí là một tội ác”. Tại Hội nghị cán bộ trung, cao cấp nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 11, vào tháng 02/1957, Người tiếp tục chỉ rõ: “Để lãng phí là có tội với nhân dân”.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Lãng phí tuy khác với tham ô ở chỗ người gây ra lãng phí không trực tiếp trộm cắp của công làm của riêng. Nhưng kết quả thì làm tổn hại rất nghiêm trọng cho Nhà nước, cho nhân dân”. Người chỉ rõ: “Tham ô có hại nhưng lãng phí có khi còn hại nhiều hơn”; “tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ, kẻ thù khá nguy hiểm vì nó không mang gươm, mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng công việc của ta”. Theo Người, tác hại của loại giặc nội xâm này chẳng khác nào như cỏ dại đối với lúa; muốn lúa tốt thì phải nhổ cỏ cho sạch, nếu không thì dù cày bừa có kỹ, bón phân nhiều, lúa vẫn xấu vì lúa bị cỏ át đi.
Vì sự nguy hiểm, tổn hại nghiêm trọng ấy, trong bài viết “Thực hành tiết kiệm và chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu”, Người cho rằng: “Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ giặc ở trong lòng. Nếu chiến sĩ và Nhân dân ra sức chống giặc ngoại xâm mà quên chống giặc nội xâm, như thế là chưa làm tròn nhiệm vụ của mình”; “Tham ô, lãng phí, quan liêu vẫn còn thì cách mạng vẫn chưa hoàn toàn thành công”. Người khẳng định: Phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu là một cuộc đấu tranh cách mạng, là trách nhiệm chung của toàn Đảng, toàn dân ta, phải được tiến hành thường xuyên, kiên quyết, triệt để.
Nhận thức rất rõ, rất sớm mối nguy hiểm khôn lường của lãng phí, từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khóa đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, kết luận về phòng, chống lãng phí. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là, như Tổng Bí thư Tô Lâm, trong bài viết: “Chống lãng phí” đã chỉ rõ, lãng phí còn diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau… Chưa tạo được phong trào thi đua rộng khắp về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cũng như dư luận xã hội mạnh mẽ để phê phán, lên án những hành vi gây lãng phí; Việc xây dựng văn hóa tiết kiệm, không lãng phí trong xã hội chưa được quan tâm đúng mức…
Những dạng thức của lãng phí đang nổi lên gay gắt hiện nay, như Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ, đó là: Chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn công cuộc đổi mới dẫn đến khó khăn, cản trở việc thực thi, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực.
Lãng phí thời gian, công sức của doanh nghiệp, cá nhân khi thủ tục hành chính rườm rà, dịch vụ công trực tuyến chưa thuận tiện và thông suốt. Lãng phí cơ hội phát triển của địa phương, của đất nước do bộ máy nhà nước có nơi, có lúc hoạt động chưa hiệu quả, một bộ phận cán bộ nhũng nhiễu, thiếu năng lực, né tránh, đùn đẩy công việc, sợ trách nhiệm; do chất lượng, năng suất lao động thấp.
Lãng phí tài nguyên thiên nhiên; lãng phí tài sản công do quản lý, sử dụng chưa hiệu quả, trong đó giải ngân vốn đầu tư công; cổ phần hóa, xử lý thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước; sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước, các dự án sử dụng nhiều tài nguyên đất và nước; thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia, các gói tín dụng hỗ trợ phát triển an sinh xã hội hầu hết rất chậm. Lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của nhân dân diễn ra dưới nhiều hình thức…
Như vậy, một trong những yếu tố căn cốt để có thể cải thiện, nâng cao hiệu quả công cuộc chống lãng phí là phải gây dựng lại cho được văn hóa tiết kiệm, không lãng phí trong xã hội. Nói gây dựng lại bởi đối với người Việt, tiết kiệm đã trở thành một trong những nét văn hóa tiêu biểu được truyền từ đời này sang đời khác. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là trong xu thế phát triển của xã hội hiện đại, văn hóa tiết kiệm đã bị mai một, xem nhẹ, thậm chí bị làm vẩn đục.
Để gây dựng lại văn hoá tiết kiệm, rõ ràng phải bắt đầu từ mỗi cá nhân, gia đình, trường học, công sở, doanh nghiệp rồi mới có thể lan tỏa ra toàn xã hội, trong đó cán bộ, đảng viên phải là những người gương mẫu, đi đầu. Hơn thế nữa, văn hoá tiết kiệm phải lan rộng, thấm sâu vào trong mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi doanh nghiệp, đi vào nếp nghĩ, vào tư duy, từ hành động việc làm thường nhật, nhỏ nhất mỗi ngày.
Trong đó, lãnh trách nhiệm lớn trong việc lan toả sâu rộng văn hoá tiết kiệm đến từng nhà, từng người, không gì khác chính là đội ngũ báo chí truyền thông. Những dòng tin, bài viết về những hành động, tấm gương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sẽ góp sức vào việc hình thành nên những hành động tiết kiệm một cách tự nguyện, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân, trở thành văn hóa ứng xử của người Việt trong thời đại mới và trên hết, quan trọng nhất, là giúp mỗi người trong chúng ta, chống và thắng được “giặc trong lòng mình”.
Như khẳng định của đồng chí Tổng Bí thư: “Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Đó là kỷ nguyên của phát triển nhanh và bền vững. Trong khi đó, lãng phí, đặc biệt là trong các lĩnh vực công và kinh tế, như khẳng định của TS. Cù Văn Trung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và các vấn đề xã hội, là yếu tố làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực, gây tổn thất lớn cho ngân sách Nhà nước và làm suy yếu nền kinh tế.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh, nếu để lãng phí các nguồn lực có thể làm chậm bước phát triển của đất nước. Vì thế, để đất nước, dân tộc bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, phát triển nhanh và bền vững, “căn bệnh lãng phí”, “giặc ở trong lòng” cần phải được kiên quyết loại bỏ với quyết tâm mạnh mẽ nhất.
Nguyễn Hà
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
(CLO) Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 300 triệu đồng.
(CLO) UBND TP Hà Nội quyết định thành lập Tổ công tác đánh giá Hồ sơ đăng ký thực hiện 02 Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội (NƠXH) Tiên Dương 1 và xây dựng Khu nhà ở xã hội Tiên Dương 2, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính mong muốn Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa) ra đời phải là khu công nghiệp thông minh, hiện đại và bền vững, hình thành các hệ sinh thái công nghiệp - đổi mới sáng tạo - đô thị - dịch vụ - công nghệ cao; đảm bảo phát triển hài hòa với cộng đồng, hạ tầng cơ sở và phát triển kinh tế tri thức cho địa phương.
(CLO) Về thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị Quảng Ninh tiếp tục chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương trên tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng" trong công tác tinh gọn, sắp xếp bộ máy.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Ngày 2/4, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương, Sở này vừa ban hành thông báo công khai kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 (đợt 1) trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 3/4, Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ, sáng sớm sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.
(CLO) Trưng bày “Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa - Tiền Giang 2025” giới thiệu hơn 200 hiện vật, trải đều trên các dòng gốm.
(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.
(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,
(CLO) Tin từ Cục Đường sắt (Bộ Xây dựng), dự kiến sẽ có 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.
(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Congluan.vn xin trân trọng giới thiệu bài viết Học tập suốt đời của đồng chí Tô Lâm- Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
(CLO) “Cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả được sự hưởng ứng rất tốt trong nhân dân, trong cán bộ, đảng viên. Chúng ta sắp xếp để bộ máy tinh gọn nhưng phải mạnh. Muốn mạnh phải có con người. Phải chọn được người tinh hoa, người tài, người có đủ năng lực, phẩm chất để phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.
(NB&CL) Thủ tướng Phạm Minh Chính từng nhấn mạnh, năm 2025 là năm vừa phải “tăng tốc, bứt phá”, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025 vừa phải thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy; tổ chức thành công ĐH Đảng bộ các cấp tiến tới ĐH Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Rất nhiều đầu việc quan trọng trong quỹ thời gian vỏn vẹn 365 ngày, vì thế, tăng tốc, “vào việc” nhanh, quyết liệt phải là những từ khoá cần được thực thi ngay từ đầu năm.
(NB&CL) Xuân Ất Tỵ đang về. Trong náo nức mê say, bỗng nhớ về những mùa xuân trong lịch sử dân tộc: 1930 - 1945 - 1975... và nay: 2025. Lịch sử đã có những bước đi thật kỳ diệu, làm nên những chặng đường đặc biệt, sáng chói, quyết định đổi đời cho mỗi con người, cho dân tộc. Chặng đường ấy ta thường gọi là một Kỷ nguyên.
(NB&CL) PGS. TS. Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản khẳng định: Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng là một đòi hỏi, yêu cầu khách quan, bảo đảm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh và hoàn thành tốt sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến bến bờ thắng lợi; đưa đất nước bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
(NB&CL) “Khởi điểm mới”, “kỷ nguyên mới”, “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”- thông điệp này cũng là định hướng lớn đã được Hội nghị Trung ương 10 thống nhất trong các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng. Để nắm bắt được thời cơ, vượt qua thách thức giúp dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới với những thành công và thắng lợi thì phải có những đột phá mang tính chiến lược. Đột phá trước tiên là sự lãnh đạo của Đảng.
(NB&CL) Từ mùa Xuân Ất Tỵ 2025 này lại nhớ Xuân Canh Ngọ 95 năm về trước khi Đảng ta ra đời, mở ra trang sử mới chói lọi của dân tộc Việt Nam. Từ mùa xuân năm ấy, với sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình, Đảng đã mang về cho dân tộc, người dân Việt Nam những mùa xuân của độc lập, tự do, hoà bình, hạnh phúc, ấm no.
(NB&CL) Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhiều lần đề cập, phân tích sâu sắc trong các bài viết, bài phát biểu quan trọng gần đây về Kỷ nguyên mới, Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm đã được Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII thống nhất khẳng định: Đây là một chủ trương, định hướng mới, có tầm chiến lược phát triển đất nước, có ý nghĩa chính trị to lớn, cần được đưa vào Văn kiện Đại hội XIV, quán triệt sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và tổ chức thực hiện với quyết tâm chính trị cao.
(NB&CL) Việt Nam đang đứng trước thời điểm hết sức quan trọng, thời điểm thiết lập cuộc cách mạng về đổi mới lần thứ hai, tại Đại hội lần thứ XIV của Đảng (dự kiến tổ chức vào tháng 1-2026). Công cuộc đổi mới lần thứ nhất tại Đại hội VI (tháng 12-1986) đã đưa đất nước ta đến chỗ “chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Hy vọng tràn trề về một “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” sẽ thành hiện thực, khi cuộc cách mạng về đổi mới lần thứ hai được triển khai.
(NB&CL) Nói về đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn mới, Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kết hợp nhuần nhuyễn văn hóa với ngoại giao, văn hóa trong ngoại giao, làm cho mỗi hoạt động đối ngoại không chỉ có nội dung văn hóa sâu sắc, mà còn trở thành một hoạt động văn hóa… không ngừng nhân sức mạnh mềm quốc gia lên tầm cao mới”. Trên thực tế, ngoại giao văn hóa đã chứng tỏ sức lan tỏa mạnh. Những hoạt động ngoại giao cấp cao năm 2024 cho thấy rõ điều đó.